Nguyên nhân gây mất ngủ do đâu? 11 lý do ai nghe cũng thấy đúng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Nguyên nhân gây mất ngủ do đâu? 11 lý do ai nghe cũng thấy đúng

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    13/01/25

    Theo thống kê, ước tính có tới 30 – 40% dân số nước ta đang gặp vấn đề về giấc ngủ. Tình trạng này không chỉ gặp ở người già mà người trẻ cũng bị mất ngủ. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chuyên gia chia sẻ 11 lý do dưới đây, ai nghe cũng thấy mình trong đó.

    Đánh giá article

    1. Dấu hiệu nào cho thấy bạn mất ngủ?

    Có thể nói, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa, phòng bệnh tật…

    Một người trưởng thành khỏe mạnh bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm. Tùy vào độ tuổi mà thời gian ngủ có thể thay đổi. Một giấc ngủ chất lượng là phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu cơ bản như đủ giờ, đủ sâu, ngủ dậy thấy khỏe khoắn, tỉnh táo…

    Vậy, mất ngủ là gì? Mất ngủ có biểu hiện gì? Mất ngủ được hiểu là chứng rối loạn giấc ngủ, được đặc trưng bởi tình trạng:

    • Khó đi vào giấc ngủ tự nhiên
    • Bị giật mình tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại
    • Ngủ chập chờn
    • Ngủ không sâu giấc
    • Thường xuyên mộng mị

    nguyên nhân gây mất ngủ

    Thời gian và chất lượng ngủ là 2 chỉ số để đánh giá việc bạn có đang mất ngủ hay không. Cụ thể, người mất ngủ sẽ gặp phải tình trạng.

    • Số lượng: Ngủ không đủ thời gian (ngủ dưới 4 tiếng/1 đêm).
    • Chất lượng: Khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ linh tinh, mệt mỏi sau khi thức dậy, tỉnh dậy nhiều lần.

    Nếu như đang gặp phải những biểu hiện trên thì tức là bạn đang bị mất ngủ. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ của bạn?

    Xem thêmMất ngủ kéo dài – Bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần

    2. 11 nguyên nhân gây mất ngủ ở nhiều người– Tham khảo ngay

    Rất có thể bạn bị mất ngủ do một trong những nguyên nhân dưới đây:

    2.1. Do tuổi tác

    Mất ngủ thường gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 60 trở lên. Vì sao vậy?

    Theo các chuyên gia, tuổi càng cao sẽ khiến cho toàn bộ cơ quan trong não bộ bị lão hóa suy giảm, đặc biệt là hệ thống hormone, não bộ… Trong đó, sự suy giảm melatonin (được sản xuất bởi tuyến tùng nằm giữa não) ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của người già. Melatonin đóng vai trò thiết lập, điều hòa đồng hồ sinh học trong não, điều chỉnh giấc ngủ tự nhiên của con người.

    nguyên nhân mất ngủ do tuổi tác

    Ngoài ra, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh lý mạn tính như tiểu đường, phì đại tiền liệt tuyến, tim mạch, tăng huyết áp… Điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến cho họ bị mất ngủ.

    2.2. Suy giảm nội tiết tố – “Kẻ cướp” đi giấc ngủ

    Chứng mất ngủ, khó ngủ cũng dễ bắt gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ đang mang thai và sau sinh.

    Theo phân tích của nhiều tài liệu, phụ nữ ở trong giai đoạn này có nội tiết tố bị thay đổi, lượng hormone estrogen suy giảm đáng kể. Tình trạng này khiến cho nhiều chị em giật mình, khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là mất ngủ kéo dài. Kèm theo đó là hàng loạt biến động về hình thể, tâm sinh lý như bốc hỏa, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi, chóng mặt…

    Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố còn khiến chị em căng thẳng, mệt mỏi, lo âu trong cuộc sống khiến họ dễ bị mất ngủ.

