[Cập nhật] Top 15 loại thuốc trị loãng xương và lời khuyên của chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    [Cập nhật] Top 15 loại thuốc trị loãng xương và lời khuyên của chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    25/10/22

    Trong những trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị loãng xương cho người bệnh. Đối với từng mục tiêu điều trị sẽ có loại thuốc riêng với thành phần và cách sử dụng không giống nhau.

    4.9/5 - (115 bình chọn)

    1. Thuốc trị loãng xương là gì?

    Bệnh loãng xương là tình trạng giảm mật độ khoáng của xương khiến xương yếu và dễ gãy. Thuốc trị loãng xương sẽ giúp tăng khối lượng xương, hạn chế nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần điều trị bằng nhóm thuốc này.

    Xem thêm Nguyên nhân gây loãng xương đừng bỏ qua

    2. Khi nào cần dùng thuốc điều trị loãng xương?

    Dùng thuốc là một trong những cách trị loãng xương khá phổ biến hiện nay. Để biết chính xác người bệnh có phù hợp để dùng thuốc hay không, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm về mật độ xương và yếu tố nguy cơ.

    Thông thường thuốc sẽ được chỉ định cho người có mật độ xương được biểu thị bằng điểm số T dưới – 2,5, được chuẩn đoán loãng xương. Người giảm mật độ xương có kèm yếu tố nguy cơ cao cũng có thể được chỉ định thuốc.

    3. Các nhóm thuốc điều trị loãng xương

    Vậy bị loãng xương nên uống thuốc gì? Thông thường phác đồ điều trị loãng xương sẽ được xây dựng dựa trên tình trạng bệnh, tuổi tác, thể trạng của bệnh nhân. Về cơ bản, các loại thuốc chữa loãng xương sẽ nằm trong 5 nhóm dưới đây.

    15 thuốc trị loãng xương

    3.1. Nhóm thuốc trị loãng xương Bisphosphonates

    Nhóm thuốc này thường là lựa chọn đầu tiên, phổ biến khi điều trị loãng xương. Bisphosphonates giúp làm chậm tốc độ mất xương. Đây cũng là loại thuốc điều trị loãng xương ở người già. Thuốc thường được dùng tối đa trong 5 năm liên tục. Sau khi ngưng thuốc, người bệnh vẫn có thể nhận được những lợi ích mà loại thuốc này mang lại.

    Các loại thuốc chính:

    • Thuốc điều trị loãng xương Alendronate (Fosamax, Binosto)
    • Risedronate (Actonel, Atelvia)
    • Ibandronate (Bonviva)
    • Axit Zoledronic (Reclast, Zometa)

    Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng, ợ chua… Dùng lâu dài có thể tăng nguy cơ gãy xương đùi, hoại tử xương hàm tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

    Nhóm thuốc trị loãng xương Bisphosphonates

    Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của Bisphosphonates

    3.2. Thuốc sinh học Denosumab

    Loại thuốc này được dùng trong trường hợp không dung nạp hoặc không thể sử dụng Bisphosphonates (như người bị suy giảm chức năng thận). Thuốc có thể phải sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là suốt đời.

    Các loại thuốc chính: Prolia, Xgeva

    Tác dụng phụ: Đau cơ, xương, ngứa, phát ban. Tăng nguy cơ bị gãy cột sống sau khi ngừng thuốc.

    3.3. Hormone và liệu pháp có liên quan tới hormone

    Với trường hợp loãng xương vì suy giảm nội tiết tố do tuổi tác, việc sử dụng hormone và liệu pháp thay thế hormone có thể là một giải pháp. Nó được dùng cho phụ nữ hoặc nam giới có nguy cơ gãy xương cao, người không thể dùng các loại thuốc chữa loãng xương khác.

