Siêu âm khớp gối - Quy trình và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Siêu âm khớp gối – Quy trình và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    12/09/23

    Siêu âm khớp gối là một trong những phương pháp chẩn đoán khá phổ biến. Phương pháp này được thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Siêu âm khớp gối là gì?

    Siêu âm khớp gối là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn sử dụng sóng âm tần số từ 7 – 18MHz để quét và tái tạo hình ảnh bên trong khớp gối. Phương pháp này cung cấp hình ảnh về các thành phần của khớp gối là gân, cơ, dây chằng, túi hoạt dịch, sụn khớp và các mô mềm xung quanh. Từ đó giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thưởng, chẩn đoán được tình trạng bệnh lý và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

    Siêu âm khớp gối

    2. Ưu, nhược điểm

    Sở dĩ phương pháp này được lựa chọn trong nhiều trường hợp là do những ưu điểm mà nó mang lại.

    • Không xâm lấn: Được tiến hành ở bên ngoài da, không dùng kim tiêm, rạch, cắt hay khâu.
    • Không đau: Tác động lực nhẹ.
    • Đơn giản: Không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi siêu âm. Thời gian siêu âm ngắn. Người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi siêu âm.
    • Đánh giá theo thời gian thực: Bác sĩ trực tiếp nhìn và đánh giá khi đang siêu âm thay vì xem qua phim chụp. Bác sĩ có thể điều chỉnh góc quan sát cả 4 phía.
    • Cung cấp hình ảnh chi tiết.

    Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp phải kể tới là hạn chế đối với việc đánh giá các vấn đề bên trong xương, sụn khớp. Do sóng siêu âm không xuyên qua xương nên chỉ khảo sát về mặt xương. Các vấn đề nằm sâu trong xương không thể phát hiện.

    3. Tác dụng của siêu âm khớp gối

    Vậy siêu âm khớp gối để làm gì? Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh để bác sĩ đánh giá tình trạng tại khớp gối. Từ đó giúp chẩn đoán loại trừ hoặc chẩn đoán xác định một số bệnh lý. Dưới đây là câu trả lời cho siêu âm khớp gối chẩn đoán được bệnh gì.

    3.1. Siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán chấn thương

    Một số loại chấn thương điển hình có thể được phát hiện nhờ siêu âm:

    • Rách sụn chêm: Sụn chêm giữ vai trò giảm xóc giữa xương cẳng chân và xương đùi. Chấn thương ở vị trí này có thể xảy ra do chuyển hướng đầu gối đột ngột.
    • Rách dây chằng chéo: Dây chằng chéo nối xương ống với xương đùi. Bạn có thể bị chấn thương dây chằng chéo trước hoặc sau. Siêu âm có thể đi kèm với chụp MRI để đánh giá chính xác.
    • Trật khớp xương bánh chè: Xương hình tam giác bao phủ phía trước đầu gối bị trượt ra khỏi vị trí thông thường.
    • Chấn thương cơ: Rách cơ khu trú hoặc tụ máu.
    • Gãy xương: Xương đầu gối bị vỡ, nứt, gãy.

    Ngoài ra, một số chấn thương như bong gân, rách gân, tụ máu cũng có thể được phát hiện nhờ siêu âm.

    Siêu âm khớp gối giúp chẩn đoán chấn thương

    Rách sụn chêm có thể được phát hiện bằng siêu âm

    3.2. Phát hiện bệnh lý liên quan tới khớp gối

    Siêu âm khớp gối phát hiện bệnh gì là thắc mắc của không ít người. Một số bệnh lý dưới đây có thể được chẩn đoán nhờ phương pháp này:

