Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì kiêng gì? Nằm lòng để bảo vệ con
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì kiêng gì? Nằm lòng để bảo vệ con

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    19/02/21

    Nắm rõ trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì kiêng gì? Sẽ giúp bố mẹ bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho con mình khi bé bị đi ngoài. Bởi lẽ có rất nhiều thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp bé phục hồi sức khỏe sau những đợt tiêu chảy. Tham khảo nội dung dưới đây để biết thông tin chi tiết.

    5/5 - (39 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với trẻ bị tiêu chảy

    Cũng như người lớn, giai đoạn tiêu chảy là lúc trẻ rất nhạy cảm với các thực phẩm đưa vào cơ thể. Nếu như cho trẻ ăn những loại thực phẩm không phù hợp, có thể khiến tình trạng đi ngoài ở trẻ trầm trọng hơn. Chính vì vậy, biết chính xác bé bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì là điều hết sức quan trọng trong giai đoạn này.

    trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì kiêng gì

    Biết chính xác bé bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì là điều hết sức quan trọng

    Cụ thể, khi tiêu chảy kéo dài, nếu trẻ không được bù nước và điện giải kịp thời sẽ cực kỳ nguy hại đến sức khỏe. Thậm chí gây tử vong vì mất nước kéo dài. Một con số đáng buồn là có tới 70% trẻ em tử vong do không được bù nước kịp thời vì tiêu chảy. Một số trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng do chán ăn khi mắc bệnh. Ngoài ra, nhiều bà mẹ vì sợ bệnh của bé nặng hơn mà không dám cho con ăn nhiều, ăn đủ.

    Xem thêm: Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý

    2. Trẻ em bị tiêu chảy nên uống gì?

    Khi trẻ bị đi ngoài sẽ rất dễ mất nước, lúc này cần bổ sung lượng nước mất đi cho trẻ bằng điện giải hoặc các loại nước khác như: nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa mẹ (đối với các bé sơ sinh),…

    Bên cạnh đó, khi bé nôn trớ nhiều, mẹ nên cho bé uống thêm một vài thìa chất lỏng như:

    • Nước cháo loãng.
    • Nước gạo rang.
    • Nước chuối, hồng xiêm.

    Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù nước.

    3. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

    Các thực phẩm được chế biến từ gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, táo,… chính là đáp án cho câu hỏi trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

    trẻ bị đi ngoài nên ăn gì

    Một số thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị đi ngoài

    3.1 Bé bị đi ngoài nên ăn các món từ gạo

    Gạo chính là loại thực phẩm phải nhắc đầu tiên khi được hỏi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Gạo chứa nhiều tinh bột, dễ tiêu hóa, nhất là trong các trường hợp bé đi ngoài. Đồng thời nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể của bé trong lúc này. Bố mẹ có thể nấu các món dễ tiêu từ gạo cho trẻ ăn như bột, cháo, cơm… Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp trẻ tiêu chảy kèm nôn trớ thì bố mẹ không nên cho trẻ ăn cơm mà cần nấu loãng đồ ăn cho trẻ.

    Bạn nên chọn gạo trắng dùng cho trẻ, tránh dùng gạo lứt, vì gạo lứt nhiều chất xơ dễ gây khó tiêu.

    3.2 Nên cho trẻ ăn khoai tây

    Khoai tây rất giàu kali và an toàn với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, loại củ này cũng bổ sung nhiều tinh bột và chất xơ hòa tan cung cấp năng lượng trong những ngày bé bị tiêu chảy. Bố mẹ có thể cho con mình ăn khoai tây luộc, nấu canh khoai tây hoặc khoai tây nướng,…

    3.3 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn thịt nạc

    Protein trong thịt nạc sẽ là nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể của trẻ được phục hồi. Hãy thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé các món thịt nạc từ: gà, lợn, bò. Tuy nhiên, nên ninh nhừ, luộc, hấp thay vì chiên rán. Bởi vì dầu mỡ có thể làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa của bé.

    3.4 Nên cho trẻ ăn chuối

    Chuối cũng là loại quả chứa nhiều Kali nên cung cấp điện giải cho bé sau thời gian tiêu chảy gây mất nước. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa một loại chất xơ mang tên inulin được xem như một loại prebiotic tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy nếu mẹ đang không biết trẻ bị đi ngoài nên cho ăn gì thì chuối chính là lựa chọn hoàn hảo.

