Thuốc cầm máu rong kinh Transamin: Công dụng, liều dụng, tác dụng phụ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Thuốc cầm máu rong kinh Transamin: Công dụng, liều dụng, tác dụng phụ

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    03/10/23

    Thuốc cầm máu rong kinh Transamin được nhiều chị em lựa chọn nhờ công dụng giảm rong kinh hiệu quả chỉ sau vài ngày uống. Vậy thực hư công dụng, thành phần thuốc là gì, cơ chế trị rong kinh thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (380 bình chọn)

    1. Thuốc cầm máu rong kinh Transamin là gì?

    thuốc cầm máu rong kinh transamin

    Thông tin thuốc cầm máu rong kinh Transamin

    Thuốc cầm máu rong kinh Transamin là thuốc cầm máu, điều trị chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt. Thuốc có thành phần chính là axit tranexamic, hoạt động bằng cách làm chậm quá trình phân hủy các cục máu đông, ngăn ngừa chảy máu kéo dài.

    Thuốc cầm máu Transamin thuộc nhóm cầm máu, ức chế tiêu sợi huyết. Thuốc được bào chế với dạng uống và dạng tiêm, liều lượng khác nhau như:

    • Thuốc cầm máu Transamin 250mg
    • Thuốc cầm máu Transamin 500mg
    • Dung dịch tiêm Transamin 250mg/5ml

    Thông tin về thuốc Transamin:

    • Thành phần: acid tranexamic, tá dược vừa đủ (Carmellose calecium, Polyvinyl alcohol, Glyceryl behenate, Magnesium stearate, HPMC 2910, PEG 6000, Titanium dioxide, Silicone resin, Talcum, Carnauba wax)
    • Công ty sản xuất: Olic Thái Lan
    • Công ty đăng ký: Daiichi Sankyo
    • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
    • Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

    2. Công dụng của thuốc Transamin

    Transamin là thuốc cầm máu, vì vậy thuốc có tác dụng ngăn ngừa chảy máu trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với tình trạng tăng tiêu sợi fibrin toàn thân trong như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản, ban xuất huyết, chảy máu bất thường hoặc sau phẫu thuật.

    Bên cạnh đó, đối với trường hợp chảy máu bất thường do tăng tiêu fibrin tại chỗ khi sử dụng thuốc cầm máu Transamin cũng cho hiệu quả. Ví dụ như trường hợp chảy máu cam, xuất huyết phổi, chảy máu âm đạo hay rong kinh, chảy máu thận, chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

    Có nhiều câu hỏi như uống thuốc cầm máu bao lâu thì có tác dụng. Thường thuốc sẽ có hiệu quả nhanh chóng trong lần uống đầu tiên bởi cầm máu là điều rất quan trọng, vì vậy khi sử dụng các loại thuốc cầm máu sẽ rất nhạy.

    Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình trạng vấn đề đang gặp phải để các bác sĩ đưa ra chỉ định uống thuốc trong bao lâu.

    3. Vì sao thuốc cầm máu Transamin giảm rong kinh?

    Vì sao transamin giảm rong kinh

    Vì sao Transamin trị rong kinh?

    Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh trên 80ml trong chu kỳ đó. Việc chảy máu nhiều trong chu kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thiếu máu, mệt mỏi. Vì vậy sử dụng thuốc cầm máu trị rong kinh được nhiều người lựa chọn.

    Khi máu liên tục chảy trong trường hợp rong kinh cần cầm máu, làm đông máu, giúp máu hạn chế chảy. Quá trình này cần có các sợi fibrin để cầm máu.

    Trong thuốc cầm máu rong kinh Transamin có chứa thành phần chính là axit tranexamic. Chất acid tranexamic làm giảm chảy máu, giúp cầm máu bằng cách ức chế sự phân hủy enzyme của cục máu đông fibrin. Cụ thể là ức chế quá trình hoạt hóa plasminogen thành plasmin, từ đó ức chế phân hủy sợi fibrin.

    Từ đó giảm tình trạng chảy máu kinh nguyệt, rong kinh cho chị em phụ nữ.

