Rối loạn lo âu: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị đúng cách
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn lo âu: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị đúng cách

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    01/02/24

    Lo âu là thuật ngữ dùng để chỉ cảm xúc sợ hãi, lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn lo âu, ám ảnh, sợ hãi… quá mức, có thể bạn đang bị chứng rối loạn lo âu. Đọc ngay bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Rối loạn lo âu là gì?

    Sợ là cảm xúc, trạng thái, biểu hiện sinh lý của cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với nguy hiểm. Ví dụ, cảm giác sợ khi gặp một con rắn.

    Lo âu là trạng thái, cảm xúc sinh ra do con người dựa vào hiểu biết, trải nghiệm qua đó dự đoán các trường hợp sẽ xảy ra với một số tình huống nhất định. Ví dụ, cảm giác lo âu, căng thẳng trước kỳ thi nào đó. Tuy nhiên, nếu lo lắng, căng thẳng, bất an trong một thời gian dài thì có thể bạn đang mắc hội chứng rối loạn lo âu.

    Rối loạn lo âu (Anxiety Disordes – viết tắt AD) chính là rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, thở nhanh… Theo các chuyên gia, AD thường không có nguyên nhân rõ rệt, triệu chứng tăng nặng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.

    rối loạn lo âu

    2. Các loại rối loạn lo âu thường gặp

    Dưới đây là những dạng rối loạn lo âu mà con người thường gặp phải.

    2.1. Rối loạn lo âu lan tỏa

    Rối loạn lo âu lan tỏa (hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể) là tình trạng sức khỏe tâm thần luôn ở trạng thái sợ hãi, lo lắng về các hoạt động xã hội như công việc, sức khỏe, gia đình…

    AD có triệu chứng tương tự như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại lo âu khác. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê thì phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn gấp đôi nam giới.

    2.2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

    Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có suy nghĩ ám ảnh, hành vi lặp đi lặp lại không thể kiểm soát.

    Điển hình như hành vi rửa tay liên tục, lau dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc vì sợ vi khuẩn, vi trùng, bẩn… Các ám ảnh cưỡng chế chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động xã hội và nghề nghiệp.

    2.3. Rối loạn hoảng loạn

    Biểu hiện chính là những cơn hoảng sợ, tâm lý người bệnh có cảm giác sợ hãi cực độ chi phối. Cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột gây ra các phản ứng dữ dội như đau tim, khó thở, đau ngực… Người bệnh luôn có xu hướng tránh xa những nơi có cơn hoảng sợ gây ra.

    Các triệu chứng thay đổi tùy theo từng người bệnh nhưng thường khởi đầu với biểu hiện tim đập nhanh, đau ngực, nghẹt thở, choáng váng… Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện khác như sợ chết, sợ phát điên…

    2.4. Nỗi ám ảnh xã hội (rối loạn lo âu xã hội)

    Là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Lo sợ và lo âu ở những người bị ám ảnh xã hội thường tập trung vào việc bị nói xấu, bị xấu hổ khi không đáp ứng được mong đợi.

    Tìm hiểu thêm:

    Thử ngay 20+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà nếu bạn đang “đếm cừu”

    60% phụ nữ mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân do đâu? Khắc phục thế nào?

    Gợi ý 15 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc HIỆU QUẢ!

    3. Triệu chứng rối loạn lo âu

    Các triệu chứng AD nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới trầm cảm. Vì vậy, người bệnh cần phải nắm rõ dấu hiệu của rối loạn lo âu là gì.

    3.1. Lo lắng về nhiều vấn đề

    Khi bị rối loạn lo âu, biểu hiện điển hình là lo lắng quá nhiều. Người bệnh lo lắng quá đà, vô lý với những sự kiện xảy ra trong cuộc sống.

    Tuy nhiên, không phải ai lo lắng cũng đều mắc chứng rối loạn lo âu. Những người bị hội chứng này thường lo lắng vô lý, biểu hiện mỗi ngày, kéo dài ít nhất 6 tháng.

    Nỗi lo lắng cũng phải nghiêm trọng và dần gây phiền hà, cản trở sự tập trung và ảnh hưởng tới công việc hàng ngày.

    Triệu chứng lo lắng là biểu hiện của rối loạn lo âu

    3.2. Bồn chồn

    Người bệnh thường xuyên cảm thấy bồn chồn, xuất hiện chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên nhiều hơn.

    Một nghiên cứu ở 128 trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu cho thấy có tới 74% trẻ có biểu hiện bồn chồn.

    Nếu như bạn cảm thấy bồn chồn hàng ngày, triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng thì hãy cẩn thận. Bởi, đây có thể là biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu.

    3.3. Khó tập trung

    Căng thẳng thúc đẩy não bộ của cơ thể tiết ra hormone thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược làm mất khả năng tập trung trong công việc. Trong trường hợp nặng, hormone stress (cortisol) ở nồng độ cao còn gây suy giảm trí nhớ.

