Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân và cách điều trị sao cho hiệu quả?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân và cách điều trị sao cho hiệu quả?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    15/02/24

    Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Theo thống kê có tới 3% dân số ở tuổi trưởng thành mắc phải hội chứng này, trong đó tỷ lệ trẻ em từ 13 – 18 tuổi chiếm 6%. Vậy, rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra do đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (3 bình chọn)

    1. Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

    Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder – GAD) là bệnh lý khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu quá mức trước sự kiện và hoạt động. Ngoài lo âu, người bệnh còn kèm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi, run rẩy…

    Rối loạn này thường bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc ở tuổi vị thành niên nhưng có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào và nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh gấp 2 lần so với nam giới

    Rối loạn lo âu lan tỏa là hội chứng thuộc nhóm rối loạn lo âu. Theo một vài thống kê, tỷ lệ bị rối loạn lo âu lan tỏa ở các nước phát triển chiếm khoảng 5% dân số, các nước đang hoặc kém phát triển chiếm 1,5 – 3%.

    rối loạn lo âu lan tỏa

    2. Triệu chứng đặc trưng của GAD

    Rối loạn lo âu lan tỏa thường được trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không thể kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không nổi bật trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những người mắc hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa thường có những biểu hiện sau:

    • Người mệt mỏi, uể oải kéo dài.
    • Luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn, khó chịu.
    • Dễ bị kích động bộc phát, không kiểm soát được hành vi tâm lý của mình.
    • Thường xuyên có cảm giác lo lắng, sợ hãi về những điều vô lý.
    • Mất tập trung, đầu óc luôn trống rỗng.
    • Gặp rối loạn về giấc ngủ bởi người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng.
    • Người bệnh dễ bị giật mình, chóng mặt, đau đầu, đầu óc trống rỗng, run rẩy.

    Ngoài biểu hiện về tâm lý, người bệnh còn gặp một số triệu chứng thể chất như: Đau vai gáy, đau cơ, buồn nôn, hồi hộp, tim đập nhanh…

    Rối loạn lo âu là bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần, khác với những cảm giác lo âu bình thường. Đây được xem là bệnh lý khá nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trạng thái trầm cảm, bi quan và nặng nề hơn và ý tưởng tự sát.

    > Tìm hiểu thêm:

    Rối loạn lo âu nên ăn gì kiêng gì? Top 13+ loại đồ ăn, thức uống

    Khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội? Bật mí top 10 địa chỉ

    TOP 11 thực phẩm chức năng chữa rối loạn lo âu tốt nhất 2024

    3. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu

    Hiện nay, vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân gây ra hội chứng GAD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, bệnh có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

    • Do di truyền: Nếu người thân cận huyết đã từng bị rối loạn lo âu lan tỏa hoặc bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần thì người trong gia đình cũng có khả năng bị bệnh.
    • Yếu tố tâm lý: Sang chấn tâm lý như mất người thân, chứng kiến tai nạn… hoặc có đặc tính tâm lý yếu, dễ lo âu, hoảng sợ cũng là nguyên nhân.
    • Tác động từ ngoại cảnh: Gia đình thiếu thốn, từng bị đánh đập, lạm dụng, lao động vất vả từ nhỏ sẽ có nguy cơ bị GAD.
    • Nghiện thuốc lá, rượu bia: Theo nghiên cứu, những người có thói quen nghiện thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc GAD gấp 5 – 6 lần người bình thường.

    Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho biết nguyên nhân có thể là do suy giảm serotonin nội sinh – chất dẫn truyền thần kinh có vai trò điều hòa cảm xúc và tâm trạng. Đây có thể là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng rối loạn lo âu.

    Bệnh có yếu tố di truyền

    4. Rối loạn lo âu lan tòa có nguy hiểm không?

    Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp tính mạng. Tuy nhiên, GAD lại ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất lẫn tính thần của người bệnh. Cụ thể:

    • Người bệnh tự cô lập bản thân, không biết chia sẻ cùng ai về suy nghĩ, cảm xúc của mình và các vấn đề trong cuộc sống.
    • Giảm tập trung, chú ý trong nhiều tình huống dẫn tới sa sút trong công việc, học tập, nguy hiểm hơn là khi tham gia giao thông.
    • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, dễ nghĩ tới tự sát.
    • Có xu hướng tìm đến các chất kích thích để giải tỏ như ma túy, rượu bia…
    • Ảnh hưởng tới tiêu cực sức khỏe, làm nghiêm trọng các bệnh lý mạn tính như xương khớp, tiêu hóa, bệnh tim…

    Hậu quả ghiêm trọng của GAD

    4. Rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn lo âu có giống nhau không?

    Khi tìm hiểu về rối loạn lo âu chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, đặt ra câu hỏi “GAD và rối loạn lo âu có phải là 1 bệnh không, có giống nhau không”. Bởi, triệu chứng của GAD và rối loạn lo âu khá tương đồng.

