{Cảnh báo} 9 tác hại của thuốc ngủ khi lạm dụng, cái cuối nguy hiểm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    {Cảnh báo} 9 tác hại của thuốc ngủ khi lạm dụng, cái cuối nguy hiểm

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/04/24

    Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người giúp cơ thể lấy lại năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Tuy nhiên, nhiều người lại rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ khiến họ mệt mỏi. Đó là lý do vì sao nhiều người tìm đến thuốc ngủ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc ngủ phải có chỉ định của bác sĩ, nếu lạm dụng bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại của thuốc ngủ ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn cuộc sống.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe

    Có thể bạn không biết, một giấc ngủ ngon là giấc ngủ trải qua đầy đủ 4 giai đoạn, gồm ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và REM. Một chu kỳ trọn vẹn kéo dài 90 phút, sau đó cơ thể lại tiếp tục một chu kỳ mới. Cứ như vậy cho đến hết đêm và cơ thể sẽ thức dậy khi một ngày mới bắt đầu.

    Khi ngủ đủ giấc, hệ thần kinh mới đủ thời gian tái tạo và nạp năng lượng. Không chỉ dừng lại ở đó, giấc ngủ còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của bạn, cụ thể:

    • Giấc ngủ giúp tăng cường hệ miễn dịch
    • Kiểm soát cân nặng
    • Tăng khả năng tập trung và ghi nhớ
    • Cải thiện vẻ đẹp và làn da
    • Điều chỉnh tâm trạng.

    Tóm lại, giấc ngủ tốt là một phần cơ bản của cuộc sống khỏe mạnh, giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Vì vậy, con người chúng ta cần ngủ đủ giấc mỗi ngày.

    Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% người trưởng thành hay thiếu ngủ vào ban đêm. Tình trạng này khiến họ mệt mỏi, uể oải, cáu gắt… về lâu dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Do vậy, khi mất ngủ nhiều người thường tìm đến giải pháp sử dụng thuốc ngủ để cải thiện nhanh.

    Thống kê về tình trạng mất ngủ

    >>>> Đi tìm nguyên nhân khiến nhiều người bị Mất ngủ kéo dài

    2. Tác dụng của thuốc ngủ

    Để dễ ngủ và ngủ ngon hơn, không ít người đã tìm đến thuốc ngủ. Thuốc ngủ có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp người dùng nhanh chóng đạt được giấc ngủ mong muốn. Do đó, thuốc ngủ thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

    tác hại của thuốc ngủ

    Thuốc ngủ thường được phân loại như sau:

    • Dẫn xuất của acid Barbituric: Nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co giật, chống động kinh. Thuốc tác dụng trong khoảng 8 – 12 giờ.
    • Dẫn xuất của Benzodiazepin: Là nhóm thuốc an thần và gây ngủ, có hiệu quả trong vòng 6 giờ kể từ khi tác dụng.

    Mặc dù thuốc ngủ có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, lạm dụng, sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

    3. Thực trạng về sử dụng thuốc ngủ hiện nay

    Trước thực trạng mất ngủ thì việc sử dụng thuốc ngủ cũng ngày càng phổ biến hiện nay. Không chỉ có người cao tuổi mà người trẻ bị mất ngủ cũng lạm dụng thuốc ngủ. Điển hình như trường hợp của chị Hoàng Thị Võ (65 tuổi, Bắc Ninh). Chị Võ cho biết mình sử dụng thuốc ngủ 5 năm nay, nếu không có thuốc ngủ là chị không tài nào ngủ được. Nếu như trước kia chỉ cần 15 – 20 phút sau khi dùng thuốc là có thể ngủ ngon thì hiện tại, chị phải tăng liều nhưng vẫn khó ngủ. Đặc biệt, sau khi thức dậy thì chị mệt mỏi, uể oải, đầu óc lơ mơ không muốn làm gì. Thời gian gần đây chị còn gặp phải tình trạng bứt rứt, khó chịu, run tay chân.

    Không chỉ có chị Võ mà chị Nguyễn Thị Hồng cũng tự ý sử dụng thuốc ngủ. Chị Hồng cho biết: “Tôi bị mất ngủ, khó ngủ nên đã ra nhà thuốc hỏi mua thuốc ngủ về uống. Mặc dù biết là không nên nhưng không còn cách nào khác“.

    Thực tế, không chỉ có chị Võ, chị Hồng mà còn có hàng nghìn bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ và đang lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc ngủ. Đến khi vào viện thăm khám thì hầu hết trong tình trạng lệ thuộc vào thuốc ngủ.

    Theo các chuyên gia, lạm dụng thuốc ngủ là tình trạng người dân sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý tăng liều. Với mong muốn tác dụng nhanh, thậm chí là ngay lập tức nhiều người thay vì áp dụng liệu pháp tự nhiên đã lạm dụng thuốc ngủ. Chính điều này đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe. 9 tác hại dưới đây chính là những hệ lụy mà lạm dụng thuốc ngủ gây ra.

