Thuốc an thần là tên gọi chung của một nhóm thuốc dùng để điều trị các chứng rối loạn tâm thần, tác động lên hệ thần kinh trung ương để từ đó làm dịu thần kinh, giảm các cảm xúc tiêu cực như lo âu, trầm cảm, căng thẳng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần hiểu rõ được cơ chế, khi nào nên dùng thuốc an thần và có những loại nào?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quát cần chú ý, cơ chế tác động cũng như liều lượng thích hợp.
1. Thuốc an thần là gì?
Thuốc an thần tiếng Anh là Sedative, chỉ các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó làm dịu các cảm xúc tiêu cực như lo lắng thái quá, trầm cảm, căng thẳng, co giật.
Thuốc dùng trong trường hợp như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn căng thẳng. Ngoài ra nhiều trường hợp thuốc dùng để an thần cũng được dùng làm thuốc gây mê nói chung.
Thuốc an thần là thuốc có thể gây nghiện vì vậy được kiểm soát rất chặt chẽ. Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực thi Ma túy (DEA) quản lý chặt chẽ các danh mục thuốc này. Việc mua bán, sử dụng thuốc nằm ngoài quy định này là tội phạm liên bang.
2. Thuốc an thần có tác dụng gì?
Thuốc an thần làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh gọi là axit gamma aminobutyric (GABA). GABA chịu trách nhiệm làm chậm các hoạt động của não bộ. Thuốc cho phép GABA ức chế mạnh mẽ lên hoạt động của não.
Từ đó giảm bớt các triệu chứng của các rối loạn tâm thần, giúp bình thần, dịu tâm trí, thư giãn, cải thiện tình trạng mất ngủ.
Các công dụng của thuốc an thần có thể kể đến như:
- Tạo cảm giác thư thái, giảm lo lắng
- Giảm cường độ cảm giác như giảm cảm giác đau
- Gây buồn ngủ
- Làm chậm nhịp tim và hô hấp
- Giảm chức năng cơ bắp
- Gây mê toàn thân
3. Các loại thuốc an thần
Mỗi loại thuốc giúp an thần lại có cơ chế khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều nhằm mục đích tăng cường hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến tâm trạng và cảm xúc.
Theo mức độ tác dụng, có 3 loại là thuốc an thần mạnh, thuốc an thần trung bình và thuốc an thần nhẹ.
Theo thành phần có 5 loại thường gặp. Cụ thể:
3.1. Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin là thuốc chống trầm cảm phổ biến thường được các bác sĩ kê đơn để điều trị tình trạng trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu, căng thẳng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự tái hấp thu của serotonin một cách có chọn lọc. Từ đó làm tăng nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp nâng cao tâm trạng và kiểm soát cảm xúc.
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc thường gặp như:
Citalopram (Celexa), Escitalopram (Lexapro), Paroxetine (Brisdelle, Paxil, Pexeva), Fluoxetine (Prozac), Fluvoxamine (Luvox), Sertraline (Zoloft), Vortioxetine (Trintellix), Vilazodone (Viibryd)…
3.2. Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin-Norepinephrine (SNRIs)
Đây cũng là loại thuốc an thần được dùng để điều trị tình trạng trầm cảm, lo âu và những rối loạn liên quan.
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tái hấp thu 2 chất dẫn truyền thần kinh Serotonin và norepinephrine. Bằng cách ức chế quá trình tái hấp thụ 2 chất này, thuốc SNRIs có thể tăng nồng độ của serotonin và norepinephrine trong não, từ đó cải thiện tâm trạng và giảm triệu chứng trầm cảm, lo âu.
Các thuốc SNRIs thường được sử dụng như: venlafaxine (Effexor), duloxetine (Cymbalta), và desvenlafaxine (Pristiq).
3.3. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng là một trong những loại thuốc đầu tiên được dùng để điều trị bệnh trầm cảm.
Trường hợp dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin không hiệu quả có thể tham khảo dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Thuốc hoạt động bằng cách tác động đến những thay đổi về hóa học trong não bộ và sự giao tiếp trong mạch tế bào thần kinh não có vai trò điều chỉnh tâm trạng. Từ đó giúp cải thiện tình trạng trầm cảm. Đây cũng được coi là một loại thuốc ngủ hiệu quả nếu người bệnh bị mất ngủ do lo lắng, trầm cảm.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phê duyệt các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng này để điều trị tình trạng trầm cảm như:
Amitriptylin, Amoxapin, Desipramine (Norpramin), doxepin, Imipramine (Tofranil), Nortriptylin (Pamelor), Protriptyline, Trimipramine.
3.4. Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
MAOIs là thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ, có cơ chế ức chế enzyme monoamine oxidase – enzyme tự nhiên có tác dụng phá hủy serotonin, enpinephrine và dopamine.
MAOIs sẽ ngăn chặn tác dụng phá hủy của monoamine oxidase, từ đó làm tăng số lượng các chất dẫn truyền thần kinh.
Các thuốc ức chế monoamine oxidase như: tranylcypromine (Parnate), phenelzine (Nardil) và isocarboxazid (Marplan)
3.5. Thuốc an thần Benzodiazepine
Thuốc an thần gây ngủ Benzodiazepine hoạt động bằng cách tăng cường hoạt động của chất dẫn truyền thần GABA trong não, từ đó giảm lo âu, căng thẳng, làm dịu thần kinh.
