Trùng amip là gì? Đặc điểm, cấu tạo và các bệnh lý liên quan
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Trùng amip là gì? Đặc điểm, cấu tạo và các bệnh lý liên quan

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    27/06/20

    Trùng amip là gì? Chúng có đặc điểm, cấu tạo và gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào và phòng tránh ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (284 bình chọn)

    1. Trùng amip là gì?

    Trùng amip là gì

    Trùng amip là các dạng sự sống đơn bào.

    Trùng amip hay kí sinh trùng amip (amoeba hoặc ameba) là các dạng sự sống đơn bào (cơ thể sống chỉ có 1 tế bào đơn giản) có đặc trưng hình dáng không theo quy luật nhất định. Vì vậy chúng còn được gọi là trùng biến hình hoặc trùng chân giả.

    2. Đặc điểm, kích thước, môi trường sống của trùng amip

    2.1. Đặc điểm cấu tạo của trùng amip

    Đặc điểm cấu tạo của kí sinh trùng amip

    Các hình dạng của kí sinh trùng amip.

    Trùng amip di chuyển bằng cách sử dụng chân giả, hoặc roi hoặc lông, chính là những chỗ phình ra của tế bào chất.

    Các loài amip hô hấp chủ yếu qua màng tế bào, phần thường xuyên được ngâm trong môi trường nước.

    Tùy theo các dạng trùng amip mà nguồn thức ăn khác nhau. Đối với những loài chân rễ chúng có thể tiêu thụ vi khuẩn hoặc các sinh vật nguyên sinh khác.

    Một số loài thức ăn là các dạng mảnh vụn, vật chất hữu cơ chết bằng cách giơ chân giả ra để ôm thấy thức ăn.

    Trùng amip sinh sản chủ yếu bằng phương pháp vô tính, tức là bằng phân hạch nhị phân, phân hạch nhiều và bào tử.

    2.2. Kích thước của các loại trùng amip

    Kích thước của các tế bào và loài amip có sự thay đổi. Có những loài chỉ với đường kính chỉ 2.3 đến 3 micromet, trong phạm vi của nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên, có những loài có kích thước to hơn đường kính có thể lên đến 5mm

    Hầu hết các loài amip nước ngọt sống tự do thường thấy trong ao hồ, kênh mương chỉ có thể quan sát trên kính hiển vi nhưng có một số loài amip ‘khổng lồ’ như Pelomyxa palustris và Chaos carolinense có thể đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thường.

    2.3. Trùng amip thường sống ở môi trường nào? Cách lây lan

    Amip thường phân bố rộng rãi tại các ao hồ, hồ nước ngọt và tại những nơi dòng chảy chậm.

    môi trường sống của trùng amip

    Trùng amip thường sống tại môi trường ao hồ, sông, suối và sinh sản bằng hình thức phân hạch nhị phân.

    Kí sinh trùng amip lây lan và phát tán chính qua phân. Do đó nếu phân có chứa mầm bệnh được mang đi tưới rau hoặc thải ra sông, suối, ao hồ sẽ tồn tại và phát triển, lây lan. Ngoài ra, các vật trung gian truyền bệnh cũng phát tán bệnh đáng kể.

    Đối với bệnh amip, thường lây qua đường nước và thức ăn bị ô nhiễm đồng thời có thể lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với bàn tay hay chạm vào đồ vật bẩn.

    Trong môi trường tự nhiên, trùng amip có thể sống từ vài tuần tới vài tháng. Ví dụ u nang Entamoeba có thể tồn tại trong môi trường đất một tháng hoặc 45 phút ở móng tay người.

    3. Trùng amip gây ra các bệnh nào?

    Vì có nhiều dạng amip nên có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể:

    – Entamoeba histolytica: Là nguyên nhân gây ra bệnh lỵ amip (amoebiasis). Đây là bệnh thường gặp ở những khu vực khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.

    – Naegleria fowleri (amip ăn não): Là loại bản địa nước ngọt, có thể gây tử vong ở người nếu lây theo đường mũi, gây viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng.

    – Acanthamoeba gây viêm giác mạc và viêm não encephalitis ở người.

    –  Balamuthia mandrillaris gây viêm màng não, có thể dẫn tới tử vong.

    4. Nguyên nhân gây bệnh

    – Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn các thực phẩm có nhiễm amip

    – Khi ăn các loại rau sống ở nơi nhiễm amip do đất hoặc phân.

    – Nước ô nhiễm

    –  Sự lây truyền cũng có thể qua quan hệ tình dục đường miệng – hậu môn.

    – Người thể trạng kém, hệ miễn dịch yếu.

    – Một số do yếu tố khác như  không vệ sinh sạch sẽ rửa tay trước khi ăn, người đi du lịch hoặc di dân từ nơi có điều kiện vệ sinh kém, có nhiễm amip hoặc phát tán mầm bệnh.

    5. Đối tượng dễ nhiễm kí sinh trùng amip

    Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, có thể suy ra được các đối tượng dễ nhiễm trùng amip là những người thường xuyên ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hay ăn gỏi cá, đồ ăn sống, thức ăn chưa được chế biến vệ sinh sạch sẽ.

    Đặc biệt khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như nước ta là môi trường thuận lợi để bệnh lỵ amip phát triển và gây bệnh cho hầu hết đối tượng nếu ăn, uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

    6. Các bệnh lý gây ra bởi lỵ amip (amebiasis)

    Các bệnh lý gây ra bởi lỵ amip

    Các bệnh lý gây ra bởi lỵ amip.