    2.3. Áp lực, căng thẳng

    Ai trong chúng ta cũng biết được áp lực, căng thẳng có mối quan hệ mật thiết với mất ngủ. Khi bạn trải qua một vấn đề gì đó, có xu hướng lo lắng hoặc đang đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Lúc này, não bộ sẽ hoạt động liên tục khiến hệ thần kinh trung ương luôn cảm thấy hưng phấn. Bên cạnh đó, khi cơ thể ở trạng thái stress quá mức sẽ làm cho hệ thần kinh phóng thích các nội tiết tố như cortisol, adrenalin… để cơ thể có thể kích ứng tốt hơn. Khi tác động này diễn ra với cường độ cao và kéo dài sẽ gây ức chế khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ, thậm chí là mất ngủ kéo dài.

    Đó là lý do vì sao khi đưa ra giải pháp cải thiện mất ngủ, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.

    2.4. Trầm cảm

    Trầm cảm là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng mất ngủ. Tình trạng này có thể là do sự mất cân bằng hóa học trong não ảnh hưởng tới giấc ngủ.

    Ngoài ra, bạn có thể quá đau khổ vì sợ hãi hoặc những suy nghĩ tiêu cực, rắc rối, khiến cho thần kinh bị hoạt động quá mức, dẫn tới giấc ngủ không ổn định.

    Mất ngủ cũng có thể là triệu chứng thường gặp ở những người bị rối loạn tâm thần khác. Ví dụ như rối loạn lưỡng cực, lo lắng hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng đều ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

    Mất ngủ có thể do trầm cảm

    2.5. Tác dụng phụ của thuốc

    Theo nhiều tài liệu phân tích, một số loại thuốc tây bạn sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ, điển hình là mất ngủ.

    Chu kỳ ngủ – thức rất phức tạp, liên quan đến nhiều tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh. Bất kỳ thuốc nào có hoạt động trong hệ thần kinh trung ương đều có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ này.

    Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ như: Thuốc giảm đau, thuốc hen suyễn, liệu pháp thay thế nicotine, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm…

    Nếu như đang sử dụng những loại thuốc này và gặp phải tình trạng mất ngủ, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ thăm khám.

    2.6. Mất ngủ có thể là do béo phì

    Thừa cân, béo phì và rối loạn giấc ngủ có vẻ như chẳng liên quan gì, song chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.

    Theo một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết, thừa cân, béo phì ảnh hưởng tiêu cực tới giấc ngủ. Ảnh hưởng này được thể hiện thông qua chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không nghỉ. Ngược lại, rối loạn về giấc ngủ cũng góp phần vào chứng béo phì.

    Theo thống kê, người trưởng thành ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có tỷ lệ béo phì là 33%.

    2.7. Xem các thiết bị điện tử

    Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, buổi tối trước khi đi ngủ là thời gian để họ lướt điện thoại hay ngồi xem tivi giải trí. Chính thói quen này đã vô tình ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ. Bởi, nội tiết tố melatonin điều hòa giấc ngủ rất nhạy cảm với ánh sáng. Cho nên khi bạn dùng điện thoại vào buổi tối, não bộ nghĩ rằng ánh sáng nhân tạo từ màn hình là ánh sáng ban ngày. Vì vậy, cơ thể sẽ không sản xuất melatonin dẫn đến tình trạng mất ngủ.

    Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội cung cấp nhiều thông tin, có thể là vui vẻ nhưng cũng có những điều tiêu cực. Xu hướng mang lại căng thẳng cũng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

    2.8. Sử dụng cà phê vào buổi chiều

    Caffeine có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tinh thần bạn tỉnh táo hơn, tập trung làm việc hơn. Tuy nhiên, hoạt chất này cũng làm gián đoạn giấc ngủ hoặc khiến bạn căng thẳng, lo âu, nhất là với trường hợp nhạy cảm với caffeine hoặc dùng quá nhiều.