Đây là loại thuốc an thần nhẹ, được sử dụng rộng rãi cho các bệnh như lo âu, căng thẳng, mất ngủ từ nhẹ đến trung bình.
Các thuốc trong nhóm Benzodiazepine như: Diazepam (Valium), Lorazepam (Ativan), Alprazolam (Xanax), Clonazepam (Klonopin), Chlordiazepoxide (Librium).
3.6. Thuốc ngủ thế hệ mới Z-drugs
Thuốc an thần gây ngủ thế hệ mới Z-drugs chỉ những loại thuốc không có thành phần Benzodiazepine (Nonbenzodiazepine).
Đây là thuốc thường được sử dụng trong rối loạn giấc ngủ, có tác dụng đối với tình trạng mất ngủ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc ít gây nghiện và ít khi xảy ra tình trạng nhờn thuốc.
Các loại thuốc Z-drugs như Zolpidem, Zaleplon và Eszopiclone.
4. Liều dùng và cách sử dụng
Đối với liều dùng và cách sử dụng thuốc an thần sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng, loại thuốc để các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định chính xác nhất.
Lưu ý khi dùng thuốc, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xem có bị tương tác thuốc hay không.
Đồng thời cần chú ý:
– Nên uống với nước lọc, tránh uống chung với rượu bia, đồ uống có cồn
– Nếu sử dụng 2-3 loại thuốc cùng lúc cần có chỉ định của bác sĩ
– Tránh làm những công việc đòi hỏi khả năng tập trung cao khi dùng vì các loại thuốc an thần mạnh làm chậm hoạt động của não bộ
Thời gian đầu dùng thuốc sẽ gặp phải các tình trạng như lơ mơ, đứng không vững, khó tập trung. Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ giảm dần trong những lần uống tiếp theo.
5. Thuốc an thần có hại không?
Đây là câu hỏi của không ít người khi sử dụng thuốc. Đã có những loại thuốc vì tác dụng phụ quá lớn so với tác dụng mang lại nên không được đưa vào sử dụng.
Một số tác dụng phụ của thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như:
– Buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng
– Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, học tập và làm việc
– Giảm khả năng phản xạ, điều khiển xe cộ, máy móc
– Giảm ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm, rối loạn cương dương
– Tăng cân, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém
– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
– Buồn ngủ, chóng mặt, thời gian phản ứng và phản xạ bị chậm lại
– Lâu dài sẽ suy giảm trí nhớ, có các vấn đề về gan, thận
– Lệ thuộc thuốc, gây nghiện
Việc dùng thuốc thời gian dài còn khiến nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc, phải tăng liều.
Bên cạnh đó có một số phản ứng cấp tính nguy hiểm khi dùng thuốc như suy hô hấp, thở nhanh, co giật. Trường hợp khẩn cấp cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
6. Mua thuốc an thần ở đâu?
Thuốc an thần có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc theo dạng kê đơn và không kê đơn. Tuy nhiên, khi mua thuốc người bệnh nên có đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp sử dụng cần có ý kiến của người có chuyên môn. Các loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc an thần Olanzapine
- Thuốc an thần Stilux
- Thuốc an thần Rotundin 60
- Thuốc Amitriptyline 25mg
Ngoài thuốc an thần theo đơn, người bệnh có thể tham khảo các dòng sản phẩm hỗ trợ an thần ngủ ngon, hỗ trợ tình trạng rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm.
7. Lưu ý khi dùng thuốc an thần
Trước khi dùng thuốc, bạn nên thăm khám để được chỉ định đơn thuốc. Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý:
- Cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc dùng thuốc
- Tiền sử bệnh có tương tác với thuốc hay không
- Cân nhắc nếu có tiền sử sử dụng chất gây nghiện
- Liệt kê các loại thuốc đang sử dụng
- Cân nhắc nếu bạn uống rượu, đang mang thai hoặc dự định có thai
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thuốc có tác dụng thấp hoặc quá mạnh
- Nếu có tác dụng phụ làm gián đoạn thói quen và hoạt động thường ngày cần ngừng thuốc và theo chỉ định của bác sĩ
- Không tự ý dừng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
- Thăm khám ngay nếu gặp phải tình trạng lệ thuộc thuốc
Thuốc an thần có nhiều công dụng, từ điều trị chứng rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài cho đến mục đích gây mê. Mặc dù những loại thuốc này có thể điều trị hiệu quả nhưng người bệnh cần cân nhắc rủi ro, tác dụng phụ.
Trường hợp nhẹ không nên quá lệ thuộc thuốc, bạn có thể tham khảo các cách chữa rối loạn lo âu, chữa mất ngủ tại nhà không cần thuốc.
Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Có những loại thuốc trị mất ngủ nào trên thị trường? Loại nào tốt?
- 9 loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay được đánh giá cao
- Thuốc Remeron trị mất ngủ có tốt không? – Tham khảo ngay ý kiến từ chuyên gia
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thông tin về thuốc trầm cảm 3 vòng
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/antidepressants/art-20046983
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.