    Các loại thuốc chính: Estrogen, Testosterone, Raloxifene (Evista), Calcitonin (Miacalcic)

    Tác dụng phụ: Có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, ung thư vú, bốc hỏa…

    liệu pháp có liên quan tới hormone trị loãng xương

    Sử dụng liệu pháp này có nguy cơ tăng khả năng hình thành cục máu đông

    3.4. Thuốc tăng tạo xương

    Đây là thuốc chữa loãng xương hiệu quả với người có mật độ xương rất thấp, người có tiền sử gãy xương hoặc loãng xương do lạm dụng steriod. Chúng thường được sử dụng trong vòng 1 – 2 năm. Tác dụng của thuốc sẽ biến mất nhanh chóng sau khi ngừng thuốc.

    Các loại thuốc chính:

    • Teriparatide (Forteo)
    • Abaloparatide (Tymlos)
    • Romosozumab (Evenity)

    3.5. Chất bổ sung canxi và vitamin D

    Chế độ dinh dưỡng thông thường có thể không đủ cung cấp lượng canxi và vitamin D cần thiết cho cơ thể. Do đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm chất bổ sung canxi và vitamin D. Theo khuyến cáo, cần bổ sung từ 500 – 1.500mg canxi/ngày và từ 800 – 1.000 IU vitamin D/ngày.

    4. Danh sách 15 thuốc trị loãng xương

    Dưới đây là 15 loại thuốc chữa loãng xương mà bạn có thể tham khảo.

    4.1. Thuốc điều trị loãng xương Fosamax

    Fosamax thuộc nhóm Bisphosphonates giúp ức chế quá trình hủy xương. Thuốc dùng để điều trị và dự phòng loãng xương, có xuất xứ từ Ý.

    Thành phần chính: Natri alendronat trihydrat

    Công dụng: Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, phòng tránh gãy xương.

    Liều dùng: Uống 70mg/lần/tuần.

    Tương tác thuốc: Estrogen, Canxi, thuốc kháng acid, aspirin

    Thuốc điều trị loãng xương Fosamax

    4.2. Thuốc loãng xương Binosto

    Thuốc này thuộc nhóm Bisphosphonates giúp ức chế quá trình hủy xương. Đây là thuốc loãng xương cho người già, phụ nữ sau mãn tinh, người điều trị corticosteriod kéo dài.

    Thành phần chính: Alendronate

    Công dụng: Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, người lớn tuổi, người dùng thuốc corticosteriod dài ngày.

    Liều dùng: 70mg/lần/tuần.

    Tương tác thuốc: Aspirin, NSAID…

    Thuốc loãng xương Binosto

    4.3. Thuốc Actonel

    Actonel thuộc nhóm Bisphosphonates. Thuốc có 2 hàm lượng chính là 75mg và 35mg, có khả năng chống hủy xương.

    Thành phần chính: Risedronate natri

    Công dụng: Điều trị và ngăn ngừa loãng xương, trị bệnh Paget xương.

    Liều dùng: 5mg/ngày.

    Tương tác thuốc: Aspirin, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng axit, NSAID…

    Thuốc Actonel chữa loãng xương

    4.4. Thuốc chữa loãng xương Atelvia

    Đây là một trong số nhiều loại thuốc nằm trong nhóm Bisphosphonates giúp làm chậm quá trình mất xương.

    Thành phần chính: Risedronate Sodium

    Công dụng: Điều trị, kiểm soát và phòng chống phá hủy xương bất thường.

    Liều dùng: 35mg/lần/tuần.

    Tương tác thuốc: Aspirin, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng axit, thuốc chống viêm không steroid…

    4.5. Thuốc Bonviva

    Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào trong danh sách này, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định khi sử dụng.

    Thành phần chính: Acid ibandronic

    Công dụng: Ức chế hoạt tính của tế bào hủy xương, giảm tỷ lệ chuyển hóa xương về mức trước mãn kinh ở phụ nữ mãn kinh.

    Liều dùng: 150mg/lần/tháng.

