[Tìm hiểu] Cây Viễn Chí và 8 tác dụng chữa bệnh nổi bật
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    [Tìm hiểu] Cây Viễn Chí và 8 tác dụng chữa bệnh nổi bật

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    05/03/24

    Viễn chí là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, giúp chữa bệnh mất ngủ và ổn định tinh thần. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng khẳng định những công dụng tuyệt vời này của viễn chí.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Đặc điểm của cây viễn chí

    Viễn chí còn có tên gọi khác là cây Nam Viễn chí, Tiểu thảo. Tên khoa học là Polygala japonica Houtt. Đây là loại cây thân thảo (thân cỏ), chiều dài khoảng 10-20cm. Từ gốc cây phân ra các nhánh nhỏ dạng sợi, mọc lan ra mặt đất.

    viễn chí

    Lá viễn chí thuôn dài, đoạn phía dưới hình bầu dục, phía trên nhọn dần như lưỡi mác, mép lá cuốn xuống phía dưới, mọc so le. Hoa mọc thành chùm ngắn, gồm nhiều màu từ xanh nhạt, trắng, tím. Quả dạng quả nang, khi già có thể nứt ra để giải phóng các hạt trong quả.

    Ngoài loại thân thảo, còn có một loại viễn chí khác cũng có giá trị trong y học là cây lá nhỏ thân gỗ. Tên khoa học của chúng là Polygala sibirica L. Loài thảo dược này có thể sống lâu năm, lá nhỏ hơn.

    2. Phân bố

    Ở nước ta, cây viễn chí phân bố phổ biến ở các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam và Nghệ An. Đa phần trước đây cây thường mọc hoang. Gần đây được đưa vào trồng tại các vùng chuyên canh dược liệu.

    3. Thu hái, cách chế biến viễn chí

    Bộ phận giá trị nhất và được dùng để làm thuốc của cây viễn chí là rễ. Cây thường được thu hoạch vào mùa xuân. Sau khi được đào lên, tiến hành loại bỏ phần rễ nhỏ; sau đó rửa sạch, phơi khô, rút bỏ lõi và bảo quản dùng dần.

    Đặc biệt, để tăng tác dụng an thần, chữa mất ngủ, người ta có thể chích mật ở rễ rồi tiến hành chế biến theo các bước như trên.

    >> Tìm hiểu thêm: Tổng quan về Mất ngủ kéo dài

    4. Mùi vị, thành phần hóa học của viễn chí

    Theo Y học cổ truyền, viễn chí vị đắng, hơi cay, tính ôn, không độc. Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, thành phần của dược liệu này rất đa dạng, bao gồm:

    • Tenuifoliose A, B, C, D, E, F
    • Onjisapomin A, B, C, D, E, E, G
    • dầu béo
    • saponin triterpen
    • Saponin Polygala
    • Polygalitol…

    5. Cây viễn chí có tác dụng gì? Bật mí công dụng của dược liệu

    viễn chí có tác dụng gì

    5.1 An thần, xoa dịu tâm trạng

    Từ xa xưa, Đông y đã sử dụng viễn chí như một phương thuốc giúp an thần, tĩnh trí, giảm căng thẳng, muộn phiền, lo âu. Ngày nay, nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, trong dược liệu có chứa thành phần Radix polygalae giúp kiểm soát hiệu quả chứng loạn thần, ảo tưởng, cải thiện nhạn thức, bảo vệ hệ thần kinh.

    Đặc biệt, hoạt chất này còn giúp hỗ trợ chống viêm trên các tổ chức thần kinh hiệu quả.

    5.2 Viễn chí chữa mất ngủ

    Một trong những công dụng được biết đến nhiều nhất của viễn chí là chữa mất ngủ. Đối với những người khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc giữa chừng thì sử dụng sẽ giúp cải thiện các tình trạng trên. Đặc biệt sau giấc ngủ, người dùng cảm thấy tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, minh mẫn.

    viễn chí chữa mất ngủ

    5.3 Chữa ho, hóa đờm

    Ho đờm, viêm phế quản là bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, người già, đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh. Thành phần senegin trong viễn chí nếu sử dụng với liều lượng thích hợp giúp kích thích niêm mạc cổ họng, từ đó thúc đẩy bài tiết dịch lỏng (đờm) ở họng, đồng thời tạo ra phản ứng ho để tống xuất đờm ra khỏi cơ thể.

    5.4 Hỗ trợ tăng cường trí nhớ

    Chức năng não bộ suy giảm dẫn đến các biểu hiện như giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém, không thể tập trung trong thời gian dài… Các nhà khoa học cho biết, các saponin triterpen và polygala saponins trong viễn chí khi đi vào cơ thể giúp làm tăng protein và khả năng chống oxy hóa của não bộ, đồng thời thúc đẩy tăng sinh và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh.

