Mất ngủ kéo dài có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ sa sút. Việc tìm hiểu các loại thuốc trị mất ngủ để sử dụng là cần thiết. Tuy nhiên cần có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
1. Các nhóm thuốc trị mất ngủ
Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân cần sử dụng nhóm thuốc trị mất ngủ nào. Dưới đây là 5 nhóm phổ biến nhất:
1.1 Thuốc bình thần
Thuốc bình thần thường được chỉ định trong những trường hợp mất ngủ mức độ nhẹ, tình trạng chưa kéo dài. Một số loại thuốc ngủ thuộc nhóm bình thần bao gồm:
- Clonazepam
- Rotunda
- Diazepam
- Bromazepam…
Đặc điểm của nhóm thuốc ngủ này là có thể gây “nghiện” hay còn gọi là quen thuốc, nhờn thuốc. Nếu sử dụng dài ngày thì thuốc có thể mất đi tác dụng, mặc dù tăng liều cũng không mang lại hiệu quả mong muốn. Vì thế, không dùng thuốc quá 3 ngày để tránh tác dụng phụ.
1.2 Thuốc ngủ
Nhóm thuốc ngủ mang đến tác dụng mạnh mẽ, khiến giấc ngủ đến nhanh chóng hơn nhóm thuốc bên trên. Những người mất ngủ ngắn, mức độ chưa quá nghiêm trọng có thể được khuyên dùng.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc ngủ rất dễ xảy ra tình trạng quen thuốc. Vì thế chỉ nên dùng không quá 3 ngày. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy.
Mất ngủ là gì? Đừng chủ quan nếu mất ngủ kéo dài
1.3 Thuốc trị mất ngủ: Thuốc an thần
Công dụng của thuốc an thần đối với giấc ngủ là giúp bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ hơn, không còn cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, bồn chồn… Một số thuốc an thần mới được sử dụng gồm:
- Amisulpride
- Quetiapine
- Olanzapine…
Thuốc an thần được chỉ định trong những trường hợp mất ngủ do các vấn đề về thần kinh. Tác dụng phụ thường gặp là tăng cân mất kiểm soát, thậm chí béo phì vì thuốc kích thích ăn uống ngon miệng. Người dùng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến cân nặng.
1.4 Thuốc kháng Histamin
Bên cạnh tác dụng chống dị ứng, nhóm thuốc kháng Histamin thế hệ cũ còn có tác dụng gây ngủ khá mạnh. Thuốc chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân mất ngủ do ngứa ngáy, gãi nhiều do mắc các bệnh ngoài da như tổ đỉa, hắc lão, eczema… Mất ngủ do dị ứng gây ngứa cũng có thể dùng thuốc kháng Histamin.
Tác dụng phụ dễ gặp bao gồm: mệt mỏi, khô mũi, khô miệng, ảnh hưởng đến trí não khiến người bệnh hay quên…
1.5 Thuốc chống trầm cảm
Tâm lý căng thẳng, lo âu, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định thuốc trầm cảm đa vòng, 3 vòng để điều trị. Ngoài ra, thuốc có thể dùng khi mất ngủ do đánh trống ngực, do đau (mắc bệnh ung thư, đau dây thần kinh, đau do chấn thương…).
Đối với giấc ngủ, thuốc chống trầm cảm tác động vào cơ chế giấc ngủ, cụ thể là serotonin bên trong não. Ưu điểm của loại thuốc này là không gây tình trạng quen thuốc. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc không được phát huy ngay lập tức mà phải qua quá trình điều trị khoảng 3-4 tuần.
Một số tác dụng phụ có thể gặp:
- Táo bón
- Đắng miệng, khô miệng
- Bí tiểu ở những người u xơ tiền liệt tuyến…
2. 11 loại thuốc trị mất ngủ phổ biến nhất người bệnh nên biết
Thuốc ngủ là thuốc điều trị kê đơn, không tự ý mua và sử dụng. Dưới đây là một số loại bạn có thể tham khảo:
2.1 Thuốc trị mất ngủ Seduxen
Thuốc trị mất ngủ Seduxen được chỉ định trong những trường hợp mất ngủ kinh niên, có dấu hiệu rối loạn thần kinh. Thành phần của thuốc là Diazepam. Công dụng cụ thể là:
- Giảm lo âu, kích động, co giật và cải thiện rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài.
- Điều chỉnh hệ thần kinh, làm dịu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vào giấc ngủ.
- Hỗ trợ giảm các cơn co giật thần kinh và rối loạn co thắt cơ.
Lưu ý: Thuốc uống theo đơn và liều lượng chỉ định từ bác sĩ. Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Có thể dùng 2-4 lần/ ngày.
*Giá tham khảo: 590.000 đồng.