    Theo phân tích của chuyên gia, rối loạn lo âu lan tỏa khác với lo âu bình thường ở chỗ:

    • Quá mức: Điều này có nghĩa là dù không có chuyện gì đáng phải lo lắng nhưng bạn vẫn có biểu hiện lo hoặc luôn nghĩ về những điều tồi tệ xảy ra.
    • Bạn khó kiểm soát: Khó giải quyết nỗi lo ngay cả khi dường như không có điều gì đáng để lo. Mặc dù không nghĩ tới, muốn nghỉ ngơi nhưng đầu vẫn bắt bạn phải lo nghĩ.
    • Có tính lan tỏa, dai dẳng: Nỗi lo thường trực xung quanh bạn. Nó bắt bạn phải lo nghĩ nhiều vấn đề trong cuộc sống.

    5. Phương pháp chẩn đoán rối loạn lo âu

    Bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần của bạn có thể chẩn đoán tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa thông qua triệu chứng.

    Theo tiêu chuẩn DSM-5, người bệnh sẽ được chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa nếu các triệu chứng lo lắng quá mức khó kiểm soát kéo dài ít nhất 6 tháng.

    Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, để loại trừ những bệnh lý và nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm sau:

    • Xét nghiệm máu, bao gồm kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Chụp Xquang bụng hoặc nội soi thực quản dạ dày tá tràng để kiểm tra GERD (trào ngược dạ dày thực quản).
    • Chụp Xquang và nghiệm pháp gắng sức để kiểm tra tình trạng của tim.

    6. Cách điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

    Sau khi được chẩn đoán và thảo luận về tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

    6.1. Tâm lý trị liệu

    Cũng như điều trị rối loạn lo âu, dạng lo âu lan tỏa cũng được bác sĩ chỉ định liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Đây là một loại trị liệu tâm lý bằng hình thức trò chuyện. Trong đó, người đi trị liệu sẽ chia sẻ về tình trạng bệnh và những tâm lý mà họ đang gặp phải cho nhà trị liệu tâm lý.

    Liệu pháp này giúp người trị liệu nhận thức được suy nghĩ không chính xác hoặc tiêu cực khi đứng trước các tình huống gây căng thẳng. Từ đó, giải quyết chúng theo cách tích cực và hiệu quả hơn.

    Ngoài mục đích trị liệu tâm lý, liệu pháp này còn là công cụ hiệu quả để giúp người mắc rối loạn lo âu lan tỏa học cách đối diện với tác nhân gây stress trong đời sống.

    Tóm lại, liệu pháp nhận thức – hành vi giúp bạn xác định được những suy nghĩ méo mó, tiêu cực. Để từ đó, bạn học cách kiểm soát chúng tốt hơn, chuyển cảm xúc và hành vi theo chiều hướng tốt hơn.

    6.2. Điều trị bằng thuốc tây

    Bên cạnh liệu pháp tâm lý, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc tây điều trị. Tùy vào từng trường hợp, triệu chứng, mức độ bệnh, bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được bác sĩ tâm thần kê đơn.

    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Đây là thuốc chống trầm cảm được sử dụng khá thường xuyên. Thuốc hoạt động bằng cách tăng serotonin trong não, điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và năng lượng cơ thể. Các loại thuốc SSRI thường được chỉ định như: Escitalopram, Sertraline, fluoxetin.
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Có tác dụng chậm, trung bình mất 4 – 12 tuần để có hiệu lực. Tác dụng cũng tương đương như thuốc SSRI.
    • Thuốc chẹn Beta: Thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao hay triệu chứng thể chất của lo âu cấp tính, nhịp tim nhanh, tức ngực. Sử dụng thuốc này giúp bệnh nhân cải thiện lo lắng, hoảng sợ.
    • Thuốc Benzodiazepines: Là nhóm thuốc thường được kê đơn với tác dụng chống lo âu và an thần. Thuốc hoạt động theo cơ chế tạo thư giãn giúp hệ thống thần kinh trung ương hoạt động chậm lại.

    6.3. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

    Lối sống cân bằng, lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát triệu chứng GAD. Vì vậy, bên cạnh 2 liệu pháp kể trên, người bệnh nên thay đổi những thói quen sau:

    • Ngủ đủ giấc: Lo âu có khả năng gây ra mất ngủ và mất ngủ cũng làm tăng lo âu. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Đây là chìa khóa giúp bạn kiểm soát và ngăn chặn lo âu.
    • Hạn chế caffeine: Ngừng uống hoặc ít nhất là cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày như cà phê, trà. Bởi, caffeine là chất kích thích có thể gây ra cảm giác lo lắng, bồn chồn, tăng nhịp tim khiến tình trạng lo âu thêm nặng.
    • Tránh rượu bia, thuốc lá: Một ít rượu có thể giảm tạm thời lo âu nhưng nó lại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Thuốc lá cũng vậy, giúp cơ thể thư giãn nhưng nicotin lại là chất kích thích mạnh làm tăng lo âu.
    • Ăn uống đúng cách: Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng cũng giúp ích trong việc hạn chế triệu chứng của GAD. Những thực phẩm giàu kẽm, magie, omega-3, chất chống oxy hóa… rất tốt cho người GAD. Vì vậy, hãy bổ sung những thực phẩm này.

