Nhiều người thường truyền tai nhau rằng uống nụ hoa tam thất giảm mỡ máu. Nhưng tác dụng thực sự của phương pháp này là gì, cách uống ra sao và cần lưu ý gì thì không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây sẽ lý giải phần nào các câu hỏi này.
1. Nụ hoa tam thất có tác dụng gì?
Nụ hoa tam thất có vị ngọt, tính mát, có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: Hoạt chất nhân sâm RB1 và RB2, canxi, sắt, vitamin P… Vậy nụ hoa tam thất chữa bệnh gì? Nụ hoa tam thất có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trong một số trường hợp như:
– Mất ngủ: Saponin ginsenoid trong nụ hoa tam thất giúp an thần, tăng tuần hoàn máu. Khi uống nụ hoa tam thất có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, chất lượng giấc ngủ cũng có thể được nâng lên.
– Huyết áp cao: Hoạt chất rutin (thường có hàm lượng cao nhất ở nụ cây 3 năm tuổi) giúp tăng sức bền thành mạch. Từ đó, nó giúp hạn chế những tác động xấu do huyết áp tăng.
– Tiểu đường: Hoạt chất GS4 trong nụ hoa tam thất giúp giảm hấp thu đường tại ruột, tăng sản sinh men sử dụng đường ở mô cơ. Do vậy, nó hỗ trợ ổn định đường huyết.
– Các vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, men gan cao, xơ gan: Nụ hoa tam thất có khả năng làm mát gan, giải độc gan, bảo vệ tế bào gan.
– Bệnh tim mạch: Nụ tam thất có chứa Noto ginsenosid giúp giảm hàm lượng homocysteine ở trong máu. Do đó, nó hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch như: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…
Ngoài ra, nụ hoa tam thất còn giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giảm cân, làm đẹp da, hỗ trợ giảm mỡ máu…
2. Tác dụng của nụ hoa tam thất đối với người bị mỡ máu cao
Nụ hoa tam thất mang tới một số lợi ích cho người bị mỡ máu cao. Có thể kể đến như:
– Hoạt chất GS4 hỗ trợ giảm cholesterol trong máu và cả gan. Nó khả năng điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ trong gan.
– Tăng đào thải cholesterol qua phân.
– Nụ hoa tam thất cũng hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng của mỡ máu cao. Đó là: Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường… Như trên đã đề cập nụ hoa tam thất cũng có thể giúp hạn chế phần nào những triệu chứng, tác động bất lợi khi gặp các biến chứng về tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Rối loạn mỡ máu là bệnh gì? Những biến chứng nguy hiểm
3. Đối tượng không nên sử dụng nụ hoa tam thất giảm mỡ máu
Tuy đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng nụ hoa tam thất không phù hợp với một số đối tượng. Những người bị mỡ máu thuộc một trong những nhóm sau thì không nên áp dụng phương pháp này:
– Dị ứng với tam thất: Việc sử dụng nụ tam thất có thể gây các phản ứng quá mẫn đối với cơ thể.
– Huyết áp thấp: Vì nụ hoa tam thất có thể giúp hạ huyết áp nên sẽ càng làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
– Người có thể trạng hàn: Những người này thường lạnh tay chân, đại tiện phân lỏng nát… Khi dùng nụ hoa tam thất, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn.
– Người đang cảm lạnh sử dụng sẽ càng khiến các triệu chứng bệnh diễn biến nặng và kéo dài hơn.
– Phụ nữ có thai: Tính hoạt huyết của nụ hoa tam thất sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
– Phụ nữ đang trong kỳ kinh: Tác dụng hoạt huyết của nụ hoa tam thất sẽ khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn, khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.
4. Cách uống nụ hoa tam thất giảm mỡ máu
Bạn có thể sử dụng nụ hoa tam thất tươi hoặc nụ hoa tam thất khô. Cách pha nụ hoa tam thất như sau:
– Cho khoảng từ 5 – 10 nụ hoa tam thất vào ấm. Đổ 100ml nước sối vào ấm, lắc nhẹ. Rồi đổ phần nước đó đi.
– Cho tiếp 500ml nước sôi vào ấm, ủ khoảng 10 phút để nụ hoa tam thất ngấm vào nước. Uống như uống trà trong ngày. Có thể thêm nước cho tới khi hết vị ngọt đắng.
5. Lưu ý khi uống nụ hoa tam thất
Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng nụ hoa tam thất cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
– Uống nụ hoa tam thất chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được các phương pháp đã được bác sĩ chỉ định.
– Hiệu quả đối với mỗi người là không giống nhau.
– Nụ hoa tam thất mua ở đâu? Để đảm bảo chất lượng, bạn cần tìm mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín, đã được cấp phép. Khi mua cần kiểm tra kĩ chất lượng sản phẩm.
– Chỉ nên dùng với hàm lượng nhỏ, không quá 9g/ngày và không sử dụng kéo dài. Bởi nếu dùng nhiều có thể khiến chân tay bủn rủn, chóng mặt, ăn uống kém, đầy bụng…
– Khi sử dụng nếu cơ thể gặp phải các biểu hiện bất thường hãy ngưng dùng ngay và thông báo cho bác sĩ.
– Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện khoa học.
Những thông tin về uống nụ hoa tam thấy giảm mỡ máu nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe. Nếu có thắc mắc về những vấn đề có liên quan tới tình trạng mỡ máu cao hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.
XEM THÊM
- Cách uống chè vằng cho người bị mỡ máu cao
- Gợi ý 20 loại trà hỗ trợ giảm mỡ máu không nên bỏ qua
- Mỡ máu cao uống lá gì? Tìm hiểu 6 loại lá
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.