2.2 Bị mất ngủ nên uống thuốc gì? Gardenal 100mg
Mất ngủ uống thuốc gì? Bạn có thể được chỉ định thuốc trị mất ngủ Gardenal 100mg. Hoạt chất của thuốc là Phenobarbital – dẫn xuất từ axit barbituric với tác dụng nổi trội là an thần, khiến người bệnh chìm vào giấc ngủ dễ dàng và chống co giật, động kinh cục bộ.
Liều dùng cụ thể:
- Chống mất ngủ: Sử dụng 1 viên trước khi đi ngủ.
- Chống co giật khi ngủ: Người lớn uống mỗi ngày 2 – 3mg/kg. Trẻ nhỏ mỗi ngày uống từ 3 – 4 mg/kg.
- Liều dùng an thần: 0,05 – 0,12g mỗi ngày.
Gardenal 100mg chống chỉ định trong những trường hợp suy hô hấp nặng, khó thở, tắc nghẽn phổi; người gặp rối loạn chuyển hóa porphyrin, người bị suy gan, thận…
2.3 Grandaxin 50mg Egis
Grandaxin 50mg Egis là thuốc ngủ và thuốc an thần; chỉ định trong điều trị rối loạn tâm thần, rối loạn thần kinh, suy nhược thần kinh gây mất ngủ. Thuốc được sản xuất tại Hungary bởi Công ty dược phẩm Egis. Thành phần chính là Tofisopam, bào chế dạng viên nén hình tròn.
Công dụng cụ thể của thuốc Grandaxin 50mg Egis là:
- Ðiều trị các bệnh tâm thần (thần kinh) và thực thể có đi kèm lo âu, rối loạn thực vật, thiếu sinh lực, động lực; lãnh đạm, mệt mỏi, trầm cảm.
- Điều trị triệu chứng đau thắt ngực giả.
- Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng thực vật và sự kích thích trong các tình trạng tiền mê sảng hay mê sảng.
- Có thể dùng viên nén Grandaxin 50mg khi các thuốc làm giãn cơ bị chống chỉ định, như trong bệnh nhược cơ năng, bệnh cơ và teo cơ do thần kinh.
2.4 Thuốc điều trị mất ngủ Phenobarbital
Đây là thuốc điều trị mất ngủ thể nặng, dành cho người mất ngủ lâu năm được bán theo đơn. Thành phần của thuốc là hoạt chất Phenobarbital cũng một số tá dược khác. Công dụng của thuốc bao gồm:
- An thần ban ngày, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
- Giảm các cơn co giật, động kinh, phòng co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ.
- Điều trị vàng da sơ sinh, người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh; người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
Bật mí mẹo chữa mất ngủ tại nhà không cần dùng thuốc – Thử ngay và cảm nhận
2.5 Thuốc trị mất ngủ bán theo đơn Zopistad 7.5
Zopiclone thuộc nhóm cyclopyrrolon với các đặc tính tương tự như dẫn chất của benzodiazepin. Công dụng của thuốc bao gồm an thần, giải lo âu, giãn cơ và chống co giật.
Zopistad 7.5 có tác động gián tiếp làm tăng hoạt tính của acid gamma – aminobutyric (GABA) ở não, đồng thời hoạt chất Zopiclone gắn kết với thụ thể benzodiazepine của phức hợp thụ thể GABA. Đặc điểm của Zopistad 7.5 là thời gian tác dụng ngắn, khởi tạo giấc ngủ nhanh nhưng không tác động đến giai đoạn giấc ngủ REM.
Cụ thể công dụng của thuốc là:
- Ðiều trị ngắn hạn chứng mất ngủ, bao gồm khó ngủ, hay tỉnh giấc về đêm và thức dậy sớm, mất ngủ thoáng qua, tạm thời hoặc mạn tính;
- Mất ngủ thứ phát do tình trạng rối loạn tâm thần;
- Điều trị những trường hợp mất ngủ làm bệnh nhân suy nhược hoặc kiệt sức trầm trọng.
2.6 Rotunda 30mg TW3
Thuốc trị mất ngủ loại nào tốt thì Rotunda 30mg TW3 được cho là thuốc phổ biến nhất với giá thành rẻ, hiệu quả cao. Đây là thuốc được sản xuất trong nước với thành phần hoạt chất Rotundin. Công dụng của thuốc gồm:
- Điều trị mất ngủ do các nguyên nhân khác nhau.
- Có thể dùng hỗ trợ giấc ngủ trong các trường hợp ngủ không sâu hoặc ngủ không đủ giấc.
- Dùng thay thế diazepam khi bệnh nhân bị quen thuốc.
- Hỗ trợ giảm đau trong một số trường hợp đau co thắt cơ trơn, cơ vân, đau dây thần kinh, đau do co thắt đường tiêu hoá, tử cung, đau cơ xương khớp, đau tim, hen, sốt cao do co giật.