    7. 3 phương pháp thiền giảm nhanh rối loạn lo âu lan tỏa

    Nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, thiền có tác dụng tốt cho những người gặp vấn đề tâm thần. Theo kết quả nghiên cứu, thiền giúp giảm căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực và lo âu. Nếu áp dụng thường xuyên, kiên trì phương pháp này được đánh giá có hiệu quả như dùng thuốc.

    Dưới đây là 3 cách thiền giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu:

    7.1. Thiền thần chú

    Tập trung vào câu thần chú, một cụm từ cụ thể lặp lại suốt thời gian thiền. Cách này giúp tập trung sự chú ý, giải phóng cảm xúc hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Tìm một nơi thoải mái để ngồi, chẳng hạn như trên đệm, sàn hoặc ghế.
    • Chọn một câu thần chú để thiền định, đó có thể là câu nào như “bình tĩnh”, “nam mô a di đà phật”, “ tôi đang bình an”… Câu dễ nói và lặp đi lặp lại.
    • Tập trung hơi thở khi bạn bắt đầu lặp lại câu thần chú của mình, nhẹ nhàng chuyển hướng mọi suy nghĩ lang thang vào câu thần chú.
    • Bạn có thể bắt đầu thực hiện mỗi lần 5 – 10 phút, tối đa 20 – 30 phút.
    • Khi kết thúc thiền, bạn không nên dừng ngay mà nên dành thời gian kiểm tra bản thân.

    Ngồi thiền giúp giảm căng thẳng, lo âu

    7.2. Thiền quét cơ thể

    Thiền quét cơ thể giúp giảm căng thẳng, lo âu, giảm đau, cải thiện giấc ngủ, tăng sự yêu thương… Thời điểm tốt nhất thực hiện là sau ăn trưa hoặc trước khi đi ngủ.

    Cách thực hiện:

    • Giữ cơ thể ở tư thế thoải mái, vị trí ưa thích, có thể ngồi trên thảm, ghế hoặc đệm.
    • Tập trung vào nơi để “quét” đó là vị trí trên người như cánh tay, bàn chân, vùng bụng…
    • Chú ý vào bất kỳ cảm giác đau, căng thẳng, khó chịu nào trên cơ thể từ 20 giây đến 1 phút. Nếu thấy đau, khó chịu thì chấp nhận đối mặt, tập trung.
    • Từ từ giải phóng nhận thức và tiếp tục quan sát cơ thể.
    • Kết thúc buổi tập bằng cách đưa sự tập trung của bạn trở lại môi trường xung quanh.

    7.3. Thiền tưởng tượng có hướng dẫn

    Thiền tưởng tượng có hướng dẫn tập trung vào việc hình dung ra những khung cảnh hoặc tình huống êm dịu, tích cực. Từ đó, giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn.

    Cách thực hiện:

    • Tìm một nơi yên tĩnh, thoải mái để thiền, chẳng hạn như trên giường hoặc ghế dài.
    • Hãy hình dung trong tâm trí một địa điểm, đồ vật hoặc âm thanh mà bạn thấy yên bình.
    • Tiếp tục tập trung vào hình dung này khi bạn cho phép cơ thể và tâm trí thư giãn.
    • Hay cân nhắc sử dụng video hoặc ứng dụng hình ảnh có hướng dẫn để bạn tập trung.

    8. Cách phòng ngừa bệnh GAD

    Để phòng ngừa chứng rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi người cần phải lưu ý những điều sau:

    • Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng caffeine, ngủ đủ giấc, điều này có thể làm triệu chứng lo âu.
    • Quản lý căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, sắp xếp công việc và tham gia hoạt động vui chơi lành mạnh.
    • Không sử dụng chất gây nghiện và rượu, vì có thể khiến triệu chứng rối loạn lo âu thêm trầm trọng.
    • Chia sẻ với người thân, bạn bè khi gặp triệu chứng căng thẳng, stress hoặc mất ngủ.
    • Ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    Rối loạn lo âu lan tỏa là là bệnh lý tâm thần phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị tích cực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống người bệnh. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, hãy chủ động thăm khám và điều trị.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gợi ý 4 cách chữa mất ngủ bằng lá chanh đơn giản 11/07/24
      Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, nhiều người thường…
      8 thuốc đặc trị thiểu năng tuần hoàn não phổ biến 25/04/24
      Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường xuyên phải trải qua những cơn chóng mặt, đau đầu, rối loạn…
      Tác hại của thuốc ngủ Seduxen khi lạm dụng – Đừng chủ quan 03/05/24
      Thuốc ngủ Seduxen là thuốc tân dược được chỉ định trong điều trị mất ngủ và rối loạn lo âu.…
      Cách dễ ngủ vào ban đêm – 17 bí quyết giúp bạn ngủ say đến sáng 11/05/24
      Đối với người trưởng thành, giấc ngủ ban đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp…
      Xem thêm