Ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, dùng thuốc vô tội vạ… là những sai lầm điều trị mỡ máu mà rất nhiều người bệnh đang vấp phải khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem liệu bạn có đang mắc phải bất kỳ sai lầm phổ biến nào trong điều trị rối loạn mỡ máu dưới đây.
1. TOP 8 sai lầm điều trị mỡ máu phổ biến
Dưới đây là 8 sai lầm hàng đầu đang chống lại nỗ lực hạ mỡ máu của bạn. Song song với đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp để giúp bạn có hướng điều trị đúng đắn.
1.1 Không kiểm tra các chỉ số mỡ máu thường xuyên
Bệnh mỡ máu cao ở giai đoạn đầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, khiến người bệnh chủ quan, không khám bệnh kịp thời dẫn đến phát hiện bệnh muộn. Lúc này bệnh đã chuyển biến nặng, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều.
Chính vì vậy, bạn cần khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các xét nghiệm để phát hiện bệnh. Từ đó, sớm lên cho mình kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp để giảm các chỉ số mỡ xấu cũng như tăng chỉ số mỡ tốt. Hiện nay, bác sĩ đưa ra khuyến cáo nên khám sức khỏe định kỳ từ 1-2 lần/năm.
Rối loạn mỡ máu – Nằm lòng những kiến thức quan trọng trong điều trị bệnh
1.2 Thích gì ăn nấy
Nhiều bệnh nhân lầm tưởng việc uống thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ có thể giúp họ loại bỏ tình trạng quá tải cholesterol, bất kể khi ăn thứ gì. Điều này khiến chỉ số mỡ máu tăng cao dù bạn vẫn uống thuốc đều đặn.
Do đó, ngay cả khi đang dùng thuốc để giảm mỡ máu, người bệnh vẫn cần một chế độ ăn uống lành mạnh. Cần cắt giảm lượng chất béo bão hòa, tinh bột. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt,… góp phần làm giảm cholesterol trong máu.
1.3 Kiêng khem quá mức
Nhiều người cho rằng, cholesterol có nhiều trong mỡ, nội tạng động vật, trứng… nên loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày và thay vào đó chỉ toàn rau củ quả. Điều này khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, không đủ sức khỏe để làm việc, hiệu quả điều trị bệnh cũng giảm sút.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, chất béo không có nghĩa là chất có hại, miễn dung nạp không vượt quá mức bình thường của cơ thể. Vì vậy, người bệnh không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dung nạp 60% lượng thực phẩm chứa tinh bột, đường so với người bình thường trong 1 ngày.
1.4 Lười vận động, tập thể dục không đủ
Chỉ ăn kiêng thôi chưa đủ nếu muốn cải thiện mỡ máu cao. Người bệnh cần kết hợp tập thể dục mỗi ngày. Những người lười vận động thường có mức HDL (mỡ tốt) thấp hơn so với người thường xuyên luyện tập. Điều này khiến hiệu quả điều trị giảm sút. Thậm chí có thể khiến bệnh tiến triển xấu đi.
Người bệnh nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Có thể tham gia đi bộ, bơi lội, đạp xe… để tăng cường sức khỏe.
1.5 Lạm dụng thuốc trong điều trị mỡ máu
Nhiều người bệnh vẫn có thói quen tự dùng thuốc trong điều trị bệnh. Với bệnh mỡ máu cũng vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua bất kỳ loại thuốc tân dược nào ngoài hiệu thuốc. Tuy nhiên việc làm này lại vô cùng nguy hiểm.
Theo đó, khi lạm dụng các loại thuốc hạ mỡ máu, có thể gây nên những tác dụng phụ với gan, thận, tiêu cơ vân do liều lượng thuốc sử dụng quá cao. Bên cạnh đó, những loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định, không tự ý mua thuốc tây về nhà điều trị.
1.6 Không chú ý đến cân nặng
Cân nặng góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh mỡ máu. Đa số người bệnh béo phì đều có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan, không kiểm soát cân nặng của mình khiến bệnh tình ngày một nghiêm trọng.
Đây cũng là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ người bệnh béo phì tử vong do mỡ máu cao. Sai lầm này cũng dẫn đến các bệnh lý: gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch…
➥ Người bệnh cần dùng những phương pháp giảm cân lành mạnh thông qua chế độ ăn uống hoặc luyện tập thể dục thể thao.
1.7 Thiếu kiên trì trong điều trị
Rối loạn mỡ máu là căn bệnh kéo dài âm ỉ, ít biểu hiện triệu chứng. Ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể khỏe mạnh cũng chưa chắc bệnh đã được trị khỏi. Nhiều trường hợp bỏ thuốc giữa chừng hoặc tự ý ngừng điều trị khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, trở nặng hơn. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, khi muốn dừng thuốc hay chuyển sang phương pháp khác nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để nhận được tư vấn đúng đắn nhất.
1.8 Lựa chọn sản phẩm hạ mỡ máu không rõ nguồn gốc
Lo ngại tác dụng phụ mà thuốc Tây mang lại, nhiều người bệnh tìm đến các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, không ít sản phẩm trong số đó bị “thổi phồng” công dụng. Vì mục đích lợi luận mà pha trộn tân dược, về bản chất không khác gì thuốc Tây. Chưa kể, rất nhiều sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, được bán trôi nổi trên thị trường. Nếu người bệnh không cẩn thận mua nhầm có thể khiến bệnh trở nặng, ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Chính vì vậy, khi lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, người bệnh cần tìm hiểu kỹ các yếu tố cấu thành nên sản phẩm như:
- Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
- Thành phần từ những gì?
- Thương hiệu nhà sản xuất có uy tín hay không?
- Chất lượng đã được kiểm chứng hay chưa?
Thông qua các yếu tố này để chọn mua cho mình sản phẩm hỗ trợ phù hợp, đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
2. Hậu quả khi mắc sai lầm điều trị mỡ máu
Mắc sai lầm trong điều trị mỡ máu khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, khó điều trị dứt điểm. Về lâu dài gây nên một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong.
- Đột quỵ não: 93% bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử rối loạn mỡ máu.
- Gan nhiễm mỡ: Suy giảm chức năng gan, gây nên nhiều bệnh về gan mật khác.
- Giảm chức năng sinh lý: Rối loạn cương dương, giảm ham muốn ở nữ giới.
3. Kết luận chung
Nhận định đúng đắn những sai lầm trong điều trị mỡ máu cao là tiền đề giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện bệnh, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Song song với đó, người bệnh cũng cần chú ý:
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh kiêng khem quá mức.
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số mỡ máu, ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh do bác sĩ đưa ra.
- Tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm hỗ trợ.
Ngoài ra, đừng quên chia sẻ với bác sĩ bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào của bản thân trong điều trị bệnh mỡ máu. Từ đó, tránh những sai lầm điều trị không mong muốn.
Video đề xuất:
XEM THÊM:
- Chữa gan nhiễm mỡ bằng táo mèo – 4 công thức cho lá gan khỏe mạnh
- Mỡ máu có ăn được hải sản không? – 90% người vẫn đang hiểu lầm!
- Mỡ máu uống bia rượu được không? – Nghệ thuật từ chối cực “khéo” trên bàn nhậu!
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.