    Tương tác thuốc: Acid Acetylsalicylic, thuốc kháng histamin, thuốc chẹn kênh proton, sản phẩm có chứa canxi, nhôm, magie, sắt…

    Thuốc Bonviva chữa loãng xương

    4.6. Thuốc chữa loãng xương Reclast

    Thuốc không chỉ được chỉ định cho người bị loãng xương mà còn có thể được kê cho bệnh nhân tăng canxi máu, đa u tủy, di căn xương.

    Thành phần chính: Zoledronic Acid.

    Công dụng: Điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh và nam giới, ngăn ngừa loãng xương ở những người dùng corticosteroid kéo dài.

    Liều dùng: Liều điều trị, tiêm tĩnh mạch 5mg/lần/năm. Liều dự phòng, tiêm tĩnh mạch 5mg/lần/2 năm.

    Tương tác thuốc: Thalidomide

    4.7. Thuốc Zometa

    Thuốc dùng để điều trị các bệnh về xương như loãng xương, gãy xương do ung thư, đa u tủy…

    Thành phần chính: Axit zoledronic

    Công dụng: Điều trị loãng xương, tăng calci máu ác tính, ung thư xương đã di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

    Liều dùng: Tiêm truyền 4mg/lần mỗi 3 – 4 tuần.

    Tương tác thuốc: Actasta

    Thuốc Zometa dùng cho người loãng xương

    4.8. Thuốc Prolia

    Đây là thuốc kê đơn được dùng để điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao. Thuốc cũng phù hợp với người không thể dùng hoặc không đáp ứng với thuốc trị loãng xương khác.

    Thành phần chính: Denosumab

    Công dụng: Điều trị loãng xương ở phụ nữ hậu mãn kinh, tăng khối lượng xương ở nam giới mắc bệnh loãng xương.

    Liều dùng: Tiêm 60mg/lần mỗi 6 tháng.

    Thuốc Prolia chữa loãng xương

    4.9. Thuốc chữa loãng xương Xgeva

    Thuốc được sử dụng nhiều trong trường hợp ung thư di căn xương gây phá hủy tế bào xương. Thuốc sẽ tác động vào protein RANKL từ đó làm ức chế hoặc ngừng quá trình hủy xương.

    Thành phần chính: Denosumab

    Công dụng: Ngăn ngừa gãy xương, điều trị khối u xương tế bào khổng lồ, điều chỉnh canxi máu.

    Liều dùng: Tiêm 120mg/lần mỗi 4 tuần.

    Tương tác thuốc: Proloa, thuốc ức chế miễn dịch, aspirin…

    Thuốc chữa loãng xương Xgeva

    4.10. Loại thuốc hormone estrogen chữa loãng xương

    Đây là một liệu pháp thay thế hormone estrogen giúp chống loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, liệu pháp này còn có nhiều tác dụng khác trong điều trị các vấn đề liên quan tới nội tiết tố như: Triệu chứng vận mạch, teo âm đạo, suy buồng trứng nguyên phát, xuất huyết tử cung bất thường…

    Thành phần chính: Estradiol

    Công dụng: Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

    Liều dùng: Đối với dạng thuốc uống, liều 0,5mg theo phác đồ chu kì.

    Tương tác thuốc: Aamiodarone, Aprepitant, Carbamazepine, Lovastatin, thuốc trị HIV, thuốc trị bệnh tuyến giáp, Verapamil

    4.11. Thuốc Evista

    Loại thuốc này có tác dụng ức chế hủy xương tương tự Estrogen. Nó được dùng như một liệu phép hormone thay thế.

    Thành phần chính: Raloxifene

    Công dụng: Dự phòng và điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

    Liều dùng: Uống 1 viên/ngày.