    4. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc

    Khi dùng thuốc cầm máu Transamin cần đọc kỹ chỉ định và chống chỉ định của sản phẩm. Cụ thể:

    4.1. Chỉ định dùng thuốc Transamin

    Thuốc Transamin thường được chỉ định trong các trường hợp chảy máu cần cầm máu như:

    – Điều trị tình trạng rong kinh rong huyết

    – Chảy máu bất thường liên quan đến tăng tiêu fibrin tại chỗ như chảy máu ở phổi, mũi, bộ phận sinh dục, thận, chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

    – Xu hướng chảy máu liên quan đến tăng tiêu fibrin như bệnh bạch huyết, bệnh thiếu máu không tái tạo, ban xuất huyết hoặc chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật

    4.2. Chống chỉ định

    Cần thận trong những trường hợp dưới đây:

    • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
    • Người bệnh có huyết khối như cục máu đông, huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối
    • Thận trọng với người có bệnh đông máu do dùng thuốc
    • Người bệnh hậu phẫu, bệnh nhân nằm bất động và bệnh nhân đang được băng bó cầm máu
    • Người bị suy thận có thể tăng nồng độ máu
    • Thận trọng khi dùng với Estrogen vì có thể gây huyết khối nhiều hơn

    5. Cách dùng thuốc cầm máu Transamin

    Liều lượng uống và cách dùng thuốc cầm máu Transamin tùy thuộc vào liều lượng thuốc là bao nhiêu.

    Đối với loại viên uống Transamin 500mg acid tranexamic, liều dùng được điều chỉnh theo độ tuổi và triệu chứng bệnh. Thông thường uống liều 2-4 viên/ngày, chia 3-4 lần uống.

    Đối với điều trị rong kinh, liều khuyến cáo cho người lớn là mỗi lần 2 viên, uống ngày 3 lần, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh ra nhiều.

    Ngoài ra, đối với các bệnh khác thuốc có liều uống như sau (Theo Dược điển Việt Nam):

    – Liều Transamin thông thường với người lớn 250-500 mg/ngày, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, dùng một lần hoặc chia hai lần.

    – Trường hợp chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật có thể dùng 500-1000 mg tiêm tĩnh mạch hoặc 500-2500 mg truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.

    – Liều có thể được điều chỉnh theo tuổi tác và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân.

    Bệnh nhân có suy giảm chức năng thận: hiệu chỉnh liều theo nồng độ creatinin huyết thanh (mmol/l).

    • Creatinin huyết thanh từ 120 – 250 mmol/l: 10 mg/kg/12 giờ.
    • Creatinin huyết thanh từ 250 – 500 mmol/l: 10 mg/kg/24 giờ.
    • Creatinin huyết thanh từ >500 mmol/l: 5 mg/kg/24 giờ.

    Đối với trẻ em và người cao tuổi, liều dùng thuốc cầm máu Transamin được điều chỉnh. Cần tham khảo kỹ ý kiến chuyên môn của bác sĩ, dược sĩ.

    6. Tác dụng phụ của thuốc cầm máu rong kinh Transamin

    Uống thuốc cầm máu có hại không? Đây là nhiều thắc mắc khi sử dụng thuốc cầm máu rong kinh Transamin. Các khảo sát về tác dụng phụ chỉ ra, trong số 2954 bệnh nhân sử dụng có gặp một số các phản ứng phụ như:

    • Chán ăn 0,61% (18 trường hợp)
    • Buồn nôn 0,41% (12 trường hợp)
    • Nôn 0,20% (6 trường hợp)
    • Ợ nóng 0,17% (5 trường hợp)
    • Ngứa 0,07% (2 trường hợp)
    • Phát ban 0,07% (2 trường hợp)
    • Ngoài ra có ghi nhận trường hợp co giật

    Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú chưa có dữ liệu về độ an toàn. Thành phần axit tranexamic tiết vào sữa mẹ với nồng độ 1/100 nồng độ tương ứng trong huyết thanh.