    3.5 Có thể cho bé ăn bánh mì

    Mẹ có thể cho bé ăn bánh mì khi bé bị đi ngoài. Bánh mì sẽ giúp trẻ thấy no mà không bị đầy bụng, đồng thời giữ nước tốt cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tiêu chảy ở bé.

    4. Trẻ bị đi ngoài nên kiêng ăn gì?

    Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé, nhưng mẹ tuyệt đối đừng cho con mình ăn những thực phẩm sau khi bé đang tiêu chảy:

    trẻ bị đi ngoài nên kiêng ăn gì

    Bố mẹ chú ý không cho trẻ ăn những thực phẩm nay khi bị tiêu chảy

    4.1 Tuyệt đối kiêng cá, tôm và các loại thủy sản

    Nhóm thực phẩm này chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ dàng lọt qua hàng rào đường ruột, đi vào máu gây nên phản ứng dị ứng thực phẩm. Tình trạng này khiến bé bị đau bụng và nôn trớ. Bên cạnh đó, những thực phẩm có mùi tanh rất dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Đây đều là những mầm bệnh hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em.

    4.2 Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa

    Sữa bò và một số loại sữa công thức có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Các loại đường trong sữa cũng gây khó khăn cho tiêu hóa. Do đó bố mẹ cần tránh sử dụng sữa cho trẻ trong giai đoạn này.

    4.3 Trẻ bị đi ngoài cần kiêng đồ dầu mỡ, chiên xào

    Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, gây nên hiện tượng khó tiêu, đi ngoài phân sống ở trẻ. Đặc biệt là khiến bé tiêu chảy nặng hơn. Chính vì vậy, chúng cũng được liệt vào nhóm thực phẩm trẻ em bị tiêu chảy không nên ăn.

    4.4 Không cho trẻ uống nước hoa quả

    Các loại đồ uống như nước mía, nước đào, táo có thể rất tốt đối với những bé khỏe mạnh nhưng lại là mối nguy nếu con bạn đang tiêu chảy. Bởi lẽ, khi nạp vào cơ thể dễ tiếp nạp thêm các vi khuẩn trong quá trình sơ chế. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh có thể chưa có khả năng tiêu hóa được những loại đường trong các đồ uống này.

    5. Một số nguyên tắc dinh dưỡng cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy

    Ngoài việc trẻ bị đi ngoài nên cho ăn gì kiêng gì? Các bậc phụ huynh cũng cần nhớ một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng như sau:

    • Đối với trẻ đang bú mẹ, vẫn cho bú bình thường. Thậm chí tăng số lần bú giúp trẻ bù nước.
    • Không bắt trẻ kiêng khem quá mức mà cần bổ sung đầy đủ tinh bột, protein, khoáng chất thông qua các loại thực phẩm phù hợp.
    • Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, tránh nhồi nhét trẻ ăn quá no vào 1 bữa.
    • Các món ăn nên ninh nhừ, nấu mềm dễ tiêu.
    • Khi thấy trẻ đỡ tiêu chảy có thể chuyển về chế độ ăn bình thường.
    • Luôn nhớ bù nước, tránh để trẻ mất nước.

    Trong trường hợp trẻ mất nước nghiêm trọng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, điều trị.

    Việc tìm hiểu các thực phẩm trẻ bị đi ngoài nên ăn gì, kiêng gì không khó. Điều quan trọng là dỗ dành con bạn ăn được trong điều kiện thực phẩm bó hẹp. Bố mẹ cần kiên nhẫn chăm sóc để trẻ có thể hồi phục một cách tốt nhất.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau bụng dưới bên trái: Dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? 02/12/19
      Đau bụng dưới bên trái có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sinh sản gây nguy cơ…
      Viêm đại tràng ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị 20/01/24
      Viêm đại tràng ở người cao tuổi thường không có triệu chứng điển hình cho tới khi bệnh tiến triển…
      [Nhu động ruột là gì?] Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn nhu động ruột 16/11/20
      Nhu động ruột là gì, đóng vai trò gì trong hệ tiêu hóa và rối loạn nhu động nguyên nhân…
      Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì? 10/01/24
      Nhiều người khi thấy hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái không khỏi hoang mang lo lắng…
      Xem thêm