    6.1. Với Amip đường ruột

    Amip đường ruột có thể gây ra bệnh viêm đại tràng, viêm loét đại tràng thậm chí u amip.

    Cụ thể:

    Viêm đại tràng: Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lẫn chất nhầy, chướng bụng, đau quặn bụng.

    Viêm đại tràng thể nặng: Trường hợp này người bệnh đi ngoài nhiều, phân lỏng lẫn máu. Bệnh nặng hơn dẫn tới hôn mê, gan to.

    Viêm loét đại tràng: Trong phân có lẫn máu hoặc tiêu chảy nhẹ, dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp.

    U amip: Lúc này bệnh nhân cảm thấy đau bụng, xuất huyết, tắc ruột. Bệnh lý thường xuất hiện các tổ chức hạt khu trú tại đại tràng.

    6.2. Amip ngoài ruột

    Amip gan (áp xe gan do amip) gây nên các cơn đau tức ngực, sốt cao, gan to và mềm, rét run, vã mồ hôi…

    Ngoài ra còn có các bệnh amip khác như amip ở phổi, não, hậu môn và các cơ đáy chậu.

    7. Triệu chứng và biến chứng khi nhiễm trùng amip

    Triệu chứng khi nhiễm kí sinh trùng amip sẽ phụ thuộc vào các loại amip khác nhau. Amip vô hại có thể sống trong ruột nhiều năm mà không gây ra các triệu chứng.

    Đối với amip Entamoeba histolytica, nguyên nhân trực tiếp gây nên lỵ amip sẽ dẫn tới những triệu chứng như đau bụng đi ngoài, tính chất phân thay đổi từ lỏng sệt, ít nhầy máu đến nhầy máu. Các triệu chứng rất khó phân biệt với các bệnh lý khác liên quan đến đường ruột.

    triệu chứng và biến chứng khi nhiễm trùng amip

    Trùng amip có thể gây nên các triệu chứng đau bụng, đi ngoài.

    Đối với amip Naegleria fowleri, gây ra amip ăn não ngoài các triệu chứng sốt, buồn nôn, đau đầu, còn các biểu hiện nặng như thay đổi về khứu giác, vị giác, ảo giác, động kinh…

    Trùng amip Acanthamoeba gây viêm giác mạc xuất hiện các triệu chứng như mắt đỏ, ngứa, mờ mắt. Nếu không được điều trị sẽ gây nên những cơn đau dữ dội dẫn tới mất thị lực.

    Các dấu hiệu bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nhanh chóng đối với trường hợp amip ăn não.

    8. Chẩn đoán

    Dựa vào những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường ruột đối với lỵ amip, các bác sĩ chỉ đưa ra những phán đoán ban đầu và phải tiến hành tham khảo lịch sử dịch tễ của người bệnh.

    Vì vậy các phương pháp cận lâm sàng được tiến hành như nội soi, soi phân, xét nghiệm phân, chụp CT, chọc dò tủy sống sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Tùy thuộc vào những biểu hiện để các bác sĩ lựa chọn các phương án cận lâm sàng.

    9. Cách điều trị

    Cách điều trị kí sinh trùng amip gây nên bệnh sẽ phụ thuộc vào các dạng để có những loại thuốc đặc trị.

    Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh nên được theo dõi kĩ càng, nếu không đỡ cần có biện pháp can thiệp kịp thời.

    10. Cách phòng tránh nhiễm trùng amip

    Đối với bệnh nhiễm trùng amip do ăn hoặc uống nước nhiễm kén, cách phòng tránh chủ yếu thông qua chế độ ăn uống và vệ sinh sạch sẽ nơi ở.

    Cách phòng tránh nhiễm trùng amip

    Nên thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh.

    Cụ thể:

    – Nên sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống.

    – Các dụng cụ chế biến thực phẩm cần được rửa sạch, khô ráo.

    – Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, sử dụng sữa và chế phẩm sữa đã được tiệt trùng.

    – Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

    – Bảo quản thức ăn tránh các vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi…

    – Không trồng rau trên đất nhiễm amip hoặc dùng phân tươi để bón rau.

    – Hạn chế ăn uống tại nơi không đảm bảo vệ sinh.

    – Xử lý tốt nguồn nước và chất thải.

    – Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện)

    – Giáo dục cho nhóm có nguy cơ cao về hành vi tình dục có thể lây nhiễm

    Trên đây là một số điều cần biết về trùng amip, đặc điểm cấu tạo, các bệnh lý do kí sinh trùng này gây ra và những biến chứng nguy hiểm khi mắc phải. Cách tốt nhất, bạn nên thay đổi cách ăn uống và chế độ sinh hoạt của mình. Nếu có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ bệnh do amip, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì?] Lưu ý, lời khuyên bác sĩ chuyên khoa 30/10/20
      Người hay ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì để giảm thiểu tình trạng này. Tham khảo bài viết…
      Nóng trong người: Tổng hợp 12 nguyên nhân và hướng giải quyết 23/10/23
      Nóng trong người khiến cơ thể luôn cảm thấy bí bách, nóng bừng dù thời tiết mát mẻ. Không chỉ…
      Trimebutin là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ ra sao? 26/08/20
      Trimebutin thuộc nhóm thuốc giảm co thắt và thường được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích hoặc…
      TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình: Công dụng – Liều dùng – Lưu ý 11/03/21
      TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình là sản phẩm mới của Dược phẩm Tâm Bình. Dựa trên cơ sở công…
      Xem thêm