    3.4. Sợ hãi một cách vô lý

    Thường xuyên có cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân là biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu.

    Triệu chứng khi sợ hãi là thở hổn hển, tim đập nhanh và mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, mồ hôi đầm đìa, buốt tay, đau ngực…

    Tùy vào độ ổn định tâm lý, có người chỉ mất vài tiếng nhưng có người mất cả tuần, thậm chí cả tháng.

    3.5. Khó ngủ, ngủ không sâu giấc

    Rối loạn lo âu liên quan rất nhiều đến rối loạn giấc ngủ. Người bệnh thường có biểu hiện trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khi ngủ thì hay tỉnh giấc giữa đêm.

    Một số nghiên cứu cũng cho thấy, mất ngủ khi nhỏ trong thời gian dài có thể dẫn tới chứng rối loạn khi lớn lên. Trong một nghiên cứu với 1000 đứa trẻ trong 20 năm, việc mắc chứng khó ngủ lúc nhỏ có liên quan tới 60% nguy cơ mắc chứng AD năm 26 tuổi.

    Người bệnh khó ngủ

    Xem thêmMất ngủ kéo dài – Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị cụ thể

    3.6. Né tránh giao tiếp xã hội

    Hội chứng này rất phổ biến hiện nay. Theo thống kê tại Mỹ, hội chứng này ảnh hưởng tới gần 12% người Mỹ trưởng thành.

    Bất kỳ ai cũng có thể mắc rối loạn lo âu nếu thấy bản thân có những biểu hiện sau:

    • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi về sự kiện xã hội trong tương lai
    • Lo lắng bạn bị người khác đánh giá hoặc soi xét kỹ lưỡng.
    • Sợ bị xấu hổ hoặc sỉ nhục trước người khác.
    • Tránh một số sự kiện vì nỗi sợ này.

    Những người mắc hội chứng này thường nhút nhát, im lặng trong đám đông hoặc khi gặp gỡ người lạ.

    4. Nguyên nhân gây bệnh

    Hiện nay, nguyên nhân gây rối loạn lo âu chưa được xác định đầy đủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hội chứng này có thể liên quan đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh có thể kết hợp của nhiều yếu rố như quá trình sinh học của cơ thể, di truyền, môi trường sống xung quanh…

    AD là bệnh lý rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay. Hội chứng này có thể được hình thành thông qua những yếu tố sau:

    • Tổn thương từ thời thơ ấu: Những tổn thương từ thời thơ ấu, tuổi thơ bất hạnh, chứng kiến nhiều hình ảnh làm tổn thương tâm lý.
    • Mắc bệnh nan y: Hội chứng là vấn đề phổ biến ở những bệnh nhân ung thư, người bệnh lo lắng khi khối u, triệu chứng bệnh xuất hiện, sợ hãi về cái chết, lo sợ khi điều trị, gánh nặng kinh tế.
    • Căng thẳng, stress: Liên tục phải đối mặt với những tình huống, sự việc áp lực trong công việc, cuộc sống khiến họ căng thẳng kéo dài.
    • Rối loạn nhân cách: Là một trong những dạng nhân cách có thể phát sinh rối loạn lo âu do không đáp ứng được nhu cầu về tâm lý.
    • Di truyền: Rối loạn lo âu có xu hướng di truyền trong gia đình. Bạn có thể thừa hưởng chúng nếu cha hoặc mẹ mắc hội chứng này.

    5. Phương pháp chẩn đoán hội chứng

    Hội chứng rối loạn lo âu thuộc chuyên khoa Sức khỏe Tâm Thần. Khi thăm khám tại khoa, các bác sĩ sẽ thăm hỏi chi tiết các triệu chứng hàng ngày và cách đối mặt.

    Dựa theo hướng dẫn chẩn đoán và thống kê của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một chẩn đoán cần đáp ứng đầy đủ tiêu chí rõ ràng như:

    • Lo lắng thái quá về một vấn đề/ nhiều vấn đề mỗi ngày.
    • Khó khăn khi kiểm soát cảm xúc lo lắng thường trực.
    • Lo lắng với tần suất cao gây ra căng thẳng, stress ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
    • Vấn đề lo lắng không thuộc vào tình trạng sức khỏe tâm thần. Trong các trường hợp khách quan không ngoại trừ nguyên nhân do uống thuốc, ảnh hưởng hậu chấn thương tâm lý.
    • Người bệnh mắc ít nhất ba trong các triệu chứng đối với người lớn và ít nhất một khi chẩn đoán cho trẻ em. Cụ thể: bồn chồn, khó chịu, mệt mỏi, cơ bắp căng cứng, mất ngủ, không tập trung.

