Tục đoạn là cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, nhưng từ lâu đã được các thầy thuốc khám phá ra nhiều công dụng quý giá như: Trị đau mỏi xương khớp, mụn nhọt, bong gân và an thai dành cho phụ nữ… Để rõ hơn về đặc điểm nhận diện, tác dụng và các bài thuốc về Tục đoạn, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tục đoạn là cây gì?
Tên khoa học: Dipsacus asper Wall
Thuộc họ: Tục đoạn
Tên dược: Radix Dipsaci
Tên gọi khác: Sâm nam, Sơn cân thái, Oa thái, Rễ thái.
Cây thường mọc hoang ở khu vực vùng núi mát mẻ hoặc nương rẫy có bóng râm. Tại Việt Nam, dược liệu này xuất hiện ở các tỉnh như: Lào Cai, Sơn La, Hà Giang…
2. Đặc điểm dược liệu
Cây Tục đoạn có những đặc điểm sau:
- Cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 0,6 – 1,5m. Thân có 6 cạnh, nhiều phân nhánh, gai mọc thưa.
- Lá mọc đối nhau, phần mép có nhiều răng cưa, cuống dài, phiến lá sâu thành 3 – 7 thùy.
- Hoa mọc từng cụm, có màu tím nhạt.
- Quả màu xám trắng, có 4 cạnh, chiều dài khoảng 5 – 7mm.
- Tục đoạn thường ra hoa và đậu quả vào tháng 8 – 10.
3. Thu hái và sơ chế
Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ và củ. Thời gian thu hoạch là từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.
Thu hoạch: Loại bỏ những rễ, củ bị xơ, sau đó đem rửa sạch, thái lát, phơi nắng cho khô. Tục đoạn sau khi sơ chế khô sẽ được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
4. Mùi vị
Có vị ngọt, đắng, cay và tính ấm.
5. Thành phần hóa học
Chưa có nhiều nghiên cứu về Tục đoạn, tuy nhiên dược liệu này vẫn chứa các hoạt chất mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là xương khớp:
- Tinh dầu
- Tanin
- Saponin
- Sucrose
- Daucoterol
6. Tác dụng của Tục đoạn
6.1. Tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, Tục đoạn có vị cay, tính đắng, vào kinh can và thận. Loại dược liệu này có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh như:
- Bổ thận ích can, giúp lưu thông huyết mạch.
- Chữa đau nhức xương khớp, di phong thấp, thoái hóa khớp.
- Điều trị bệnh lậu ở phụ nữ, giúp an thai, ngăn ngừa nguy cơ sinh non.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiền liệt tuyến.
- Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
6.2. Tác dụng theo Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của Tục đoạn như sau:
- Giúp giảm đau, cầm máu, chữa ung nhọt, làm lành vết thương.
- Tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh.
- Có tác dụng gây mê.
- Cải thiện sức khỏe ở người huyết áp thấp.
7. Các bài thuốc từ Tục đoạn
Tục đoạn được sử dụng làm thuốc dưới 2 dạng: thuốc sắc hoặc ngâm rượu (ngâm với tỷ lệ 1 lít rượu – 10kg).
Liều dùng: 10 – 20g/ ngày.
7.1. Bài thuốc trị gân cốt co cứng, đau lưng mỏi gối
Dùng Tỳ giải, Đỗ trọng, Tục đoạn, Ngưu tất, Mộc qua mỗi thứ 80g đem nghiền bột mịn, thêm mật ong. Sau đó, viên thành hoàn, mỗi viên khoảng 10g, dùng 1 viên/ lần. Ngày dùng từ 2 – 3 lần, uống chung với nước ấm hoặc rượu ấm.
7.2. Bài thuốc trị đau lưng, gãy xương, bong gân
Dùng Một dược, Thổ miết trùng, Tục đoạn, Cốt toái bổ, Chích nhũ hương, Đồng tự nhiên, Huyết kiệt, Đương quy, Hồng hoa, mỗi vị 12g cùng Mộc hương 8g đem tán mịn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sôi hoặc hòa với rượu đắp bên ngoài.
7.3. Bài thuốc giảm đau
Dùng Tục đoạn, Ý dĩ nhân, Ngưu tất, Bạch truật, Ngũ gia bì, Phòng phong, Tỳ giải, mỗi thứ 12g và Thục địa 20g, Khương hoạt 8g. Các nguyên liệu đem nghiền làm bột và vo thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng từ 2 – 3 lần. Uống với rượu ấm hoặc nước muỗi loãng.
7.4. Bài thuốc trị đau nhức tứ chi do phong thấp
Dùng Tục đoạn, Tỳ giải, Chế xuyên ô, Ngưu tất, Phòng phong, mỗi thứ 20g đem tán bột và trộn thêm mật ong. Mỗi lần dùng 8g, ngày dùng 2 lần. Uống cùng với nước lọc.
7.5. Bài thuốc chữa mỏi gân cốt ở người già
Dùng Ngưu tất, Tang ký sinh, Tục đoạn, Đỗ trọng, mỗi thứ 10g và Đương quy, Câu kỷ tử, Hà thủ ô, mỗi thứ 5g đem sắc và uống hết trong ngày.
7.6. Bài thuốc chữa động thai, dọa sẩy thai
Dùng tục đoạn tẩm rượu sao, Đỗ trọng tẩm gừng sao mỗi vị 80g, đem tán bột mịn, táo đỏ 100g lấy thịt, đem bỏ hạt, sau đó giã nát. Tất cả trộn cùng với nhau, vo viên bằng hạt ngô, một ngày uống 30 viên với nước cơm.
7.7. Bài thuốc trị bạch đới, động thai, khí hư
Dùng Đương quy, Long cốt, Địa du, Tục đoạn, Hoàng kỳ, Xích thạch chỉ mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Ngải diệp và Xuyên khung mỗi thứ 6g đem tán bột làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày dùng 2 lần.
8. Lưu ý khi sử dụng
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, vị thuốc này không chứa độc tố, an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần phải lưu ý những điều cơ bản sau:
- Người chứng thực nhiệt (bệnh nhiệt do nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập) không nên sử dụng.
- Tùy vào cơ địa từng người dược liệu có khả năng chữa bệnh khác nhau. Vì vậy, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào Tục đoạn.
- Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc từ Tục đoạn để nắm chính xác liều lượng và cách dùng.
- Thảo dược ở dạng khô rất dễ bị ẩm mốc, vì vậy cần lưu ý để tránh sử dụng sản phẩm hư hỏng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về các phương pháp phòng và chữa bệnh xương khớp từ dược liệu Tục đoạn, bạn vui lòng gọi ngay Hotline 0343 44 66 99 để được các chuyên gia của Dược phẩm Tâm Bình tư vấn.
XEM THÊM:
- Lá sói rừng – Vị thuốc tiêu viêm, giảm đau xương khớp như tân dược
- Cây Hy thiêm – Dược liệu tốt cho người xương khớp
- Cốt toái bổ – Tham khảo ngay bài thuốc chữa xương khớp
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.