Viêm đại tràng có nên uống cà phê không? Xem ngay câu trả lời
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng có nên uống cà phê không? Xem ngay câu trả lời

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    25/01/21

    Viêm đại tràng có nên uống cà phê không là mối bận tâm của những người bệnh có sở thích với loại đồ uống này. Nếu bạn không thể quyết định có nên “tránh xa” cà phê hay không hãy đọc bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn cho mình.

    4.9/5 - (78 bình chọn)

    1. Tác động của cà phê đối với đại tràng

    Cà phê mang tới một số lợi ích cho sức khỏe như tăng độ tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Parkinson… Vậy tác động của nó đối với đại tràng như thế nào?

    • Tính axit cao của cà phê khiến lớp niêm mạc đại tràng dần yếu đi. Cà phê sẽ làm các thương tổn, ổ viêm, vết loét sẵn có trong đại tràng trở nên tồi tệ hơn.
    • Tác dụng lợi tiểu của cà phê khiến cơ thể mất nước trầm trọng hơn đối với người bị tiêu chảy.
    • Thói quen của nhiều người khi uống cafe là cho thêm nhiều đường hoặc sữa. Việc làm này vô tình nạp vào cơ thể một lượng đường lớn, tác nhân làm tăng co thắt đại tràng, gây khó tiêu, tiêu chảy.
    • Caffein, tanin trong cà phê làm giảm hấp thụ sắt và magie. Từ đó ảnh hưởng tới sự “khỏe mạnh” của hệ tiêu hóa cùng khả năng phục hồi của cơ thể khi bị bệnh.
    • Uống nhiều cà phê sẽ làm rối loạn chất dẫn truyền hệ thần kinh có chức năng giảm đau ở đường tiêu hóa.
    • Cà phê cũng khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn mức bình thường trong ống tiêu hóa.
    • Việc mất ngủ do uống cafe cũng cơ thể trở nên mệt mỏi.
    Tác động của cà phê đối với đại tràng

    Cà phê có tác động xấu đối với bệnh viêm đại tràng

    Xem thêm Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    2. Viêm đại tràng có nên uống cà phê không?

    Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa nói chung và viêm đại tràng nói riêng luôn cần chú ý tới chế độ ăn uống. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh. Nguyên tắc cơ bản là không sử dụng những loại thức ăn, đồ uống làm gia tăng triệu chứng bệnh.

    Do đó, với tác động của cà phê kể trên thì người viêm đại tràng nên hạn chế cà phê. Nếu cà phê là thức uống yêu thích của bạn thì hãy bắt đầu tập giảm dần lượng cà phê nạp vào cơ thể để không làm tình trạng viêm đại tràng thêm trầm trọng.

    Viêm đại tràng có nên uống cà phê không

    3. Cách để người viêm đại tràng hạn chế cà phê

    Nếu là một người “nghiện” cà phê thì việc ngay lập tức bỏ thói quen này không dễ dàng. Bởi việc ngừng đột ngột sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, khó chịu. Người bệnh có thể dần hạn chế cà phê theo những cách dưới đây:

    • Mỗi ngày giảm một lượng cà phê nhiều nhất có thể. Bạn cần kiên trì thực hiện theo mục tiêu.
    • Thay thế cà phê thông thường bằng loại đã tách caffein. Theo webmd.com, loại cà phê này chỉ chứa lượng caffein từ 3 – 12 milligam/cốc so với 100 miligam/cốc thông thường. Nhưng lưu ý rằng, ngoài caffein, các thành phần của loại cà phê này vẫn giống cà phê thông thường. Do đó, đây chỉ là một giải pháp tình thế trong quá trình cắt giảm cà phê.
    • Thử loại đồ uống khác mỗi khi bạn thấy “thèm” cà phê. Một số thức uống lành mạnh hơn có thể kể đến là: Trà nghệ mật ong, nước dừa, nước vối.
    Nước vối thay thế cà phê cho người viêm đại tràng

    Người bệnh có thể thay thế cafe bằng nước vối

    Bài viết đã giải đáp được viêm đại tràng có nên uống cà phê không. Cũng như đưa ra một vài gợi ý về các loại thức uống khác cho người bệnh. Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe, bạn có thể chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Viêm đại tràng có nên uống cà phê không? Xem ngay câu trả lời”

    1. Thắng viết:

      Thế giới bảo cafe tốt cho đaii tràng và k đại tràng , dược sĩ lại bảo không đc uống, một mình dược sĩ nghiên cứu hay lấy tài liệu ở đâu ạ .thanks !

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Thuốc Sorbitol] Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 27/11/20
      Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, có tác dụng điều trị chứng táo bón, khó tiêu. Việc sử dụng…
      Rối loạn thần kinh thực vật – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 27/08/21
      Rối loạn thần kinh thực vật có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác vì các biểu hiện…
      Khi nào cần nội soi đại tràng? Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp 04/02/21
      Nội soi đại tràng là việc làm hết sức cần thiết trong thời đại bệnh tiêu hóa đang gia tăng…
      Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết 10/01/22
      Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình…
      Xem thêm