Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong số bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của người cao tuổi và ngay cả những người còn ở độ tuổi rất trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân, có những dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị tai biến? Hãy cùng Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tai biến mạch máu não là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não (đột quỵ) là sự chết đột ngột của một số tế bào não do thiếu oxy khi dòng máu đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ.Tình trạng này đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột các triệu chứng tổn thương não, thường tồn tại trên 24 tiếng hoặc gây ra tử vong trước 24 tiếng. Những triệu chứng thần kinh khu trú do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn mà không do chấn thương.
Khi mạch máu não, thường là động mạch, mao mạch bị vỡ hoặc tắc không do chấn thương, não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất khiến các tế bào não ở vùng tắc, vỡ bị chết dần, ảnh hưởng đến sự chi phối hoạt động của các cơ quan khiến bệnh nhân bị tê liệt, không thể giao tiếp, nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong.
Tai biến mạch máu não thường chia làm 2 thể:
Nhồi máu não: là dạng tai biến mạch máu não do tắc nghẽn mạch máu gây thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 80% trường hợp đột quỵ. Lúc này não ngừng cung cấp máu. Bệnh nhân ở giai đoạn này có thể cấp cứu trong vòng 4 giờ kể từ khi phát bệnh.
Xuất huyết não: chiếm 20% còn lại, gây đột quỵ do vỡ mạch máu khiến máu tràn vào các mô và tổn thương não, làm chết các tế bào não. Nguy cơ tử vong rất cao nếu như không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời.
Rối loạn mỡ máu:Có mối liên hệ nào với tai biến hay không?
2. Đối tượng có nguy cơ tai biến
Một số người rất dễ gặp phải các cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ) như:
- Người bị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu)
- Người bị cao huyết áp
- Người mắc các bệnh tiểu đường
- Các bệnh về tim mạch như rung tâm nhĩ, xơ vữa động mạch và các bệnh tim khác có thể gây ra cục máu đông
- Người hút thuốc lá nhiều, thậm chí người thường xuyên hít phải khói thuốc
- Người có tiền sử cá nhân hoặc gia định bị đột quỵ hoắc có các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
- Người tuổi cao (từ 55 tuổi trở lên) hoặc người trẻ sinh hoạt không khoa học
- Theo chủng tộc, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Ngoài ra còn một số đối tượng dễ gặp phải đột quỵ như:
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia
- Người có lối sống tĩnh tại, ít vận động
- Người ăn uống không khoa học
- Người bị béo phì
3. Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Đột quỵ thường do sự tích tụ lâu ngày của các bệnh lý nền như:
Mỡ máu cao: Khi cholesterol xấu bám dày vào thành mạch sẽ gây nên xơ vữa và thay đổi cấu trúc, hình dáng của mạch máu, tổn thương thành động mạch.
Cao huyết áp: Lực đẩy máu và thành động mạch ở mức cao, có thể gây vỡ hoặc tắc động mạch, không đưa máu giàu oxy lên tới não.
Có sẵn bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch vành làm cản trở dòng máu mang oxy lên não.
Có sẵn bệnh tiểu đường: Lượng đường tích tụ trong máu, ngăn cản oxy và chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả não.
Hút thuốc lá nhiều: Khói thuốc chứa nicotine và carbon monoxide, làm tăng nhịp tim, gây tăng huyết áp và làm co mạch, khiến hẹp thành mạch, thiếu máu lên não. Đây cũng là yếu tố gây xơ vữa động mạch.
Bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là chứng rối loạn máu liên quan đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ, khi bị mắc kẹt trong mạch máu làm chặn dòng chảy của máu lên não.
Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ gây tai biến như:
- Chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học
- Tuổi tác
- Người có tiền sử bị đột quỵ…
4. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ/tai biến
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và kịp thời. Do vậy cần nhận biết một số triệu chứng tai biến ở nam và nữ.
Một quy tắc dễ nhận biết là FAST:
Face (mặt): kiểm tra xem các dấu hiệu gương mặt: Méo bất ngờ
Arm (tay): kiểm tra dấu hiệu bất thường ở tay
Speech (ngôn ngữ): có dấu hiệu bất thường như khó nói, khó nuốt hay không
Time (thời gian): Nếu có 3 dấu hiệu trên cần nhanh chóng sơ cứu và cấp cứu kịp thời.
4.1. Triệu chứng tai biến mạch máu não ở nữ
Các dấu hiệu thường gặp ở nữ như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Dễ xuất hiện ảo giác
- Cảm giác đau đớn
- Thở gấp, khó thở
- Ngất xỉu hoặc mất ý thức
- Người co giật
- Nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc phản ứng chậm
- Thay đổi hành vi đột ngột, đặc biệt là kích động.
4.2. Triệu chứng đột quỵ ở nam giới
Đàn ông có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, một số triệu chứng này xảy ra thường xuyên ở nam hơn. Cụ thể:
- Xệ một bên mặt hoặc cười bị méo miệng
- Nói ngọng, khó nói và khó hiểu lời người khác nói
- Cánh tay hoặc cơ ở một bên của cơ thể suy yếu.
5. Chẩn đoán tai biến mạch máu não
Để chẩn đoán bạn có nguy cơ bạn bị tai biến mạch máu não hay không, các bác sĩ sẽ khám toàn thân và khám tim mạch, thần kinh để kiểm tra những bất thường trong động mạch. Ngoài ra còn thực hiện một số bài kiểm tra như giữ thăng bằng để kiểm soát nguy cơ.