    7. Tương tác thuốc

    Thuốc cầm máu rong kinh Transamin có thể tương tác với các loại thuốc sau, làm tăng hoặc giảm hiệu quả, thậm chí gây ra nhiều vấn đề như:

    Thombrin: điều trị phối hợp có thể gây ra xu hướng huyết khối

    Thuốc tránh thai Estrogen và các thuốc cầm máu khác phối hợp liều cao có thể gây tăng huyết khối

    Batroxobin: điều trị phối hợp của thể gây ra nghẽn mạch huyết khối

    8. Thuốc Transamin 500mg giá bao nhiêu?

    thuốc Transamin giá bao nhiêu

    Tùy thuộc vào hàm lượng và cách bào chế giá thành thuốc khác nhau

    Tùy vào hàm lượng thuốc, dạng bào chế, thuốc sẽ có giá thành khác nhau. Cụ thể:

    • Thuốc transamin viên (axit tranexamic 500mg): 3.850đ/viên
    • Thuốc transamin viên (axit tranexamic 250mg): 2.200đ/viên
    • Thuốc tiêm Transamin Injection 250mg axit tranexamic/5ml: 15.000đ/ống

    Chị em có thể tới các nhà thuốc gần nhất để mua hoặc thăm khám để được các bác sĩ kê đơn.

    Nên kiểm tra sản phẩm kĩ lượng, nếu có dấu hiệu bất thường như màu sắc bị biến đổi, có mùi lạ nên ngừng uống.

    9. Lưu ý khi sử dụng thuốc cầm máu rong kinh Transamin

    lưu ý khi sử dụng transamin

    Chị em cần thận trọng khi sử dụng thuốc

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi sử dụng thuốc cầm máu rong kinh Transamin chị em cần lưu ý:

    • Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia
    • Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch, cần cho thuốc từ từ
    • Trường hợp tiêm bắp nên cẩn trọng với các tác dụng trên mô và dây thần kinh
    • Bảo quản thuốc dưới 30 độ C với thuốc viên, dưới 25 độ C với thuốc tiêm
    • Trường hợp quên liều nên bỏ qua và sử dụng lại với liều tiếp theo
    • Không tự ý tăng liều
    • Không sử dụng thuốc chung với rượu, bia, chất kích thích
    • Nếu có phản ứng không mong muốn nên ngừng sử dụng thuốc và thăm khám

    Trên đây là một số thông tin về thuốc cầm máu rong kinh Transamin. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Thuốc cầm máu rong kinh Transamin: Công dụng, liều dụng, tác dụng phụ”

    1. Khánh Hà viết:

      Tôi 40 tuổi bị rong kinh khi sử dụng thuốc này có cần thêm kết hợp chế độ ăn uống không?

      • Chào bạn!
        Khi bị rong kinh và sử dụng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống là rất quan trọng. Bạn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, nhiều rau xanh, trái cây, và thực phẩm giàu sắt để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giảm các triệu chứng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng của bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Vũ Thảo Trang viết:

      Tôi đang cho con bú và có sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cho phụ nữ có tha có hiện tượng rong kinh có sử dụng được thuốc Transamin không?

      • Chào bạn!
        Khi đang cho con bú và sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nếu bạn gặp hiện tượng rong kinh, việc sử dụng thuốc Transamin cần thận trọng. Mặc dù Transamin có tác dụng cầm máu, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bạn và đưa ra hướng dẫn phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Huyền Trinh viết:

      Tôi 28 tuổi, kinh nguyệt đều nhưng 2 tháng nay tôi có hiện tượng rong kinh và được kê thuốc Transamin. Nhưng khi sử dụng có hiện tượng chán ăn thì tôi có nên dừng thuốc không?

      • Chào bạn! Nếu bạn gặp triệu chứng chán ăn khi sử dụng thuốc cầm máu Transamin để điều trị rong kinh, bạn không nên tự ý dừng thuốc. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để thông báo về tác dụng phụ này. Họ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi phương pháp điều trị phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đặt vòng bị rong kinh có nguy hiểm không? Top 5 cách xử lý hiệu quả 05/09/23
      Đặt vòng bị rong kinh là một trong những tác dụng phụ thường gặp của phương pháp đặt vòng tránh…
      Tiền mãn kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả 07/03/22
      Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ mãn kinh. Trong thời gian này, cơ thể chị…
      Bị u xơ có uống được vitamin e không? Có tác dụng phụ gì không? 03/07/23
      “Tôi mới phát hiện u xơ tử cung gần 1 năm nay. Mới đây con gái có mua cho lọ…
      Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 có phải mãn kinh đến gần? Chuyên gia lý giải 02/11/23
      Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 là câu hỏi được nhiều người gửi về cho chúng tôi. Điển hình là…
      Xem thêm