Chuyên gia giải đáp thắc mắc: “Trầm cảm có tự khỏi được không”
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Chuyên gia giải đáp thắc mắc: “Trầm cảm có tự khỏi được không”

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    21/10/24

    Trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến hiện nay. Khi mắc bệnh, hầu hết người bệnh đều lo lắng và có suy nghĩ “người trầm cảm có tự khỏi được không”. Để biết được có tự khỏi hay cần phải điều trị, độc giả tham khảo ngay bài viết dưới đây. Bài viết đã được tham vấn bởi Ths.Nguyễn Minh Hoàng.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Hiểu về trầm cảm

    Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2023, ước tính Việt Nam có khoảng 3,2 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Con số này chiếm 3.1% dân số, cứ 32 người thì lại có 1 người bị trầm cảm.

    Điều đáng nói, nhóm độ tuổi từ 18 – 29 tuổi đang có tỷ lệ mắc cao hơn cả (5.4%) và tỷ lệ phụ nữ mắc cao hơn so với nam giới.

    Vậy, trầm cảm là gì? Vì sao lại mắc bệnh lý này? Và những người này thường có triệu chứng gì?

    Hiểu một cách nôm na, trầm cảm chính là rối loạn tâm thần phổ biến và nghiêm trọng. Biểu hiện của bệnh lý này là tâm trạng chán nản, buồn bã, có hoặc không kèm triệu chứng khóc. Họ thường không có động lực, giảm hứng thú với mọi việc, kể cả những hoạt động mà họ yêu thích trước kia.

    Ngoài ra, những người trầm cảm còn có triệu chứng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chậm chạp, dễ kích động. Mức độ nặng còn có biểu hiện thất vọng, tội lỗi và suy nghĩ cái chết.

    Theo nghiên cứu, trầm cảm có thể xuất phát từ nguyên nhân như sang chấn tâm lý, sử dụng chất gây nghiện thường xuyên hoặc do bệnh thực thể ở não gây ra…

    Bệnh trầm cảm

    Bệnh trầm cảm

    Xem thêm[CẢNH BÁO] 10 dấu hiệu trầm cảm – Đừng xem thường 

    2. Người trầm cảm có tự khỏi được không

    Trầm cảm có tự khỏi được không? Câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn. Theo các chuyên gia, trầm cảm là bệnh tâm thần nghiêm trọng và khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị. Tuy nhiên, đôi khi trầm cảm có thể tự khỏi và không tự khỏi. Điều này còn phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

    Loại trầm cảm: Một số loại trầm cảm có xu hướng kéo dài hơn những loại khác. Điển hình như rối loạn cảm xúc theo mùa, thường chỉ xảy ra ở mùa đông, giảm ở mùa xuân. Còn rối loạn trầm cảm dai dẳng kéo dài từ 2 năm trở lên.

    Nguyên nhân trầm cảm: Người trầm cảm có tự khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trầm cảm do chỉ là căng thẳng tạm thời thì bệnh thường không kéo dài. Tuy nhiên, với những trầm cảm xảy ra do tình trạng sức khỏe thì có thể kéo dài. Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân để trao đổi với bác sĩ và tìm phương pháp điều trị phù hợp.

    Mức độ: Đây được xem là yếu tố quyết định đến việc người trầm cảm có tự khỏi được không. Nếu mức độ nhẹ, bệnh mới khởi phát thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng thì việc tự khỏi là không thể. Thực tế thống kê cho thấy, có tới 80 – 90% số người điều trị nhận thấy triệu chứng được cải thiện.

    trầm cảm có tự khỏi được không

    3. Vì sao bệnh trầm cảm cần điều trị?

    Với thông tin cung cấp ở trên, bạn đọc đã trả lời cho mình câu hỏi “trầm cảm có tự khỏi được không”. Mặc dù với những trường hợp trầm cảm nhẹ có thể hết hoặc triệu chứng có xu hướng lắng xuống mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở nên tồi tệ nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn. Đó là lý do vì sao các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần khuyên chúng ta nên đi khám và điều trị khi có dấu hiệu của trầm cảm. Như vậy, bạn đã hiểu vì sao bệnh trầm cảm cần phải điều trị.

    Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị tích cực sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, như:

    3.1. Ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống người bệnh

    Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó chính là tinh thần, sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng.

    Mất tập trung: Người trầm cảm thường bị rối loạn suy nghĩ, tư duy khiến họ không thể tập trung học tập, làm việc.

    Ảnh hưởng tới giao tiếp: Người bệnh thường có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp hay tìm mối quan hệ mới để phát triển. Đồng thời, họ tự cô lập mình trong vỏ bọc.

    Gia tăng tệ nạn xã hội: Họ thường tìm đến rượu bia, chất kích thích giải tỏa căng thẳng. Lâu dần gây ra hội chứng nghiện, gia tăng các vấn đề phức tạp trong xã hội.

    Tự hủy hoại bản thân: Thống kê toàn cầu có khoảng 3000 người tự tử mỗi ngày, trong số đó 70% vụ liên quan tới trầm cảm. Nhiều người trầm cảm nặng thường có ý định giải thoát sự đau khổ của bản thân bằng cách tự sát.

    Bệnh trầm cảm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý

    Bệnh trầm cảm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý

    3.2. Ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe thể chất

    Ngoài những ảnh hưởng về tinh thần thì trầm cảm nếu không được điều trị cũng gây ra hệ lụy sức khỏe thể chất.

    Bệnh tim mạch: Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến tim mạch. Khi bạn chán nản, cơ tim dễ bị thiếu oxy dẫn đến đau tim. Vì vậy, bệnh nhân có vấn đề tim mạch nên cẩn thận phòng tránh bệnh trầm cảm.

    Suy giảm miễn dịch: Liên tục bị trầm cảm khiến hormone gây stress được sản sinh, tồn tại lâu trong cơ thể. Từ đó, chúng làm suy yếu hệ thống miễn dịch khiến bạn dễ bị ốm.

    Giảm ham muốn tình dục: Những người bệnh trầm cảm thời gian dài thường gặp rắc rối về đời sống tình dục, đặc biệt là suy giảm ham muốn tình dục.

    Mất ngủ: Khi bị trầm cảm, người bệnh thường khó ngủ do tâm trí không thoải mái, suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tình trạng đau lưng, đau đầu cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ.

    Tóm lại, trầm cảm nếu không được điều trị tích cực gây ra nhiều hệ lụy. Nguy hiểm nhất chính là nguy cơ tự tử cao. Vì vậy, đừng chủ quan khi mắc phải bệnh lý này.

    4. Vậy, đâu là cách điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả?

    Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh trầm cảm sẽ sớm vượt qua rối loạn và quay trở lại cuộc sống trước đây. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên tìm đến bác sĩ, chuyên viên tâm lý để được hỗ trợ.

    Dưới đây là những cách thường được áp dụng trong điều trị trầm cảm:

    4.1. Phương pháp tâm lý trị liệu

    Tâm lý trị liệu là phương pháp được đánh giá hiệu quả trong điều trị trầm cảm. Thông qua cách nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, người bệnh sẽ hiểu hơn về sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh bản thân, những vấn đề mình đang gặp phải. Từ đó, khơi thông cảm xúc, tăng khả năng xử lý tình huống, ứng phó với những vấn đề mình gặp phải.

    Có nhiều loại tâm lý trị liệu, trong đó liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phổ biến và được đánh giá hiệu quả hơn cả. Quá trình trị liệu có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

    Liệu pháp tâm lý được đánh giá hiệu quả trong điều trị trầm cảm

    Liệu pháp tâm lý được đánh giá hiệu quả trong điều trị trầm cảm

    Theo phân tích của các chuyên gia, tâm lý trị liệu giúp người bệnh:

    • Học cách đặt mục tiêu trong cuộc sống.
    • Tìm cách tốt hơn để giải quyết vấn đề
    • Xử lý khó khăn, khủng hoảng hiện tại.
    • Xác định nguy cơ, nguyên nhân gây trầm cảm.
    • Mở rộng và phát triển những mối quan hệ trong cuộc sống.
    • Chấp nhận đau khổ bằng hành vi lành mạnh hơn.
    • Lấy lại cảm giác hài lòng, giảm suy nghĩ tiêu cực như tức giận, tuyệt vọng.