    • Nhiễm trùng khớp gối: Trong trường hợp này, người bệnh thường bị sốt, ớn lạnh.
    • Viêm bao hoạt dịch khớp gối.
    • Tràn dịch khớp gối: Hình ảnh siêu âm tràn dịch khớp gối sẽ cho thấy chất lỏng trong màng hoạt dịch quá nhiều và tràn ra khỏi lớp màng bao. Chất lỏng dư thừa có thể được hút ra trong quá trình siêu âm.
    • Viêm gân bánh chè: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng gân bánh chè.
    • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm mô khớp.
    • Siêu âm thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
    • Bệnh gout: Siêu âm sẽ giúp xác định tinh thể muối urat đọng lại ở khớp gối gây đau.
    • Gai xương: Một số trường hợp có thể cần chụp thêm X-quang để cho kết quả chính xác hơn.
    • U nang Baker: U có hình lưỡi liềm.
    • Phát hiện các dị vật trong khớp gối.
    • Bệnh lý liên quan tới mạch máu ở khớp gổi như: Phình động mạch khoeo, chèn ép động mạch khoeo…

    siêu âm bệnh lý liên quan tới khớp gối

    4. Khi nào phải siêu âm khớp gối?

    Bác sĩ sẽ là người chỉ định siêu âm sau khi thăm khám lâm sàng. Thông thường sẽ là khi xuất hiện các triệu chứng sau:

    • Đau đầu gối: Cơn đau có thể dai dẳng. Đặc biệt là đau hơn khi cử động mạnh hay thay đổi thời tiết. Đau sau chấn thương.
    • Nghe thấy tiếng lục cục ở khớp gối khi cử động.
    • Đầu gối sưng, nóng đỏ, xuất hiện vết bầm tím.
    • Cứng khớp gối.
    • Khó khăn trong cử động đầu gối như: co, duỗi đầu gối…
    • Có thể kèm theo sốt.
    • Đầu gối bị biến dạng.
    • Vừa gặp chấn thương.
    • Nghi ngờ có dị vật khớp gối.
    • Dị tật bẩm sinh ở khớp gối hoặc tiền sử mắc các bệnh liên quan tới khớp gối.
    • Sau phẫu thuật khớp gốI.
    Khi nào phải siêu âm khớp gối

    Đau đầu gối là một trong những dấu hiệu

    5. Các kỹ thuật siêu âm khớp gối

    Tùy thuộc vào vị trí muốn quan sát mà bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ thực hiện kỹ thuật cần thiết. Ở mỗi kỹ thuật sẽ yêu cầu tư thế bệnh nhân và vị trí đặt đầu dò khác nhau.

    5.1. Siêu âm qua mặt cắt dọc gân cơ tứ đầu đùi trước

    Cơ này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chạy, nhảy, đi lại.

    • Tư thế siêu âm: Người bệnh nằm ngửa. Đầu gối gập lại thành góc 30 độ. Có thể kê một chiếc gối nhỏ dưới đầu gối để hỗ trợ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt dọc theo nhóm cơ tứ đầu, trên xương bánh chè.
    • Tác dụng: Giúp bác sĩ quan sát được mỡ và bao hoạt dịch khớp gối, xương đùi và xương bánh chè, cơ tứ đầu và gân.

    5.2. Siêu âm khớp gối qua mặt cắt xương đùi

    Với kỹ thuật này, người bệnh sẽ phải gập đầu gối hết sức có thể. Do đó, đối với những người bị đau đầu gối khi co thì sẽ hơi khó chịu.

    • Tư thế siêu âm: Người bệnh nằm ngửa, gập đầu gối tối đa.
    • Vị trí đầu dò: Đặt ngang trên xương bánh chè, phần đùi trước.
    • Tác dụng: Giúp chẩn đoán vùng sụn khớp gối.

    5.3. Siêu âm qua túi hoạt dịch trước xương bánh chè

    Kỹ thuật này thường tập trung cho những trường hợp nghi ngờ gặp các vấn đề với túi hoạt dịch ở vị trí này.

    • Tư thế siêu âm: Người bệnh nằm ngửa, gập đầu gối tạo góc 30 độ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt ngang trên đầu gối.
    • Tác dụng: Đánh giá được tình trạng của vùng hoạt dịch xương bánh chè như độ dày, sự rò rỉ dịch hay ổ viêm…

    5.4. Siêu âm khớp gối qua gân bánh chè

    Gân bánh chè nối giữa xương bánh chè với xương chè, giúp thực hiện động tác duỗi chân.