    Với những người có thói quen uống cà phê thường xuyên hoặc uống vào buổi chiều có thể gây hưng phấn và tỉnh táo khiến bạn khó ngủ vào buổi tối.

    2.9. Tiếng ngáy của người khác khiến bạn mất ngủ

    Một nguyên nhân mà nhiều người không thể nghĩ tới chính là tiếng ngáy của “bạn” ngủ cùng giường.

    Tiếng ngáy thường khiến chúng ta khó chịu mặc dù người ngáy không hề biết điều này. Khi đã khó chịu thì việc đi vào giấc ngủ hay tỉnh giấc ngủ tiếp là rất khó.

    Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy chủ động nói chuyện với người bạn đời của mình, tìm cách giảm bớt tiếng ngáy. Bởi, ngáy có thể là do hệ hô hấp của họ đang có vấn đề.

    2.10. Nguyên nhân gây mất ngủ do ngoại cảnh

    Tiếng ồn, ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của bạn. Tiếng xe cộ, tiếng công trình đang thi công, tiếng nói chuyện… tất cả đều là nguyên nhân ngoại cảnh khiến bạn mất ngủ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng không gian ngủ của mình thật yên tĩnh, kín rèm để cản sáng.

    2.11. Đi ngủ không đúng giờ

    Đi ngủ vào những thời gian khác nhau sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Điều đó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn, gây choáng váng mỗi sáng thức dậy.

    Vì vậy, hãy thiết lập cho mình “đồng hồ sinh học” chuẩn, đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm mỗi ngày. Cách này sẽ giúp bạn vào giấc nhanh, ngủ ngon và sáng thức dậy tỉnh táo, khỏe khoắn.

    Đi ngủ không đúng giờ, thức khuya

    3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ?

    Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc hay khó ngủ lại khi tỉnh dậy hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng:

    • Giảm thời lượng sử dụng điện thoại, máy tính, tivi vào buổi tối trước khi đi ngủ.
    • Cố gắng sắp xếp thời gian tập thể dục, vận động nhẹ nhàng hoặc chỉ đơn giản là đi bộ để hít thở không khí trong lành.
    • Tránh uống rượu bia, thuốc lá, caffeine, đặc biệt là vào buổi chiều, tối.
    • Tìm cho mình một phương pháp thư giãn trước giờ đi ngủ, có thể là tập yoga, ngồi thiền, đọc sách…
    • Duy trì một thời điểm đi ngủ, thức dậy mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
    • Nếu mất ngủ hãy bổ sung những thực phẩm có tác dụng an thần như: Hạt sen, tim sen, lạc tiên, long nhãn…
    • Bố trí không gian ngủ thật yên tĩnh, thoải mái, thoáng mát để tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn.
    • Đừng quên bổ sung sản phẩm thảo dược hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon.

    Như vậy, bạn vừa tìm hiểu xong bài viết tổng hợp những nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu như còn băn khoăn nào về vấn đề này hãy liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      TOP 12 thực phẩm chức năng an thần ngủ ngon TỐT NHẤT 2024 13/01/25
      Thực phẩm chức năng an thần ngủ ngon là những sản phẩm hỗ trợ hiệu quả đối với người mất…
      Xả stress, căng thẳng: 15 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả (Thử đi) 17/05/24
      Áp lực thi cử, công việc, cuộc sống hay những điều lo lắng về sức khỏe, kinh tế… luôn khiến…
      Đơn thuốc mất ngủ nào hiệu quả – Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ 21/12/23
      Tôi bị mất ngủ nên các bác sĩ kê cho tôi đơn thuốc mất ngủ gồm có Amitriptyline 25mg, Tuần…
      Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Bác sĩ lưu ý khi sử dụng 02/01/24
      Thuốc Remeron có trị mất ngủ không? Đối với những người mất ngủ tiên phát, đây là thuốc được kê…
      Xem thêm