Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Làm cha mẹ phải biết

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    10/01/22

    Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ diễn ra thường xuyên khiến không ít cha mẹ lo lắng. Nhiều người đặt ra câu hỏi “trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không”. Để có câu trả lời, bậc cha mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (278 bình chọn)

    1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

    Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải trường hợp nào sử dụng sữa cũng mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

    Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa ở trẻ mà mẹ nên cho hay không. Cụ thể:

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

    Click xem thêmRối loạn tiêu hóa ở trẻ em – Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp

    1.1. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy

    Trẻ bị tiêu chảy có thể uống sữa, tuy nhiên, cha mẹ nên chọn những loại sữa từ đậu nành, sữa chua. Với sữa công thức, không nên uống những loại sữa có thành phần đường lactose.

    Các chuyên gia cho biết, với những trẻ bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa rất kém. Chưa kể, tế bào nhung mao ruột cũng dễ bị tổn thương dẫn đến khả năng bài tiết men tiêu hóa giảm. Vì vậy, hệ tiêu hóa của trẻ không thể dung nạp được lactose trong sữa tươi, váng sữa, sữa đặc.

    1.2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới

    Với trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đổi sữa mới, cha mẹ không nên tiếp tục cho con uống sữa đó. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì nên cho con bú để tăng cường đề kháng hệ tiêu hóa ở trẻ.

    Sau một thời gian, hệ tiêu hóa ở trẻ ổn định, mẹ có thể cho con tiếp tục sử dụng loại sữa trước đó. Tuy nhiên, cần theo dõi để xem con có còn bị rối loạn tiêu hóa nữa không.

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài do dùng sữa mới

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài do dùng sữa mới

    1.3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc có nên uống sữa không?

    Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng thuốc, cha mẹ nên đưa con đi khám để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Tránh tình trạng chủ quan ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    1.4. Với trường hợp rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống

    Cần điều chỉnh chế độ ăn, giảm lượng sữa động vật và lượng đường lactose có trong sữa vì chúng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát.

    1.5. Với trường hợp rối loạn tiêu hóa do không dung nạp đường lactose

    Để trả lời câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không, phụ huynh có thể lựa chọn những loại sữa không chứa đường lactose và cho bé tập làm quen với sữa có đường lactose dần dần sau khi hệ tiêu hóa ổn định.

    Thực tế, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn vẫn có thể cho bé uống sữa nhưng nên pha loãng hơn và cho uống từng chút một. Ngoài ra, các mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ và tham khảo ý kiến về loại sữa và cách dùng phù hợp trong thời điểm này.

    2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?

    Để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bên cạnh vấn đề có nên uống sữa không, cha mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Cụ thể:

    2.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

    Ngoài câu hỏi, nên hay không nên cho trẻ uống sữa thì việc bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho tốt cũng cần được quan tâm. Các mẹ cần lưu ý:

    – Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

    – Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.

    – Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, ăn chín uống sôi. Thức ăn cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị rối loạn tiêu hóa.

    – Bổ sung các món ăn có đủ chất nhưng dễ tiêu hóa như: cháo thịt nạc xay, cháo bí ngô thịt nạc,… các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, đu đủ,…

    Bổ sung thức ăn dạng nhuyễn cho trẻ

    Bổ sung thức ăn dạng nhuyễn cho trẻ

    2.2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?

    Bên cạnh việc bổ sung những dinh dưỡng cần thiết ở trên, thì trẻ nên kiêng những thực phẩm sau:

    • Không nên cho trẻ ăn thực phẩm khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp,…
    • Trường hợp trẻ bị táo bón, hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn giàu tinh bột và chất béo, bởi những chất này làm cho phân khô, trẻ khó đi tiêu hơn.
    • Đối với trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh…

    Một lưu ý quan trọng là khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà hay nôn trớ thì cha mẹ tuyệt đối không ép con ăn nhiều, thay vào đó hãy cho ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ.

    3. Top 8 loại sữa cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên chọn

    Để giúp cha mẹ trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì, dưới đây là một số loại sữa có thể tham khảo:

    3.1. Sữa bột Similac Gain Plus Total Comfort

    Sữa Silimac

    Sữa Silimac tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

    Trong sữa Similac Gain Plus có thành phần Tummy Care, hệ dưỡng chất tốt cho đường ruột, giúp bé tiêu hóa tốt, hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn.

    Ngoài ra, Similac còn có nhiều thành phần có trong sữa mẹ và sữa non giúp tăng sức đề kháng.