2.7 Drexler 7.5
Đây là thuốc chữa mất ngủ của Công ty CP Đạt Vi Phú chứa thành phần Zopiclon, là hoạt chất giúp điều trị rối loạn giấc ngủ nguyên nhân do sự bất thường cơ thể hoặc tâm thần. Sản phẩm thích hợp cho những người thường xuyên khó ngủ, hay tỉnh giấc về đêm, thức dậy sớm.
Ngoài ra, thuốc còn điều trị lo âu, trầm cảm, chống co giật và giãn cơ hiệu quả. Sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
2.8 Thuốc chữa mất ngủ Phamzopic 7.5 Science
Những người khó ngủ, mất ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào đêm có thể được chỉ định Phamzopic 7.5 Science. Ngoài ra, nếu bạn khó ngủ do điều kiện ngoại cảnh như lạ nhà, lạ chăn gối, thay đổi múi giờ… cũng có thể sử dụng thuốc cho hiệu quả tốt.
Liều dùng:
- Uống 1 viên/1 lần, ngày 1 lần.
- Liều dùng điều trị cho người cao tuổi, suy giảm chức năng gan, thận: Uống 1/2 – 1 viên/1 lần, ngày 1 lần.
Sử dụng thuốc trước khi đi ngủ. Không uống quá 10 ngày, giảm từ từ liều dùng trước khi ngưng hẳn thuốc.
2.9 Mất ngủ uống thuốc gì? Neuractine 2mg Savi
Thành phần hoạt chất của Neuractine 2mg Savi là Eszopiclone . Trong nghiên cứu về giấc ngủ trên bệnh nhân ngoại trú có kiểm soát, bệnh nhân được cho uống Eszopiclone trước khi đi ngủ. Kết quả đã làm giảm độ trễ của giấc ngủ và cải thiện tình trạng giấc ngủ.
Cơ chế gây ngủ chính xác của eszopiclone hiện không rõ, tác động này được cho là kết quả của sự tương tác với khu phức hợp thụ thể GABA tại vùng gắn kết nằm ở gần hoặc khác vùng không gian đến các thụ thể benzodiazepin.
Liều dùng:
- Người lớn: 2mg trước khi đi ngủ, có thể nâng lên 3mg theo chỉ định.
- Người cao tuổi: liều ban đầu là 1mg, có thể nâng lên nhưng không quá 2mg/ngày.
- Người suy gan: Liều khởi đầu là 1mg cho người suy gan nặng
- Liều dùng khi kết hợp đồng thời với các thuốc khác: theo chỉ dẫn bác sĩ.
2.10 Stilux-60 Traphaco
Stilux-60 Traphaco là giải pháp hỗ trợ giảm chứng mất ngủ với thành phần Rotundin được chiết xuất từ củ bình vôi cùng các tá dược. Ưu điểm của sản phẩm là nguồn gốc tự nhiên, giúp người bệnh tìm lại được giấc ngủ sinh lý êm ái, trọn vẹn mà không bị phụ thuộc thuốc hay lo lắng tác dụng phụ.
Ngoài tác dụng đối với giấc ngủ, Stilux-60 Traphaco còn mang lại một số công dụng khác như:
- Giảm đau trong các trường hợp bị bệnh về đường tiêu hóa, đau bụng kinh, đau đầu…
- Điều hòa nhịp tim, huyết áp, điều hòa hô hấp, chữa hen suyễn, nấc cụt.
2.11 Dưỡng tâm an thần Danapha
Bên cạnh các loại thuốc tân dược trị mất ngủ, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược thiên nhiên tốt cho giấc ngủ như Dưỡng tâm an thần Danapha. Sản phẩm được điều chế từ Hoài sơn, cao khô Liên tâm, Cao khô Liên nhục, Cao khô Bá tử nhân, Cao khô Toan táo nhân, Cao khô hỗn hợp lá dâu, lá vông nem, long nhãn…
Công dụng Dưỡng tâm an thần Danapha mang lại là:
- Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ do lo âu, làm việc quá sức, tim đập hồi hộp.
- Cải thiện tâm thần bất an, giảm trí nhớ, cơ thể suy nhược, ăn không ngon.
