“Bảo bối” giúp bệnh nhân đại tràng vô tư ăn uống dịp lễ 2/9
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    “Bảo bối” giúp bệnh nhân đại tràng vô tư ăn uống dịp lễ 2/9

    15/08/19

    Thói quen ăn uống thả ga mỗi dịp lễ, tết là một trong những nguyên nhân khiến bệnh đại tràng tái phát. Điều này không chỉ làm gián đoạn cuộc vui mà còn gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Làm sao để ngăn ngừa hiện tượng này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, dịp “cạ cứng” tụ tập

    Năm nay, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 3 ngày. Đây không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy mà còn là cơ hội để những “cạ cứng” tụ tập, ăn chơi thả ga… Có lẽ vì thế, những buổi liên hoan, tiệc tùng trở thành hoạt động “bất di bất dịch” trong những ngày này.

    Liên hoan, nhậu nhẹt là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp lễ

    Liên hoan, nhậu nhẹt là hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp lễ

    Với những người bình thường, tiệc tùng trong nhiều ngày có thể khiến bộ máy tiêu hóa bị quá tải, dẫn tới chướng bụng, đầy hơi… Còn trường hợp mắc bệnh đại tràng thì sao? Triệu chứng đau bụng, đi ngoài… tái phát khiến cho không ít người phải “làm bạn bất đắc dĩ” với nhà vệ sinh. Tình trạng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể… là điều không thể tránh khỏi.

    Vậy, phải làm thế nào để người mắc bệnh đại tràng vừa ăn uống thả ga mà vẫn có “cái bụng khỏe” trong dịp lễ Quốc khánh 2/9?

    2. Bí kíp để bệnh đại tràng không tái phát dịp lễ Quốc khánh 2/9

    2.1. Chế độ ăn uống khoa học

    Bệnh đại tràng được mệnh danh là “bệnh từ miệng mà ra”, do vậy, trong dịp lễ Quốc khánh sắp tới, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng, cụ thể:

    Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

    Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

    • Tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi. Người bị bệnh đại tràng nên hạn chế các thực phẩm như: hải sản, nem chua, gỏi, rau sống…
    • Uống đủ nước, ăn sữa chua, bổ sung các loại rau xanh nhiều lá (rau ngót, rau muống, rau cải…) nhằm tăng cường chất xơ và cải thiện hệ tiêu hóa.
    • Ưu tiên những thực phẩm ít chất béo (thịt nạc, cá nạc…) được chế biến dưới dạng xay, vo thành viên hoặc thịt cắt lát giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
    • Các thực phẩm được chế biến bằng cách chiên, xào hoặc đồ ăn nhanh như: pate, xúc xích, pizza… khiến bệnh nhân đại tràng dễ gặp tình trạng đau bụng, đầy hơi… Thay vào đó, bạn nên sử dụng các thức ăn dạng luộc, hấp… để cơ thể dễ hấp thụ.
    • Hạn chế uống sữa tươi, đồ ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt… bởi chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, socola chứa nhiều đường và cafein – tác nhân gây hiện tượng co thắt đại tràng và tăng số lần đi ngoài ở người viêm đại tràng.
    • Nói không với rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas… vì chúng chứa axit cao, gây nên triệu chứng đau bụng, khó chịu.

    2.2. “Thủ sẵn” những bài thuốc “cây nhà lá vườn” phòng thân

    Để bệnh đại tràng không tái phát dịp lễ, bạn hãy chuẩn bị cho mình những bài thuốc dân gian như sau:

    Nghệ và mật ong:

    Mật ong được coi là vị thuốc quý giúp bổ tỳ vị, giảm đau, giải độc, kháng khuẩn. Trong khi đó, nghệ vàng lại giàu cucurmin có tác dụng làm lành vết loét, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

    Cách thực hiện: Lấy 2 thìa bột nghệ trộn với 1-2 thìa mật ong, vo thành viên, ăn ngày 2 lần. Kiên trì thực hiện trong 1 tháng để thấy tác dụng.

    Củ riềng:

    Từ xa xưa, dân gian ta đã lưu truyền bài thuốc chữa viêm đại tràng từ củ riềng. Bạn có thể áp dụng với 2 cách như sau:

    Cách 1: Lấy 20g riềng tươi, rửa sạch, thái lát, hãm nước sôi cùng 20g lá lốt. Sau 20 phút thì rót lấy nước thuốc, uống trong ngày.

    Cách 2: 20g riềng tươi, 20g vỏ chuối xanh, 20g búp ổi. Cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút rồi chắt lấy nước uống.

    Củ riêng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đại tràng

    Củ riêng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đại tràng

    Lá ổi:

    Lá ổi được mệnh danh là “vị cứu tinh” của những người bị viêm đại tràng. Vì sao vậy? Trong lá ổi chứa hoạt chất flavonoid – có tác dụng kích thích cơ trơn ruột, giảm đau, kháng khuẩn và cầm tiêu chảy rất tốt.

    Cách thực hiện: Cho 50g búp lá ổi vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, đun sôi khoảng 15-20 phút. Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, sử dụng hết trong ngày.

    Những bài thuốc “cây nhà lá vườn” trên có ưu điểm dễ thực hiện, không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, cách chế biến mất rất nhiều thời gian, đòi hòi người bệnh phải kiên trì thực hiện.

    Trên đây là 2 “bảo bối” giúp bạn ngăn ngừa bệnh đại tràng tái phát mỗi dịp lễ tết. Để căn bệnh “từ miệng mà ra” không trở thành “kẻ thù” đeo bám cuộc sống của bạn, hãy luôn nhớ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, thăm khám sức khỏe thường xuyên để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Berberin là thuốc gì? Công dụng như thế nào? Có tác dụng phụ không? 19/10/21
      Thuốc Berberin thường được người bệnh tìm đến mỗi khi bị đau bụng, đi ngoài. Vậy loại thuốc này có…
      Xuyên tâm liên – Thực hư vị thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 03/08/21
      Xuyên tâm liên là vị thuốc gì? Tác dụng như thế nào? Có điều trị được Covid không? là những…
      Viêm đại tràng co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 15/10/23
      Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hoá phổ biến, gây nhiều khó chịu cho người bệnh bởi những…
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? 22/11/23
      Đau bụng bên trái là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sinh sản, bài…
      Xem thêm