    Chính vì vậy, sử dụng lâu dài sẽ giúp tăng cường chức năng não bộ, giảm chứng hay quên, tăng khả năng làm việc của thần kinh trung ương.

    5.5 Viễn chí chữa suy nhược thần kinh

    Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh; trong đó phải kể đến hàng đầu là công việc căng thẳng, áp lực, mệt mỏi kéo dài… Suy nhược thần kinh nếu không có biện pháp khắc phục có thể tiến triển thành bệnh lý mãn tính. Lúc này, cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến nhiều hệ quả đáng lo ngại.

    Nghiên cứu thành phần rễ viễn chí có các hoạt chất giúp làm dịu thần kinh; từ đó hỗ trợ giảm suy nhược thần kinh. Sử dụng lâu dài giúp người bệnh cân bằng trạng thái tinh thần, giảm lo âu, căng thẳng.

    5.6 Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới

    Những bài thuốc Đông y chữa yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, mộng tinh… ở nam giới thường có sử dụng viễn chí. Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc này giúp hỗ trợ bổ thận tráng dương, từ đó tăng cường sinh lý, tăng chức năng tình dục cho phái mạnh. Ngoài ra, thảo dược còn giúp gia tăng sức bền, giúp cuộc yêu kéo dài mà không cảm thấy mệt mỏi.

    5.7 Trị đau tức vùng ngực

    Kết hợp viễn chí đã bỏ lõi với xương bồ, tán nhỏ thành bột mỗi loại 6g, hòa với nước ấm giúp giảm chứng tức ngực. Nếu muốn tiện hơn, bạn có thể vo với mật ong thành viên hoàn để sử dụng. Bài thuốc trị đau tức ngực mang lại hiệu quả tốt nhất với những người bị bệnh do căng thẳng, stress dẫn đến nhịp tim tăng.

    5.8 Trị nước tiểu đục, nước tiểu đỏ

    Nước tiểu đục, đỏ, tiểu nhiều về đêm… có thể do chức năng thận suy yếu. Như đã nói ở trên, viễn chí giúp bổ thận. Vì vậy, sử dụng có thể giúp giảm các triệu chứng thận hư yếu như nước tiểu đục, đổi màu, tiểu đêm…

    6. Những ai không nên sử dụng viễn chí?

    Viễn chí mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên. việc sử dụng cũng không thể tùy tiện. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ Đông y, những đối tượng sau đây không nên sử dụng dược liệu:

    • Người bị bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng…
    • Những người bị thực hỏa, âm hư, hỏa vượng
    • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú…

    7. Viễn chí mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

    Trên thị trường hiện có nhiều cơ sở thuốc Đông y có bán viễn chí khô. Tùy thuộc vào loại và chất lượng sẽ có những mức giá khác nhau; thông thường dao động khoảng 300-500.000 đồng/ kg dược liệu khô, đã rút lõi.

    8. Lưu ý khi sử dụng – Lời khuyên từ bác sĩ Đông y

    lưu ý khi sử dụng viễn chí

    Để gia tăng công dụng và đảm bảo an toàn, trong quá trình sử dụng, cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Tuyệt đối không dùng chung với các thảo dược khác như lê lô, tề tào, trân châu vì gây tương tác.
    • Tham khảo ý kiến thầy thuốc khi kết hợp viễn chí với dược liệu hoặc các loại thuốc khác.
    • Tìm mua dược liệu ở những cơ sở uy tín.
    • Không dùng khi dược liệu có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu.

    Trên đây là tổng hợp những thông tin về đặc điểm dược liệu và công dụng của viễn chí. Ngoài những cách sử dụng được gợi ý trên, bạn cũng có thể lựa chọn những sản phẩm chứa thành phần thảo dược này để sử dụng, vừa mang lại hiệu quả tốt vừa tiện lợi.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Bác sĩ lưu ý khi sử dụng 02/01/24
      Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Đối với những người mất ngủ tiên phát, đây là thuốc được kê…
      Thuốc an thần là gì? Trường hợp nào nên sử dụng và cách dùng hiệu quả 03/04/24
      Thuốc an thần là tên gọi chung của một nhóm thuốc dùng để điều trị các chứng rối loạn tâm…
      Mã tiền (Mã tiền chế): Vị thuốc quý trong bài thuốc trị đau xương khớp 20/11/20
      Mã tiền (mã tiền chế) từ lâu đã dùng để bào chế nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Vậy…
      Tiêu chuẩn GACP-WHO – Đảm bảo an toàn, chất lượng dược liệu 07/12/20
      Nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, từng bước vươn ra thị trường quốc tế, Dược phẩm…
      Xem tất cả bài viết