3. Lạm dụng thuốc ngủ – nguy hiểm khôn lường
Như đã chia sẻ ở trên, các loại thuốc trị mất ngủ có tác dụng chính là điều trị mất ngủ. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc ngủ, liều dùng, cách dùng… phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay do người dân chưa hiểu hết được công dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc ngủ nên việc sử dụng còn nhiều bất cập. Nhiều người sử dụng thuốc ngủ nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, có trường hợp còn tự ý tăng liều. Điều này gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Theo chuyên gia, việc lạm dụng, sử dụng không đúng chỉ định của bác sĩ có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt;
- Buồn nôn, tiêu chảy;
- Đau đầu;
- Buồn ngủ kéo dài;
- Gặp những phản ứng dị ứng nặng;
- Có những hành vi không tốt liên quan tới thuốc ngủ như ăn uống, làm việc trong tinh thần thiếu tỉnh táo, lái xe nhưng vẫn buồn ngủ;
- Về lâu dài có thể nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc.
- Ức chế hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn cảm xúc khiến người bệnh lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ
Thuốc trị mất ngủ là “con dao hai lưỡi”, một mặt có tác dụng cải thiện mất ngủ nhanh, mặt khác lại gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Do vậy, trước và trong thời gian sử dụng thuốc ngủ, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
4.1. Thăm khám trước khi sử dụng thuốc
Hãy thăm khám và kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi sử dụng thuốc trị mất ngủ. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác, từ đó có đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu đã sử dụng loại thuốc ngủ nào trước đó phải thông báo cho bác sĩ kịp thời.
4.2. Chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Mỗi trường hợp sẽ có loại thuốc, liều lượng phù hợp. Vì vậy, hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ thời gian tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ tiềm ẩn. Trong thời gian sử dụng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4.3. Chỉ uống thuốc khi bạn sẵn sàng đi ngủ
Thuốc ngủ khiến bạn không ý thức được những vì bản thân thực hiện và gia tăng nguy cơ gặp phải những tình huống bất lợi, nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên dùng thuốc ngủ khi đã hoàn tất công việc và sẵn sàng vào giấc ngủ.
4.4. Theo dõi tác dụng phụ
Khi gặp những tác dụng phụ không mong muốn, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định loại thuốc khác, liều lượng hoặc hỗ trợ người bệnh cai thuốc.
4.5. Tránh uống rượu
Người bệnh cũng lưu ý, không sử dụng rượu với thuốc ngủ chung với nhau. Trong thời gian điều trị bệnh cũng nên tránh bia rượu, đồ uống có cồn. Bởi, bạn không biết rượu làm gia tăng tác dụng an thần của thuốc. Chỉ cần 1 lượng rượu nhỏ kết hợp với thuốc ngủ cũng có thể khiến bạn chóng mặt, lú lẫn. Bên cạnh đó, chúng còn có nguy cơ khiến bạn thở chậm hoặc không phản ứng, điều này vô cùng nguy hiểm.
4.6. Chú ý đối tượng sử dụng
Thuốc ngủ kê đơn, thuốc ngủ không kê đơn có thể không đảm bảo an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Vì vậy, đối tượng này không nên sử dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đồng thời, người bệnh cũng cần có giải pháp cải thiện tình trạng căng thẳng như tập thể dục, yoga, ngồi thiền…
Như vậy, độc giả vừa tìm hiểu xong bài viết về thuốc trị mất ngủ. Trên đây là thông tin các loại thuốc trị mất ngủ và những lưu ý cần thiết khi sử dụng. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về cách dùng, các loại thuốc ngủ có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn trực tiếp những thông tin hữu ích.
An thần ngủ ngon – Hỗ trợ an thần, giảm triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Như đã chia sẻ ở trên, thuốc ngủ như “con dao hai lưỡi”. Vì vậy, nhiều người bệnh lo lắng, muốn tìm các phương pháp cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Do đó, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ mất ngủ được nhiều nhiều ưa chuộng.
Để đảm bảo an toàn, có tác dụng hỗ trợ hiệu quả, người dân có thể tìm hiểu tpbvsk An thần ngủ ngon Tâm Bình. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín.
An thần ngủ ngon Tâm Bình được bào chế từ các thảo dược: Long nhãn, Táo nhân, Lạc tiên, Lá vông, Viễn chí, Đương quy, Cam thảo, Tâm sen, Phục thần, Xuyên khung cùng với chiết xuất củ Bình vôi và Nữ lang.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược và chiết xuất đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng mang đến tác dụng ưu việt, hỗ trợ:
- An thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon.
- Giảm các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Sản phẩm phù hợp với những người có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, lo âu, căng thẳng, suy nhược thần kinh.
Cách sử dụng:
- Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ.
- Liều dùng 1 viên/ lần với người từ 10 – 18 tuổi, 2 viên/ lần với người lớn.
Liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia hỗ trợ, tư vấn về sản phẩm cũng như bệnh lý mất ngủ.
*/Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
>>> XEM THÊM:
- Bí quyết an thần, ngủ ngon từ thảo dược tự nhiên
- Ngủ không sâu giấc là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách cải thiện
- [TOP 14] thuốc nam chữa mất ngủ tốt nhất
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.