    >Tìm hiểu thêm 1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? – Để tránh mắc sai lầm khi dùng

    3. Vậy, tác hại của thuốc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

    Thuốc ngủ, thuốc an thần có tác dụng điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Cụ thể:

    3.1. Hội chứng Parasomnias – Tác hại của thuốc ngủ

    Một số loại thuốc ngủ có tác dụng phụ rất phức tạp, có thể gây ra các rối loạn xảy ra khi ngủ, gọi là Parasomnias. Mặc dù hiếm, tuy nhiên tình trạng này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bạn không nhớ chuyện đã xảy ra.

    Cụ thể, Parasomnias là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt khi ngủ như mộng du, ác mộng. Thậm chí có thể bao gồm ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục trong trạng thái ngủ.

    Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc ngủ, người bệnh nên chú ý những biểu hiện liên quan tới Parasomnias. Hãy trao đổi với bác sĩ khi có biểu hiện này.

    Nhiều người bị hội chứng parasomnis

    3.2. Táo bón, tiêu chảy – Tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ

    Táo bón, tiêu chảy cũng là tác dụng phụ không mong muốn phổ biến ở những người sử dụng thuốc ngủ.

    Theo nghiên cứu, các loại thuốc ngủ có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm cho người bệnh có cảm giác chướng bụng, khó tiêu dẫn đến táo bón.

    Việc kích thích hệ thần kinh giao cảm cũng gây kích thích nhu động ruột. Khi nhu động ruột tăng lên dẫn đến tiêu chảy.

    Trường hợp nhẹ tiêu chảy, táo bón 2-3 ngày. Tuy nhiên, những trường hợp nặng đi kèm sốt, phân có máu, tiêu chảy liên tục trong vòng 1 tuần thì người bệnh nên đi khám ngay.

    3.3. Dị ứng – Tác hại của thuốc ngủ

    Dị ứng là một trong những tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể xảy ra. Nếu người bệnh có tiền sử với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

    Dưới đây là những dấu hiệu dị ứng với thuốc ngủ:

    • Ngứa, phát ban
    • Sưng mắt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
    • Nôn hoặc buồn nôn
    • Khàn tiếng, hụt hơi
    • Tim đập nhanh.

    Ngoài ra, một phản ứng dị ứng cấp tính vô cùng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Nếu gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

    3.4. Nhờn thuốc ngủ

    Thuốc an thần tác động đến não và gây ra cảm giác buồn ngủ trong thời gian nhất định. Vì vậy, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc ngủ như một phương pháp “ru ngủ cơ thể”, bất chấp những cảnh báo.

    Thói quen lạm dụng không chỉ gây hại cho hệ thống thần kinh mà còn làm nhờn thuốc. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng nhờn thuốc. Nếu như trước kia chỉ cần 1 viên là có thể đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì họ phải sử dụng đến 2 viên, thậm chí là 3 viên mới có tác dụng.

    Nhờn thuốc

    3.5. Tác hại của thuốc ngủ là nghiện thuốc

    Nghiện thuốc ngủ hay nói cách khác là phụ thuộc vào thuốc ngủ. Nhiều người sử dụng thuốc ngủ đã gặp phải tác dụng phụ này. Tác dụng phụ này thường gặp ở những người tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi giảm liều hoặc thay đổi thuốc, cơ thể sẽ có những biểu hiện lạ như lo âu, tim đập nhanh… Đây là hội chứng cai thuốc ngủ/ thuốc an thần.

    3.6. Gây rối loạn các chức năng hoạt động của não bộ

    Một số loại thuốc ngủ được cho là hết tác dụng sau 8 giờ. Tuy nhiên, triệu chứng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao.

    Bên cạnh đó, nhiều trường hợp dùng quá liều sẽ ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và gây ra một số rối loạn của não bộ.  Nghiên cứu được công bố tại Đại học Y khoa Washington (Mỹ), việc lạm dụng thuốc ngủ tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ và dễ mắc Alzheimer…

    3.7. Ảnh hưởng tới hô hấp, tim mạch

    Những người sử dụng thuốc ngủ cũng cần phải biết, uống thuốc ngủ có thể cản trở việc thở bình thường và có nguy cơ khiến bạn bị suyễn, khí thế thũng, tắc nghẽn mãn tính ở phổi…

    3.8. Trầm cảm

    Thuốc ngủ gây rối loạn hoạt động của não bộ bởi chúng tác động trực tiếp tới hệ thần kinh. Điều này khiến hệ thần kinh trung ương bị ức chế, rối loạn cảm xúc. Người bệnh có thể bị lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí nhiều trường hợp trầm cảm.

    Chưa kể, sử dụng thuốc ngủ không kiểm soát có thể gây tương tác không mong muốn với thuốc khác, nguy hiểm tính mạng.

    3.9. Ngộ độc thuốc, có thể tử vong – Tác hại của thuốc ngủ

    Những loại thuốc ngủ liều mạnh nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra tác hại khôn lường. Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ liều mạnh là ngộ độc thuốc.

    Nếu bị ngộ độc nhẹ thì vẫn ngủ say, thở vẫn đều, mạch đều, có phản ứng khi châm kim vào da. Còn với những người bị ngộ độc nặng sẽ rơi vào hôn mê sâu, thở chậm và nông, huyết áp hạ…. Trường hợp nguy hiểm có thể tử vong.