    • Tư thế siêu âm: Người bệnh nằm ngửa, co đầu gối tạo góc 30 độ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt dọc giữa xương bánh chè, kéo dài xuống phần trên xương chày.
    • Tác dụng: Giúp phát hiện bất thường ở dây chằng bánh chè, khối mỡ đệm sau dây chằng.

    5.5. Siêu âm qua mạc giữ bánh chè trong và ngoài

    Vị trí này là một cấu trúc các sợi cơ nằm tại hai bên đầu gối, giúp cố định xương bánh chè.

    • Tư thế siêu âm: Nằm ngửa, hơi co nhẹ đầu gối.
    • Vị trí đầu dò: Đầu dò được đặt dọc theo đường nối giữa xương đùi và đầu gối.
    • Tác dụng: Giúp phát hiện tổn thương tại mạc giữ bánh chè.

    5.6. Siêu âm qua dây chằng bên chày và sụn chêm

    Dây chằng này kéo dài từ mặt trong đầu trên xương chày đến mặt trong đầu xương đùi. Nó giúp giữ ổn định cho cẳng chân và đầu gối.

    • Tư thế siêu âm: Người bệnh nẳm ngửa, đầu gối co tạo thành một góc 30 độ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt ở mặt trong khớp gối, dọc theo đường nối giữa xương đùi và xương chày.
    • Tác dụng: Kiểm tra được dây chằng, sụn chêm, khớp xương chày đùi. Từ đó phát hiện được những tổn thương như rách sụn chêm, gai xương

    5.7. Siêu âm qua dây chằng bên ngoài

    Dây chằng này giúp giữ sự ổn định cho mặt ngoài đầu gối

    • Tư thế siêu âm: Nẳm ngửa, đầu gối co tạo thành một góc 30 độ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt ở mặt ngoài khớp gối, dọc theo đường nối giữa xương đùi và xương chày.
    • Tác dụng: Cung cấp hình ảnh của dây chằng bên ngoài, sụn chêm ngoài, gan cơ khoeo, túi hoạt dịch.

    5.8. Siêu âm qua gân cơ chân ngỗng

    Đây là một nhóm gồm 3 cơ nhỏ xuất phát từ 3 vị trí khác nhau rồi nhập thành một ở đầu trên xương chày.

    • Tư thế siêu âm: Nằm ngửa, đầu gối xoay ra phía ngoài. Đầu gối gập tạo thành góc 30 độ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt đầu dò ở mặt trong đầu trên xương chày. Đầu dò sẽ được quét qua toàn bộ chiều dài của gân cơ chân ngỗng.
    • Tác dụng: Cung cấp hình ảnh của gân cơ chân ngỗng.

    5.9. Siêu âm đầu gối qua dải chậu chày

    Dải chậu chày kéo dài từ hông, dọc theo đùi ngoài đến mặt ngoài đầu gối.

    • Tư thế siêu âm: Nằm ngửa, gối gập nhẹ.
    • Vị trí đầu dò: Đặt dọc ở lồi cầu ngoài xương đùi.
    • Tác dụng: Cung cấp hình ảnh dải chậu chày và túi hoạt dịch bên dưới, lồi cầu ngoài xương đùi.

    5.10. Siêu âm qua mặt cắt trám khoeo

    Trám khoeo có dạng hố hình trám nằm ở rãnh gập khớp gối.

    • Tư thế siêu âm: Nằm sấp, gập nhẹ khớp gối.
    • Vị trí đầu dò: Đặt dọc theo vị trí trám kheo.
    • Tác dụng: Bác sĩ có thể quan sát được động mạch và tĩnh mạch khoeo, đầu cơ bụng chân, xương chày đùi, bao hoạt dịch khớp gối.

    kỹ thuật siêu âm khớp gối

    6. Quy trình siêu âm khớp gối

    Siêu âm khớp gối là một phương pháp chẩn đoán khá đơn giản, không đòi hỏi người bệnh phải chuẩn bị nhiều. Siêu âm sẽ không gây đau nhưng có thể gây khó chịu đối với trường hợp đầu gối đang bị sưng, viêm, chấn thương.