    4.2. Điều trị trầm cảm bằng thuốc

    Ngoài phương pháp tâm lý trị liệu thì thuốc cũng được chỉ định trong điều trị bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định như sau:

    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI): Là thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến hiện nay. SSRI ngăn ngừa tái hấp thu serotonin, từ đó tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, giảm triệu chứng u uất, mệt mỏi, buồn bã.
    • Thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin và norepinephrine (SNRI): Dù mới được đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả tương đối cao. SNRI tăng cường sự hiện diện của 2 chất dẫn truyền thần kinh chính là serotonin và norepinephrine trong hệ thống thần kinh. Và công dụng của nhóm thuốc này cũng tương tự như SSRI.
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs): Là một trong những nhóm thuốc thế hệ đầu tiên trong điều trị trầm cảm. TCAs được sử dụng điều trị một số bệnh lý như tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường, đau cơ xơ hóa, ám ảnh sợ xã hội…
    • Thuốc chống trầm cảm không điển hình: Có tác dụng dự phòng sự tái phát các đợt trầm cảm nặng, giảm rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, căng thẳng…

    Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc tương ứng điều trị phù hợp.

    Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh trầm cảm bằng ngủ sâu giấc mỗi ngày

    5. Những câu hỏi thường gặp trong điều trị trầm cảm

    Khi điều trị bệnh trầm cảm, nhiều người khỏi khỏi đặt ra băn khoăn, thắc mắc. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp phải.

    5.1. Trầm cảm nhẹ nhàng có cần điều trị không?

    Theo các chuyên gia tâm lý, một số trường hợp trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chủ quan, trầm cảm nhẹ có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian. Do đó, nếu cảm thấy không ổn, điều bạn cần làm trước tiên là đến bác sĩ thăm khám và tư vấn. Cần bỏ qua tâm lý ngại ngùng, bởi thực tế căn bệnh thời đại này ngày càng nhiều người mắc phải.

    5.2. Liệu pháp tâm lý trị liệu có giúp cải thiện bệnh trầm cảm không?

    Người mắc bệnh trầm cảm nhẹ hoặc nặng đều có thể áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị. Như đã nói ở trên, phương pháp này giúp người bệnh trầm cảm giải quyết nhiều vấn đề như xử lý khủng hoảng, khó khăn, giảm suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng, kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Qua đó, sẽ giúp cho người bệnh thoát khỏi vòng luẩn quẩn buồn chán, mệt mỏi, tiêu cực, tuyệt vọng. Vì vậy, liệu pháp tâm lý được đánh giá hiệu quả trong điều trị trầm cảm.

    5.3. Có phải trầm cảm lúc nào cũng dùng thuốc?

    Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh trầm cảm phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc khác nhau, cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường hợp dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải sử dụng thuốc lâu dài để hạn chế nguy cơ tái phát các triệu chứng. Do vậy, việc chỉ định ngừng hay uống do mức độ bệnh của bạn.

    Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn độc giả đã có câu trả lời “trầm cảm có tự khỏi được không”. Trầm cảm là bệnh lý tâm thần phổ biến và nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị. Vì vậy, đừng chủ quan nếu mắc phải bệnh lý này.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đừng bỏ qua 5 cách dùng yến sào chữa mất ngủ 21/06/24
      Yến sào từ lâu đã sử dụng với tư cách một loại thực phẩm, một vị thuốc bổ dưỡng. Tuy…
      Khám mất ngủ ở đâu? Top 11 địa chỉ uy tín được nhiều người tin tưởng 09/11/23
      Chứng mất ngủ kéo dài khiến nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, kém tập trung. Để…
      6 cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT 13/09/23
      Nhiều người mách nhau cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ. Vậy thực hư phương pháp này như…
      Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ? 08/05/24
      “Gần đây tôi thấy rất hay ngáp ngủ, kèm theo đó là mệt mỏi, đầu óc căng thẳng. Xin hỏi…
      Xem thêm