    Tương tác thuốc: Warfarin, Coumarin, Cholestyramin

    Thuốc Evista dành cho người loãng xương

    4.12. Thuốc Miacalcic

    Đây là một trong những nội tiết tố nữ điều hòa sự chuyển hóa canxi

    Thành phần chính: Calcitonin

    Công dụng: Dự phòng mất xương cấp do bất động đột ngột như bị ngã gãy xương do loãng xương; giảm nồng độ calci huyết tương; trị bệnh xương Paget.

    Liều dùng: Dự phòng mất xương với liều khuyến cáo là 50-100IU/lần/ngày tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, trong vòng từ 2 – 4 tuần.

    Tương tác thuốc: Calci, vitamin D

    chữa loãng xương bằng thuốc Miacalcic

    4.13. Thuốc trị loãng xương Forteo

    Đây là một dạng hormone tuyến cận giáp nhân tạo, giúp làm tăng mật độ khoáng của xương, ngăn ngừa gãy xương.

    Thành phần chính: Teriparatide

    Công dụng: Điều trị loãng xương do mãn kinh, sử dụng steriod dài ngày hoặc suy tuyến sinh dục.

    Liều dùng: Tiêm 20mcg/lần/ngày.

    Tương tác thuốc: Digoxin, Digitalis…

    Forteo ngăn ngừa gãy xương

    4.14. Thuốc Tymlos

    So với các loại thuốc khác thì thuốc này chưa phổ biến. Đây là một dạng hormone của tuyến cận giáp tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Thuốc làm tăng mật độ khoáng của xương và sức mạnh của xương.

    Thành phần chính: Abaloparatide

    Công dụng: Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao.

    Liều dùng: Tiêm dưới da 80mcg/lần/ngày.

    Thuốc Tymlos tăng mật độ khoáng xương

    4.15. Thuốc trị loãng xương Evenity

    Thuốc giúp tăng khối lượng xương nhờ ức chế sclerostin (một chất ngăn chặn sự hình thành xương). Nhờ đó, Evenity kích thích tạo cốt bào.

    Thành phần chính: Romosozumab

    Công dụng: Dự phòng loãng xương cho phụ nữ mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao, bệnh nhân không dung nạp các biện pháp điều trị khác.

    Liều dùng: Tiêm 210mg /lần/tháng.

    Evenity tăng khối lượng xương

    5. Kết luận của chuyên gia

    Khi dùng thuốc trị loãng xương hãy lưu ý tới các vấn đề sau đây:

    • Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng thời gian quy định. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc dùng thuốc theo đơn của người khác. Thuốc trị loãng xương tốt nhất là thuốc phù hợp với bạn theo đánh giá của bác sĩ.
    • Thông báo trước với bác sĩ về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
    • Trong quá trình dùng thuốc nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
    • Kết hợp dùng thuốc với chế độ dinh dưỡng, rèn luyện, sinh hoạt khoa học. Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn giúp tắc sức mạnh cho xương khớp và cơ. Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối, rượu bia.
    • Tái khám đúng hẹn để bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc.

    Những thông tin về thuốc trị loãng xương trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Hãy tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với bản thân.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tê đầu ngón tay là bệnh gì? Áp dụng 4 cách điều trị hiệu quả 04/07/24
      Không ít người gặp phải tình trạng tê đầu ngón tay và băn khoăn không biết tê đầu ngón tay…
      {Danh sách 21} thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp, có thể bạn chưa biết 08/11/21
      Thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp giúp tăng cường bôi trơn khớp, chống ma sát, cải thiện khả năng…
      Hiệu quả tức thì nhờ cách chữa đau vai gáy của người Nhật! 21/09/19
      Nổi tiếng là quốc gia rất chú trọng đến sức khỏe, Nhật Bản luôn dành ưu tiên hàng đầu cho…
      {Tìm hiểu} Dây đau xương chữa đau xương khớp có tốt không? 17/11/21
      Dây đau xương là vị thuốc nam quen thuộc với người mắc bệnh xương khớp. Bởi, dược liệu này có…
      Xem thêm