Để chẩn đoán chính xác có thể thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu:
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não: phân biệt tổn thương thiếu máu hay chảy máu đồng thời xác định vị trí tắc mạch, mức độ tổn thương.
- Chụp cộng hưởng từ não: phát hiện tổn thương thiếu máu hay chảy máu não ở giai đoạn rất sớm sau đột quỵ.
- Siêu âm Doppler xuyên sọ: đánh giá các mạch máu gần như động mạch não giữa, động mạch cảnh, động mạch sống nền.
- Siêu âm tim: nghi ngờ có cục máu đông gây tắc mạch.
- Chụp động mạch não qua da: làm rõ các dấu hiệu nghi ngờ hoặc để xác định hướng điều trị.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra lượng đường trong máu, đông máu cơ bản, các công thức và thành phần máu.
5. Cách sơ cứu người bệnh tai biến
Ngay sau khi nhận thấy bệnh nhân bị tai biến, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và tiến hành sơ cứu theo hai hướng sau:
Nếu người bệnh vẫn tỉnh:
- Kiểm tra mạch, huyết áp và nhịp tim
- Đặt người bệnh ở tư thế nghiêng đầu, hơi nâng nhẹ cổ và cố định không để đầu dịch chuyển.
- Không cho bệnh nhân ăn uống bất kỳ thứ gì
- Lau đờm hoặc lấy dị vật nếu có trong miệng bệnh nhân
- Nếu người bệnh bị liệt, khi vận chuyển đặt nằm nghiêng về bên người không bị liệt
Trường hợp người bệnh đã hôn mê
- Ngoài 5 bước trên, nếu mạch không đập hoặc ngừng thở, ngay lập tức hà hơi thổi ngạt theo tỉ lệ 1:5
6. Điều trị và phục hồi tai biến mạch máu não
Việc điều trị và phục hồi tai biến mạch máu não sẽ đảm bảo các nguyên tắc như:
6.1. Điều trị bằng thuốc
– Duy trì chức năng sống theo quy tắc 4 bước ABCD:
- A (Airway) – Giữ thông đường thở
- B (Breathing) – Đảm bảo khả năng thở
- C (Circulation) – Đảm bảo hệ tuần hoàn huyết áp, nhịp tim
- D (Drugs) – Sử dụng thuốc
Ngoài ra còn điều chỉnh lượng đường huyết, bù nước điện giải, xem xét các chỉ số gan thận và chống phù não bằng cách nâng cao đầu, đảm bảo thông khí, giảm thân nhiệt, truyền dịch Manitol.
Đối với từng thể tai biến mạch máu não mà cách điều trị khác nhau nhưng cần đảm bảo được tính kịp thời, ưu tiên não không tiếp tục bị tổn thương. Cụ thể:
- Trường hợp Đột quỵ chảy máu (xuất huyết não): Dùng thuốc cầm máu Hemocaprol, Transamin trong 2 -3 ngày đầu sau đó dùng thuốc chống thiếu máu não thứ phát bằng Nimodopin và bổ sung điện giải.
- Trường hợp Đột quỵ thiếu máu (nhồi máu não) có thể dùng một số nhóm thuốc như:
- Thuốc tiêu huyết khối: Urokinase, Streptokinase…
- Thuốc chống đông: Heparin tiêm tĩnh mạch
- Thuốc chống tập kết tiểu cầu: aspirin, dipyridamol, clopidogrel, ticlopidyl…
- Có thể dùng thêm các thuốc bảo vệ và tăng cường dinh dưỡng não
Ngoài ra dùng kháng sinh chống bội nhiễm, co giật, hạ sốt, chống đau đầu khi được chỉ định.
6.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Trường hợp có những cục máu đông to chèn ép vào mạch máu có thể được chỉ định phẫu thuật lấy ổ máu tụ, lấy cục máu đông trong lòng mạc hoặc mở sọ giải phóng chèn ép.
Có trường hợp cần cấy tế bào phôi.
6.3. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng, phục hồi chức năng
Trong trường hợp có những di chứng sau tai biến cần được điều trị bằng các liệu pháp phục hồi chức năng theo từng giai đoạn kết hợp với chế độ ăn uống.
7. Phòng tránh tai biến mạch máu não
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, tai biến mạch máu não hay đột quỵ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy, để phòng ngừa tai biến, bạn nên chú ý đến các bệnh lý nền và chế độ ăn uống sinh hoạt bằng cách:
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
- Duy trì huyết áp ổn định, tránh quá kích động
- Duy trì chỉ số cholesterol trong máu an toàn
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, các loại thuốc lá điện tử, tránh hít phải khói thuốc
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Thường xuyên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi lần, một ngày 3 lần buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.
- Kết hợp chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu, omega-3 cho cơ thể
- Nên thăm khám định kỳ để tầm soát nguy cơ tai biến xảy ra
Trên đây là một số thông tin về tai biến mạch máu não, nguyên nhân và cách xử lý kịp thời. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy chủ động gọi ngay cấp cứu. Nếu có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn, giải đáp.
XEM THÊM:
- Tai biến mạch máu não nên ăn gì kiêng gì? – Giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn
- Thuốc hạ mỡ máu – Xử lý nhanh để phòng ngừa tai biến
- Giảm mỡ máu – hạ cholesterol để hạn chế những biến chứng tim mạch
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Các kiểu đột quỵ
https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm - Thông tin cần biết về tai biến mạch máu não (đột quỵ)
https://www.healthline.com/health/stroke - Thông tin về đột quỵ
https://medlineplus.gov/stroke.html
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.