Uống nước ngọt giúp tiêu hóa tốt hơn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Uống nước ngọt giúp tiêu hóa tốt hơn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ!

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    30/08/19

    Nhiều người quan niệm rằng, nước ngọt có gas không những giải tỏa cơn khát mà còn cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế cảm giác ậm ạch, khó chịu sau khi ăn. Vậy thực hư thế nào? Bạn đọc hãy tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

    4.8/5 - (371 bình chọn)

    1. Người Việt xem nước ngọt có gas như thức uống hỗ trợ hệ tiêu hóa

    Vài năm trở lại đây, nước ngọt “làm mưa làm gió” trên thị trường đồ uống giải khát. Theo thống kê, tại Việt Nam, nước ngọt có gas được tiêu thụ hàng triệu lít mỗi năm. Tính bình quân đầu người, mỗi người uống khoảng 14,79 lít /năm.

    Nước ngọt có gas trở thành thức uống quen thuộc của người Việt

    Nước ngọt có gas trở thành thức uống quen thuộc của người Việt

    Theo thói quen, nhiều người sau khi dung nạp thực phẩm chứa khối lượng đạm lớn thường sẽ uống nước ngọt để dễ tiêu hóa. Chị H.T.L trú tại Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Cả nhà tôi ai cũng thích uống nước ngọt, đặc biệt là hai đứa nhỏ. Thế nên, dịp lễ, Tết nào tôi cũng tích vài két cocacola, pepsi trong nhà. Sắp tới ngày 2/9, anh chị em có dịp sum họp, ăn uống với nhau, đàn ông thì có lon bia, trẻ con, phụ nữ thì ly nước ngọt, vừa sảng khoái mà ăn uống cũng ngon miệng”.

    Không riêng gì gia đình chị H.T.L, anh N.H.T ở Đống Đa cũng là người “nghiện” các loại nước có gas. Anh N.H.T chia sẻ: “Mỗi lần đi ăn KFC hoặc pizza chắc chắn không thể thiếu ly nước ngọt. Nó không chỉ tăng cảm giác ngon miệng mà còn giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Nhiều lúc sợ béo cũng muốn hạn chế nhưng mỗi lần liên hoan, tiệc tùng lại khó có thể tránh được”.

    2. Vậy nước ngọt có tốt như chúng ta vẫn thường nghĩ?

    Thực tế cho thấy, nước ngọt có gas không giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi uống nước ngọt, khí CO2 hòa tan trong nước đi vào dạ dày, sau đó, khí được tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 thoát ra ngoài gây ợ hơi. Đây là hiện tượng bình thường chứ không làm thức ăn được tiêu hóa nhanh. Ngược lại, việc đưa nhiều khí CO2 vào bụng chỉ làm cơ thể chướng bụng, đầy hơi thêm.

    Ngoài ra, nếu sử dụng nước ngọt lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe, cụ thể:

    • Cản trở cơ thể hấp thụ canxi, dẫn tới loãng xương, sâu răng, ăn mòn răng.
    • Canxi trong máu thấp sẽ khiến cơ thể hạn chế hấp thụ kali, dẫn đến mệt mỏi, yếu ớt.
    • Người uống nước ngọt thường xuyên sẽ có nguy cơ bị tiểu đường gấp 2 lần so với người bình thường.
    • Nước ngọt có gas chứa cafein dễ gây rối loạn giấc ngủ, nhức đầu…

    3. 3 bí kíp “nhỏ nhưng có võ” giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh sau những bữa ăn khổng lồ

    Thói quen tiệc tùng, ăn nhiều thịt, đồ chiên, rán… là “thủ phạm” khiến bạn rơi vào tình trạng đầy hơi, khó chịu. Lúc này, thay vì suy nghĩ uống nước ngọt có gas để thức ăn tiêu hóa nhanh, bạn nên áp dụng những tuyệt chiêu sau:

    1. Sữa chua

    Sữa chua nổi tiếng là thức ăn “chữa cháy” cho hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc do chứa nhiều lợi khuẩn tốt. Vì vậy, sau mỗi bữa ăn no, hãy chọn sữa chua như một món tráng miệng để “trợ giúp” hệ tiêu hóa của mình.

    Sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hóa

    Sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hóa

    1. Bạc hà

    Từ lâu, bạc hà đã được mệnh danh là “thần dược” chữa các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là chứng đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn.

    Trong những bữa ăn nhiều đạm hay thực phẩm chiên xào, thay vì uống ly nước có gas bạn có thể thưởng thức tách trà bạc hà để giảm cảm giác khó chịu ở bụng. Mặt khác, tinh dầu bạc hà được chứng minh là phương pháp an toàn và hiệu quả để chữa chứng co thắt đại tràng.

    1. Gừng

    Gừng là một vị thuốc dân gian được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Bạn có thể nhai một miếng gừng tươi trước khi ăn để ngăn chặn ợ hơi, ợ nóng hoặc pha trà gừng mật ong, hay cho gừng xay vào ấm nước rồi cho thêm mật ong và chanh để dễ uống hơn.

    Trà gừng -"thần dược" cải thiện hệ tiêu hóa

    Trà gừng -“thần dược” cải thiện hệ tiêu hóa

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin uống nước ngọt có tốt cho hệ tiêu hóa không. Để “xóa sổ” cảm giác ấm ách, khó chịu khi dung nạp quá nhiều đồ ăn, thay vì sử dụng nước có gas, bạn nên “thủ sẵn” những bài thuốc “cây nhà lá vườn” để có thể thực hiện ngay khi cần. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa cũng như sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0865.344.349 để được hỗ trợ tư vấn.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đại tràng sigma: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị 16/12/21
      Đại tràng sigma là một phần trong hệ tiêu hóa và rất dễ bị tổn thương. Các bệnh lý tại…
      Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không? Chuyên gia mách bạn 30/09/20
      Tôi đi khám phát hiện bị viêm đại tràng cách đây 2 năm. Dạo gần đây tôi có ăn bánh…
      [10 Thực phẩm] người viêm túi thừa đại tràng nên ăn và nên kiêng 29/12/21
      Khi bị viêm túi thừa đại tràng bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng…
      {CẢNH BÁO} Đi ngoài ra nước là triệu chứng của bệnh gì? 26/11/23
      Đi ngoài ra nước là một trong những biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa, bất kỳ ai cũng…
      Xem thêm