Viêm đại tràng ở người cao tuổi thường không có triệu chứng điển hình cho tới khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính. Vậy nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Viêm đại tràng ở người cao tuổi là gì?
Đại tràng là nơi tích tụ chất bẩn, vi khuẩn sau quá trình đi qua ống tiêu hóa. Do đó rất dễ bị viêm nhiễm, gây ra những tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Nếu để kéo dài có thể chuyển thành mạn tính và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Viêm đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra với nhiều đối tượng. Trong đó có người cao tuổi.
Thông tin cơ bản về viêm đại tràng
2. Triệu chứng viêm đại tràng ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, các biểu hiện viêm đại tràng thường không điển hình như ở người trẻ, đặc biệt là khi bệnh mới khởi phát.
- Đau bụng: Vùng bụng xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc thành cơn. Kèm theo đó là biểu hiện sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể bị táo bón (trên 3 ngày mới đi 1 lần), phân cứng, lổn nhổn như phân dê. Có trường hợp bị tiêu chảy (đi ngoài 4 – 5 lần/ngày), phân lỏng hoặc toàn nước. Số ít, có biểu hiện xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy.
- Chán ăn, mệt mỏi: Ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng, người mệt mỏi, cân nặng giảm sút.
Ngoài ra, người bệnh còn dễ nổi nóng, hay quên, mất ngủ về đêm do cơn đau xuất hiện bất chợt.
3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng ở người cao tuổi
Bệnh viêm đại tràng ở người cao tuổi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiều trường hợp viêm đại tràng có thể khởi phát do một nguyên nhân hoặc cũng có trường hợp xuất phát từ nhiều nguyên nhân cùng lúc.
3.1. Hệ miễn dịch suy giảm gây viêm đại tràng ở người cao tuổi
Theo thời gian, chức năng miễn dịch của con người bị suy giảm. Quá trình lão hóa làm cho tế bào kháng nguyên T mất dần. Sự sản sinh tế bào T chậm lại do suy giảm chức năng tuyến ức hoặc tủy xương ngưng sản sinh các tế bào gốc tạo ra tế bào miễn dịch. Đây chính là nguyên nhân khiến người già dễ mắc nhiều bệnh tật, trong đó có viêm đại tràng.
3.2. Rối loạn nhu động ruột
Đây cũng là một vấn đề thường xảy ra với người già. Nhu động là sự co bóp lượn sóng dọc theo cơ quan hình ống ở ruột, có tác dụng trộn thức ăn, giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng được dễ dàng. Tuy nhiên, ở người già, nhu động thực quản yếu, nhu động của dạ dày giảm khiến cho việc nhào trộn, vận chuyển thức ăn chậm dễ gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… Lâu dần sẽ chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.
3.3. Dùng nhiều thuốc kháng sinh
Ở người già, các chức năng trong cơ thể bị suy giảm, dễ gây ra nhiều bệnh tật. Mỗi lần sức khỏe gặp vấn đề, bác sĩ thường kê các loại thuốc tây, trong đó có thuốc kháng sinh.
Theo các chuyên gia, thuốc kháng sinh được ví như “con dao 2 lưỡi”, vừa có tác dụng điều trị bệnh nhưng lại tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm hệ tiêu hóa bị suy giảm, dễ mắc viêm đại tràng.
3.4. Ăn uống không hợp lý gây viêm đại tràng ở người cao tuổi
Chế độ ăn uống thất thường, lựa chọn món ăn không hợp lý có thể khiến đại tràng bị viêm nhiễm. Đặc biệt việc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bởi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus như E.coli, Salmonella, Rota, lỵ amip, sán… xâm nhập vào đại tràng gây viêm.
3.5. Hệ quả của các bệnh lý tiêu hóa khác
Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa nếu để kéo dài có thể gây viêm đại tràng ở người già. Có thể kể đến như táo bón, viêm ruột, bệnh crohn, thiếu máu cục bộ đại tràng…
4. Viêm đại tràng ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Những triệu chứng của viêm đại tràng gây mệt mỏi cho người cao tuổi vốn sức khỏe đã suy giảm và đang phải chịu đựng nhiều bệnh lý khác. Đặc biệt, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết đại tràng: Đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ dẫn tới chảy máu đại tràng.
- Thủng đại tràng: Thành đại tràng bị tổn thương, dẫn tới mỏng đi. Lâu ngày sẽ dẫn tởi thủng đại tràng. Đây là một biến chứng nguy giẩm cần được cấp cứu kịp thời.
- Ung thư đại tràng: Viêm đại tràng kéo dài có thể dấn tới ung thư đại tràng – căn bệnh đe dọa tới tính mạng.
5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Khi có biểu hiện nghi ngờ là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, từ đó, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
6. Chẩn đoán
Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng ở người cao tuổi:
- Xét nghiệm phân: Một mẩu phân có thể loại trừ rối loạn khác như: nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
- Nội soi đại trực tràng: Là thủ thuật đưa ống nội soi qua hậu môn vào trực tràng để phát hiện tổn thương trong đại tràng. Phương pháp này được đánh giá cao trong việc phát hiện bệnh lý nhờ độ chính xác và quá trình thực hiện đơn giản.