    Giá tham khảo: 270.000đ

    3.2. Sữa bột Dumex Lactose Free

    Sữa được sản xuất với công thức Precinutri, cung cấp dưỡng chất hoàn thiện, không chứa đường lactose, giúp giảm các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa, không dung nạp được lactose gây nên.

    Giá tham khảo: 209.000đ

    3.3. Sữa bột Celia AD

    Celia - Sữa dành cho trẻ không hấp thụ được lactose

    Celia – Sữa dành cho trẻ không hấp thụ được lactose

    Đây là sản phẩm được đặc chế đặc biệt dành cho bé bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa khi giảm hàm lượng đường lactose trong thành phần, tác động tốt đến hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng.

    Giá tham khảo: 230.000đ

    3.4. Sữa bột Enfalac LactoFree A+

    Là sản phẩm sữa bột dinh dưỡng với thành phần đạm sữa toàn phần không chứa lactose và sucrose. Enfamil thích hợp cho trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa hoặc trong giai đoạn hồi phục sau tiêu chảy cấp.

    Giá tham khảo: 220.000đ

    3.5. Sữa Humama HN

    Sản phẩm sữa của Đức này có đường lactose và hàm lượng chất béo thấp nhưng giàu các axit béo không no và bổ sung thêm chất xơ thực phẩm Prebiotics như trong thành phần sữa mẹ, giúp trẻ cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột.

    Giá tham khảo: 220.000đ

    3.6. Sữa bột France Lait LF

    Với thành phần không chứa đường lactose, sữa France Lait đến từ Pháp này giúp chấm dứt tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Đồng thời, sữa bổ sung men vi sinh giúp hồi phục niêm mạc ruột tổn thương của trẻ, bổ sung dưỡng chất thiết yếu.

    Giá tham khảo: 299.000đ

    3.7. Sữa bột Frisolac Gold Soy

    Frisolac - Lựa chọn cho bé bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ lactose

    Frisolac – Lựa chọn cho bé bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ lactose

    Frisolac không chứa lactose và sucrose, chỉ chứa đường glucose giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dễ dàng, góp phần ổn định áp suất thẩm thấu, cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

    Giá tham khảo: 148.000đ

    3.8. Sữa bột I Am Mother 3

    Một lựa chọn nữa dành cho ba mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa khi dùng sữa. Trong I am mother có bổ sung hệ Prebiotics kép giúp phát triển lợi khuẩn Lactobacillus, Galacto oligosaccharide, Galactosyllactose trong đường ruột.

    Giá tham khảo: 314.000đ

    4. Lưu ý khi lựa chọn sữa dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ, một số trẻ dị ứng với protein trong sữa bò nên ngưng sử dụng sữa. Còn đa số trường hợp rối loạn tiêu hóa do nhiễm virus hoặc siêu vi trùng, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để lựa chọn sữa phù hợp và lưu ý những điều sau:

    – Nên lựa chọn những loại sữa có đạm thủy phân cắt nhỏ dễ tiêu hóa, các sữa không có hoặc hàm lượng đường lactose thấp, các sữa giàu chất xơ FOS. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian trẻ bị rối loạn tiêu hóa do lượng lactose trong sữa ít trong khi trẻ vẫn cần lactose để phát triển.

    – Chú ý bổ sung kèm men tiêu hóa, men vi sinh cho bé trong thời gian bị rối loạn tiêu hóa.

    – Tuân thủ việc pha theo sữa theo đúng công thức của nhà sản xuất.

    – Đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ trước khi pha sữa.

    Những thông tin trong bài viết này đã giúp các ông bố, bà mẹ có thể thở phào trước những câu hỏi về dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hãy đưa trẻ đi thăm khám và xin tư vấn từ chuyên gia khi nhận thấy những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng ăn bánh trung thu được không? Chuyên gia mách bạn 30/09/20
      Tôi đi khám phát hiện bị viêm đại tràng cách đây 2 năm. Dạo gần đây tôi có ăn bánh…
      Ăn ít, ăn nhanh no do đâu? Bác sĩ cảnh báo 5 bệnh lý thường gặp 29/09/21
      Rất nhiều người gặp phải tình trạng ăn ít, ăn nhanh no và lo lắng mình đang mắc phải các…
      Rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nguyên nhân, cách phòng tránh 16/07/20
      Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng thường gặp của rất nhiều phụ nữ trong thời gian…
      Viêm đại tràng có nên uống cà phê không? Xem ngay câu trả lời 25/01/21
      Viêm đại tràng có nên uống cà phê không là mối bận tâm của những người bệnh có sở thích…
      Xem thêm