    6.1. Chuẩn bị

    Về cơ bản, sau khi được chỉ định siêu âm, người bệnh sẽ được thực hiện ngay phương pháp chẩn đoán này. Bạn sẽ không phải nhịn ăn uống bất kỳ thứ gì.

    6.2. Thực hiện siêu âm khớp gối

    Bác sĩ siêu âm sẽ hướng dẫn và giải thích cho người bệnh trong quá trình siêu âm. Thời gian siêu âm thường diễn ra trong khoảng từ 10 – 30 phút.

    • Người bệnh sẽ được nằm trên giường siêu âm. Tư thế nằm và để đầu gối sẽ do bác sĩ hướng dẫn tùy theo mục đích siêu âm.
    • Bác sĩ sẽ thoa một lớp gel chuyên dụng lên đầu gối. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình siêu âm.
    • Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò trên khớp gối. Trong quá trình siêu âm bác sĩ sẽ giải thích kết quả siêu âm cho bệnh nhân. Nếu cần thiết có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chuyển tư thế để siêu âm thêm phần khác của khớp gối.
    • Để kết thúc quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ bỏ đầu dò ra và lau sạch gel vùng khớp gối. Người bệnh sẽ ngồi dậy và ra khỏi giường siêu âm ngay khi kết thúc quá trình.

    Thực hiện siêu âm khớp gối

    6.3. Đọc kết quả siêu âm khớp gối

    Kết quả siêu âm sẽ được trả ngay. Từ đó, bác sĩ điều trị có thể xác định được tình trạng của bạn. Đôi khi bạn có thể phải tiến hành thêm một số phương pháp chẩn đoán khác đi kèm.

    7. Siêu âm khớp gối bao nhiêu tiền? Ở đâu?

    Siêu âm khớp gối là một phương pháp khá đơn giản có thể được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế từ địa phương tới cấp trung ương, cả bệnh viện công và tư. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép, phù hợp với điều kiện di chuyển và kinh tế để tiến hành thăm khám.

    Giá siêu âm khớp gối tham khảo là từ 44.000 – 500.000 đồng tùy thuộc vào công nghệ siêu âm, địa chỉ khám chữa bệnh, thời điểm và có sử dụng bảo hiểm y tế hay không.

    8. Một số lưu ý

    Để quá trình siêu âm đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín.
    • Khi đi khám hãy mang theo bệnh án, kết quả siêu âm trước đó nếu có.
    • Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng (nếu có) với gel chuyên dụng siêu âm trước đó.
    • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong khi siêu âm.
    • Trong quá trình siêu âm nếu cảm thấy đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy thông báo ngay với bác sĩ.
    • Tái khám, siêu âm lại đúng hẹn của bác sĩ.

    Bài viết đã cung cấp những thông tin tham khảo về siêu âm khớp gối. Nếu cần tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp có liên quan hãy chat trực tiếp.

    chat với bác sĩ

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau xương bả vai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả và phòng tránh 20/09/19
      Đau xương bả vai là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt dễ mắc ở những người làm các công…
      Cứng khớp gối sau phẫu thuật phải làm sao? Chuyên gia khuyên bạn 11/08/21
      Cứng khớp gối sau phẫu thuật là một trong những biến chứng có thể gặp phải sau mổ. Nó gây…
      Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là bao nhiêu? Đắt hay rẻ? 28/11/21
      Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là thắc mắc của những người gặp phải căn bệnh này. Vậy khớp…
      Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ – Nguyên nhân, cách phòng tránh 09/06/23
      Nếu như trước đây đau xương khớp thường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi thì ngày nay tình trạng…
      Xem thêm