    Các vấn đề sức khỏe tâm thần khác có thể đi cùng với biểu hiện rối loạn lo âu khiến việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn. Hội chứng trở nên phức tạp nếu đi cùng với:

    • Rối loạn hoảng sợ
    • Chứng trầm cảm
    • Rối loạn stress sau chấn thương
    • Tình trạng lạm dụng thuốc

    6. Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

    Khi phát hiện mắc hội chứng này, hầu hết người bệnh đều băn khoăn, lo lắng “rối loạn lo âu nguy hiểm không”.

    Câu trả lời là có. AD nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể:

    6.1. Ảnh hưởng hệ tim mạch

    Khi cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng kéo dài cơ thể sẽ có xu hướng tăng hormone gây stress. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch với các biểu hiện tức ngực, khó thở. Nhiều trường hợp còn có nguy cơ gây đột quỵ.

    6.2. Xa lánh thế giới xung quanh

    Khi thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá sẽ khiến bản thân tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh. Hoặc có thể do người bệnh có những hành vi không chuẩn mực khiến họ bị mọi người xa lánh.

    6.3. Chán nản, mệt mỏi

    Rối loạn lo âu không được giải tỏa khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản. Lâu dần, người bệnh có nguy cơ bị trầm cảm, thậm chí có thể tự tử.

    6.4. Gây ra tệ nạn xã hội

    Một số bệnh nhân bị AD nhưng không hay biết tình trạng của mình đã sử dụng chất kích thích. Điều này khiến họ không thể làm chủ bản thân. Từ đó, gây ra những tệ nạn xã hội

    6.5. Khiến bệnh mạn tính thêm trầm trọng

    Người khỏe mạnh khi bị hội chứng này còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì vậy, những người mắc bệnh mạn tính thì còn nghiêm trọng hơn.

    Cụ thể, AD khiến bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh cường giáp, suy giáp… thêm nghiêm trọng.

    7. Phương pháp điều trị rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý (tâm lý trị liệu) kết hợp với thuốc hoặc điều trị riêng biệt. Tùy vào triệu chứng, mức độ và thời gian bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

    7.1. Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp tâm lý

    Liệu pháp tâm lý dựa trên khái niệm cho rằng: Tất cả mọi người đều có thể có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến đau khổ về cảm xúc. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm.

    Khi thực hiện liệu pháp hành vi phải có sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu như chuyên viên tư vấn, tâm lý học, bác sĩ tâm thần…

    Các nghiên cứu chỉ ra, liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả gần tương đương với thuốc điều trị nhưng đem lại lợi ích lâu dài hơn. Tuy nhiên, bất lợi của liệu pháp này là phụ thuộc vào thời gian, động lực của người bệnh và trình độ của bác sĩ.

    Liệu pháp nhận thức hành vi là hình thức tâm lý trị liệu giúp người bệnh hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc tác động như thế nào lên hành vi của bản thân. Vì vậy, mục tiêu của liệu pháp này giúp người bệnh xác định và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không lành mạnh.

    Liệu pháp tâm lý luôn được áp dụng cho những người bị rối loạn lo âu

    Liệu pháp tâm lý luôn được đánh giá hiệu quả

    7.2. Sử dụng thuốc tây

    Các loại thuốc điều trị thường được bác sĩ kê đơn gồm:

    7.2.1. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng

    Hiệu quả thường xuất hiện sau 8 – 12 tuần. Khi dùng thuốc nên khởi đầu bằng liều tối thiểu, sau đó tăng dần.

    Các loại thuốc thường được dùng:

    • Doxepin 50 – 75mg/ ngày
    • Amitriptylin 50 – 75mg/ngày
    • Anafranil 50 – 150mg/ngày
    • Mianserin 30 – 90mg/ngày.

    Tác dụng của thuốc này là làm dịu thần kinh, kiểm soát được lo âu và giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc lại có tác dụng phụ gây buồn ngủ, có nguy cơ tăng cân…

    7.2.2. Thuốc trầm cảm tác dụng chọn lọc trên hệ serotonin

    Các loại thuốc thường được kê đơn như:

    • Fluvoxamin 50 – 200mg/ngày
    • Paroxetin 20 – 50mg/ngày
    • Sertralin 50 – 150mg/ngày.

    Thuốc chỉ được sử dụng 1 lần/ ngày vì thời gian bán hủy kéo dài. Dùng trong những trường hợp điều trị ám ảnh kéo dài

    7.2.3. Thuốc chống lo âu

    Benzodiazepine là thuốc an thần chống lo âu, có thể kiểm soát được rối loạn lo âu nghiêm trọng. Thuốc có tác dụng giảm lo lắng nhanh chóng.

