Viêm xương có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, bao gồm cả viêm xương cổ tay. Chẩn đoán bệnh và điều trị sớm giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn.
1. Viêm xương cổ tay là gì?
Viêm xương cổ tay là tình trạng sụn ở giữa khớp cổ tay bị bào mòn đến mức xương bị cọ xát với nhau. Khi không có phần sụn đệm nằm giữa thì khớp xương cổ tay ma sát với nhau dẫn đến viêm và gây đau. (Theo Verywellhealth.com)
TTƯT, Ths., Bs. Nguyễn Thị Hằng (Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) cho biết: “Xương cổ tay chính là vị trí hay xảy ra tình trạng viêm nhất. Tuy bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng tình trạng bệnh kéo dài có khả năng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống”.
Đau buốt là triệu chứng phổ biến
Người bệnh có thể bị một số biến chứng nguy hiểm như: mất chức năng vận động, biến dạng bàn tay, teo cơ, thậm chí tàn phế suốt đời.
2. Nguyên nhân bị viêm xương cổ tay
Xảy ra khi lớp sụn bao phủ các đầu xương ở tay bị mòn dần. Đó là bản chất của bệnh nhưng nguyên nhân gây ra cụ thể là gì?
2.1. Tác động bên ngoài
Bị bong gân hay gãy xương, những va đập, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao khiến cổ tay bị tổn thương và gây viêm. Chấn thương có thể phá hủy sụn khớp. Khi bị tổn thương nghiêm trọng, sụn thậm chí có thể bị rách ra khỏi xương.
2.2. Sự lão hóa xương khớp
Quá trình xương bị hao mòn trong khoảng thời gian dài gây viêm và đau khớp cổ tay.
2.3. Tính chất công việc
Thợ hàn có nguy cơ bị viêm xương cổ tay
Những người làm công việc đòi hỏi tay hoạt động nhiều như thợ mộc, thợ hàn, thợ sửa ống nước, cơ khí… dễ bị chấn thương tay. Càng sử dụng tay nhiều, tỷ lệ hao mòn trên các khớp và sụn càng tăng cao.
2.4. Mắc các bệnh lý khác về xương khớp
Bệnh nhân bị viêm khớp cổ tay, hội chứng ống cổ tay… hay những người sinh ra với các khớp bị dị dạng hoặc có vấn đề về sụn cũng có nhiều khả năng mắc phải tình trạng này.
>> Tìm hiểu thêm: Bệnh gai xương cổ tay là gì? Nguyên nhân và uống thuốc gì khỏi bệnh?
3. Đối tượng nguy cơ cao bị viêm xương cổ tay
3.1. Phụ nữ sau sinh
Tỷ lệ phụ nữ bị viêm xương cổ tay cao hơn rất nhiều so với ở nam giới. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh hay mắc viêm khớp lưng, vùng khớp tay, trong đó có cổ tay làm sưng đau, hạn chế vận động.
Sau khi sinh một thời gian, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy yếu khiến cho bộ ba nội tiết tố nữ bao gồm progesterone, estrogen và testosterone bị giảm sút từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe hệ xương khớp.
3.2. Dân văn phòng
Những người làm việc văn phòng thường phải sử dụng đôi tay làm nhiều việc với tần suất hoạt động cao như đánh máy, cầm điện thoại… Đây cũng là lý do tại sao dân văn phòng xương cổ tay dễ bị viêm.
3.3. Vận động viên
Vận động viên cầu lông
Vận động viên tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ… thường phải hoạt động mạnh ở vùng tay, cánh tay nên cũng có nguy cơ mắc cao hơn.
4. Triệu chứng viêm xương cổ tay
Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ đau khi hoạt động, cường độ từ từ tăng dần lên. Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng sau:
– Lực bám tay bị yếu dần hoặc mất kiểm soát những ngón tay.
– Sưng đỏ xung quanh vị trí bị đau.
– Khớp cổ tay hoạt động kém linh hoạt hơn.
5. Cách điều trị viêm xương cổ tay
5.1. Dùng thuốc
Cách chữa viêm xương cổ tay chủ yếu là dùng thuốc để giảm đau, chống sưng khớp. Thuốc được kê cho bệnh nhân chủ yếu là thuốc chống viêm không kê đơn như ibuprofen và naproxen.
Dùng thuốc để giảm đau, chống sưng khớp
Những loại thuốc này giúp giảm đau nhanh tức thời nhưng không trị tận gốc, dễ gây biến chứng và tác dụng phụ.
5.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện khi sử dụng thuốc điều trị không tiến triển. Phẫu thuật chỉ định bao gồm hợp nhất các xương ở hai bên khớp với nhau, hoặc tái tạo lại các khớp.
Viêm xương cổ tay không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng dẫn đến nguy cơ tàn phế suốt đời. Hãy liên hệ với dược sĩ Phương Lan qua số hotline 0865344349 hoặc chat trực tiếp tại đây để được tư vấn thêm về giải pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh này nhé!
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.