    Tác hại của thuốc ngủ có thể là ngộ độc thuốc

    4. Đâu là cách sử dụng thuốc ngủ an toàn, hiệu quả?

    Có thể nói, hầu hết những loại thuốc ngủ kê đơn, thuốc an thần đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt là những trường hợp sử dụng không đúng cách, lạm dụng, quá liều…. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh những rủi ro, người bệnh cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc ngủ:

    4.1. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

    Trước khi sử dụng, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ do đâu, từ đó sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc điều trị nên thăm khám thường xuyên.

    Khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

    Khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

    4.2. Đọc hướng dẫn sử dụng thuốc

    Điều này giúp bạn nắm rõ thời gian, cách sử dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn có thắc mắc, trao đổi trực tiếp với dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để hiểu rõ hơn.

    4.3. Không uống thuốc khi chưa đi ngủ

    Thuốc ngủ có thể làm cho bạn giảm khả năng nhận thức, tăng nguy cơ rơi vào tình huống nguy hiểm, nhất là lái xe. Vì vậy, hãy chờ đến khi hoàn tất tất cả các công việc và uống khi chuẩn bị đi ngủ.

    4.4. Chú ý tác dụng phụ

    Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt vào ban ngày hay có biểu hiện mẩn ngứa, nôn nao, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định sang loại thuốc khác để hạn chế tác dụng phụ.

    4.5. Tránh uống rượu bia cùng với thuốc ngủ

    Không uống rượu bia cùng với thuốc ngủ, đó là lời khuyên của bác sĩ. Rượu làm tăng tác dụng an thần. Ngay cả một lượng nhỏ của rượu kết hợp với thuốc ngủ cũng làm bạn chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Kết hợp rượu với một số thuốc ngủ nhất định có thể làm bạn thở chậm lại hoặc bất tỉnh.

    4.6. Uống thuốc ngủ theo quy định của bác sĩ

    Một số thuốc ngủ theo toa chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Hãy liên hệ với bác sĩ để nắm rõ thời gian uống, khi nào dừng.

    Ngoài ra, bạn không tự ý tăng liều hoặc tiếp tục uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu liều ban đầu không có hiệu quả như mong muốn cũng không tự ý tăng liều.

    4.7. Ngưng thuốc ngủ cẩn thận

    Khi bạn ngưng dùng thuốc ngủ, hãy làm theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Một số loại thuốc phải được dừng lại dần dần, không dừng đột ngột.

    Ngoài ra, người bệnh cũng lưu ý có thể bị mất ngủ hồi phát ngắn hạn trong một vài ngày sau khi ngưng uống thuốc ngủ.

    5. Vậy, giải pháp nào cho người bị mất ngủ?

    Mặc dù, điều trị mất ngủ bằng thuốc có thể giúp bạn ngủ được trong ngắn hạn nhưng không giải quyết gốc rễ của nguyên nhân. Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị mất ngủ người bệnh nên xây dựng chế độ khoa học lành mạnh kết hợp với liệu pháp thư giãn. Cụ thể:

    • Thiền: Thiền chánh niệm là việc bạn thở chậm, đều đặn khi ngồi yên lặng. Phương pháp này kết hợp với sống lành mạnh giúp giảm căng thẳng, cải thiện mất ngủ, tập trung…
    • Yoga: Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, yoga còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện hoạt động thể chất và tăng cường tập trung tinh thần.
    • Tập thể dục: Hỗ trợ giảm cân, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
    • Massage: Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm thiểu lo lắng, đau đớn và trầm cảm.
    • Sử dụng tinh dầu: Mùi hương cam, chanh, oải hương… giúp thư giãn đầu óc, cải thiện giấc ngủ.
    • Sử dụng sản phẩm thảo dược: Tham khảo các sản phẩm thảo dược hỗ trợ an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon hơn. Nên tìm hiểu sản phẩm của thương hiệu uy tín, có thành phần thảo dược như Nữ lang, củ Bình vôi đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh lâm sàng về tác dụng giảm mất ngủ.

    Kết luận

    Không ai có thể phủ nhận được tác dụng của thuốc ngủ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc. Tốt nhất nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược của thương hiệu uy tín để hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mất ngủ uống trà gì tốt? Gợi ý 15 trà thảo mộc giúp an thần ngủ ngon 06/06/24
      Trà mất ngủ là tên gọi các loại trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, giúp ngủ…
      Trầm cảm ở người cao tuổi – Triệu chứng ra sao? Cách điều trị thế nào? 05/11/24
      Trầm cảm ở người cao tuổi đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhiều phân tích được…
      Cảm giác bồn chồn, hồi hộp là bệnh gì? Làm thế nào để xử lý? 30/09/24
      Mặc dù không gặp tình huống căng thẳng nhưng nhiều người thường gặp phải cảm giác bồn chồn, hồi hộp…
      Ngáp ngủ nhiều là bệnh gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ? 08/05/24
      “Gần đây tôi thấy rất hay ngáp ngủ, kèm theo đó là mệt mỏi, đầu óc căng thẳng. Xin hỏi…
      Xem thêm