- Chụp CT: Bác sĩ tiến hành chụp ở bụng hoặc xương chậu, nếu nghi ngờ có biến chứng của viêm đại tràng.
7. Điều trị viêm đại tràng ở người cao tuổi
Tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh cùng thể trạng, tiền sử bệnh của mỗi người sẽ là căn cứ để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị.
7.1. Thuốc tây trị viêm đại tràng ở người cao tuổi
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh viêm đại tràng như sau:
- Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột.
- Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn đường ruột.
- Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột…
Người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Tránh lạm dụng thuốc tây, vì có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày…
7.2. Mẹo dân gian
Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát có thể thử một số mẹo dân gian như một biện pháp hỗ trợ.
7.2.1. Mẹo dân gian trị viêm đại tràng ở người cao tuổi thể táo bón
Đối với người bị táo bón đi kèm với các triệu chứng khác của viêm đại tràng có thể áp dụng các cách sau:
- Nha đam: Lấy 1-2 nhánh nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh, rửa sạch nhớt cho hết đắng. Sau đó, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 3 muỗng mật ong và uống.
- Dầu mè: Thêm dầu mè vào khẩu phần ăn hằng ngày, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 2 muỗng sẽ cải thiện tình trạng phân khô, táo bón.
7.2.2. Mẹo dân gian trị viêm đại tràng thể tiêu chảy
Để cầm tiêu chảy, dân gian sử dụng một số loại “cây nhà lá vườn” dưới đây:
- Lá mơ lông: Lấy 100g lá mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, trộn với 10g gừng tươi và 2 lòng đỏ trứng gà. Cho hỗn hợp lên chảo, lót lá chuối, chiên chín và ăn khi còn nóng.
- Lá ổi: Hái 4 – 5 lá búp ổi non, hãm với nước nóng như trà. Uống mỗi ngày sẽ cải thiện chứng tiêu chảy.
7.3. Một số loại thảo dược hỗ trợ giảm tình trạng viêm đại tràng
Một số loại thảo dược có thể giúp giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau bụng, nhuận tràng, cầm tiêu chảy.
- Nghệ đen: Giúp giảm nôn mửa, tiêu tích, tán ứ.
- Cam thảo dây: Kích thích cơ thể tự chữa lành tổn thương ở thành đại tràng.
- Mạch nha: Chứa men tiêu hóa amylase tự nhiên giúp tiêu hóa tinh bột, giảm đầy bụng.
- Hoàng liên: Chứa berberine là kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn. Do đó nó có khả năng trị đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn.
- Bạch truật: Bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột hỗ trợ giảm tình trạng chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy phân sống.
- Bạch linh: Kích thích tiêu hóa, kiện tỳ vị hỗ trợ tình trạng tiêu chảy, ăn ngủ kém…
7.4. Phẫu thuật
Thông thường với người cao tuổi việc phải trải qua một cuộc phẫu thuật sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với người trẻ. Do đó, bác sĩ sẽ cố gắng sử dụng các phương pháp bảo tồn để điều trị bệnh. Nhưng khi bệnh diễn biến nặng, chuyển sang biến chứng, các biện pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả vẫn sẽ cần chỉ định phẫu thuật.
8. Cách phòng tránh
Đề cao nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, chuyên gia đưa ra một vài lời khuyên trong dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện cho người cao tuổi.
8.1. Dinh dưỡng khoa học phòng tránh viêm đại tràng ở người cao tuổi
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với việc phòng ngừa viêm đại tràng ở người già. Trong quá trình lựa chọn, chế biến, sử dụng thực phẩm cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chế biến kĩ thức ăn để đảm bảo vệ sinh và độ chín cần thiết.
- Chia nhỏ bữa ăn với số lượng vừa đủ, nên áp dụng nguyên tắc “ngon không ăn thêm, chán không bỏ bữa”.
- Nên tập trung khi ăn, tránh vừa ăn vừa xem phim hoặc ngồi nói chuyện… làm phân tâm, dễ gây sặc, nghẹn.
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ cay nóng… Không nên ăn những thực phẩm được chế biến dưới dạng tái, gỏi vì thức ăn này dễ gây chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài.
- Uống nhiều nước. Hạn chế rượu bia hoặc các đồ uống có cồn khác.
8.2. Vận động kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cùng cần thay đổi chế độ rèn luyện và sinh hoạt:
- Tập thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động phù hợp với sức khỏe như luyện khí công, đi bộ… giúp cho tiêu hóa hoạt động tốt.
- Tạo thói quen giờ giấc sinh hoạt hợp lý, tránh thức khuya dậy sớm không cần thiết.
- Duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái.
Những thông tin về viêm đại tràng ở người cao tuổi trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan hãy gọi tới hotline 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Truy tìm nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi
- Người già bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
- TPBVSK hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.