    Những loại thuốc kể trên mặc dù có tác dụng cải thiện bệnh lý rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể dẫn đến nghiện thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

    7.3. Những phương pháp cải thiện rối loạn lo âu không dùng thuốc

    Bên cạnh phương pháp trị liệu tâm lý và thuốc, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị khác như:

    7.3.1. Phương pháp yoga

    Việc thường xuyên tập yoga giúp điềm tĩnh và thư giãn trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, yoga còn mang đến cho bạn sức mạnh để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, kiểm soát sự lo lắng, cảm xúc của bản thân.

    Các bài tập yoga giúp bạn thư giãn bằng việc chú ý đến hơi thở qua từng động tác, biết kỹ thuật thở đúng cách để giảm căng thẳng.

    Tập yoga giúp bạn giải tỏa căng thẳng

    7.3.2. Thay đổi lối sống tích cực

    Lối sống lành mạnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện triệu chứng rối loạn lo âu hiệu quả. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen có hại như thức khuya, sử dụng bia rượu, thuốc lá… Đồng thời, bạn hãy tập thể dục, luyện tập những môn thể thao phù hợp với thể lục. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin – hormone giúp bạn bình tĩnh và hạnh phúc hơn.

    7.3.3. Khắc phục rối loạn lo âu bằng thảo dược

    Y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm ra nhiều thảo dược có tác dụng cải thiện hội chứng này. Trong đó phải kể đến:

    • Chiết xuất Nữ lang: Chứa hàm lượng lớn acid valerenic giúp tăng nồng độ GABA ở não. Cùng với hoạt chất phytomelatonin (melatonin thực vật) làm dịu thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, điều hòa giấc ngủ, cải thiện suy nhược thần kinh.
    • Chiết xuất Bình vôi: Chứa hàm lượng lớn rotundin có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh GABA của não bộ. Từ đó, dược liệu giúp xoa dịu thần kinh, thư giãn não bộ, an thần.

    Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm thảo dược có chứa thành phần dược liệu này để bổ sung. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, tránh tiền mất tật mang.

    8. Cách phòng ngừa hội chứng rối loạn lo âu

    Cuộc sống hiện đại với những áp lực lo toan về công việc, kinh tế, gia đình… ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị hội chứng này. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên chủ động phòng ngừa bằng cách:

    • Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế uống cà phê, ngủ đủ giấc… điều này có thể giúp giảm lo lắng.
    • Quản lý căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, sắp xếp công việc và hoạt động vui chơi hợp lý.
    • Không sử dụng chất gây nghiện và rượu.
    • Chia sẻ với người thân, bạn bè khi căng thẳng, stress, lo âu, mất ngủ… Hoặc nếu được hãy chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý.
    • Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    9. Những thắc mắc xoay quanh hội chứng rối loạn lo âu

    9.1. Rối loạn lo âu có phải là trầm cảm không?

    Câu trả lời là không. AD và trầm cảm là hai chứng bệnh khác nhau. Hai bệnh lý này có các triệu chứng chung như khó chịu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, lo lắng, căng thẳng.

    Hai bệnh này có thể xảy ra cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh thường không giống nhau.

    9.2. Bệnh có di truyền không?

    Câu trả lời là có. Như đã chia sẻ thông tin ở trên, rối loạn lo âu có thể xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị hội chứng rối loạn lo âu thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

    9.3. Khám rối loạn lo âu ở đâu?

    Rối loạn lo âu đa phần được điều trị ngoại trú. Dù người bệnh điều trị bằng thuốc tây hay tâm lý trị liệu thì đều được điều trị tại nhà.

    Vậy, khám và điều trị ở đâu? Người bệnh có thể tìm đến các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương. Sau đó đăng ký thăm khám tại Khoa Tâm thần.

    Khi bản thân hoặc người nhà có dấu hiệu nghi ngờ hội chứng lo âu, hãy chủ động thăm khám và điều trị tích cực.

    Kết luận

    Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh hội chứng rối loạn lo âu, trang tambinh.vn hi vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh bạn có biểu hiện hội chứng này hãy thăm khám càng sớm càng tốt.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Trọn bộ thực phẩm giúp bạn ngon giấc 19/08/23
      Mất ngủ có thể xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn do chế độ ăn uống không hợp lý.…
      Đừng bỏ qua 5 cách dùng yến sào chữa mất ngủ 21/06/24
      Yến sào từ lâu đã sử dụng với tư cách một loại thực phẩm, một vị thuốc bổ dưỡng. Tuy…
      12 Bài tập Yoga trị liệu mất ngủ – Áp dụng ngay dễ dàng tại nhà 07/10/23
      Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, mất tập trung. Đó là lý do nhiều người tìm đến yoga…
      Chữa đau đầu bằng ngải cứu có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp! 01/04/24
      Ngải cứu là vị thuốc vườn nhà chữa được nhiều bệnh nhờ công dụng bổ khí huyết, tăng cường lưu…
      Xem thêm