Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen - Áp dụng ngay 5 cách này
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen – Áp dụng ngay 5 cách này

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    07/12/21

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng thảo dược là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong đó, chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen là một trong những phương pháp khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng và cách dùng trong bài viết dưới đây.  

    4.8/5 - (71 bình chọn)

    1. Công dụng của lá sen trị gan nhiễm mỡ

    Lá sen có chữa được bệnh gan nhiễm mỡ không là vấn đề khiến không ít người bệnh băn khoăn. Trên thực tế, lá sen xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian để trị các bệnh liên quan tới gan, trong đó có gan nhiễm mỡ. Theo Đông y, lá sen có tình bình, vị đắng, hơi chát. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp, tán ứ, cầm máu, an thần.

    Y học hiện đại chỉ ra rằng, trong lá sen có chứa các thành phần chống tích tụ mỡ trong gan, giúp thanh lọc và bảo vệ gan. Đó là: 0,2 – 0,3% tanin, 0,77 – 0,84% alcaloid, flavonoid, các acid citric, tartric, succinic, quercetin, isoquercitrin, nelumbosid… Ngoài ra, ưu điểm khác của phương pháp này là khá đơn giản, tiết kiệm chi phí.

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen

    Xem thêm Làm sao để nhận biết bản thân đã bị gan nhiễm mỡ?

    2. Cách chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen

    Có nhiều cách dùng lá sen chữa gan nhiễm mỡ tại nhà và đa số đều khá đơn giản. Người bệnh có thể dùng độc lập lá sen hoặc kết hợp với các vị thảo dược khác để làm tăng tác dụng.

    2.1. Trà lá sen

    Đây là cách uống lá sen giảm gan nhiễm mỡ đơn giản nhất. Loại lá sen thường dùng để pha trà là lá sen khô. Bởi nó sẽ làm tăng hương vị của trà cũng như giảm bớt vị đắng của lá tươi. Người bệnh chỉ cần nấu hoặc hãm 10g lá sen khô với 500ml uống trong ngày.

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng trà lá sen

    Lá sen khô được dùng để pha trà

    2.2. Lá sen và lá trà xanh

    Lá trà xanh cũng có tác dụng thanh lọc, bảo vệ gan. Do đó, việc kết hợp hai loại lá này sẽ làm tăng công dụng. Cách thực hiện rất dễ khi chỉ cần 50g lá sen khô và 50g lá trà xanh tươi nấu với 1 lít nước, uống trong ngày.

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen và trà xanh

    2.3. Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen và táo mèo

    Sự kết hợp này không chỉ tốt cho gan mà còn giúp giảm tình trạng mỡ máu cao. Bởi nó tăng cường chuyển hóa chất béo, giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Do đó, đây cũng là lựa chọn cho chữa bệnh mỡ máu bằng lá sen.

    Người bị gan nhiễm mỡ cần dùng 10g lá sen khô và 20g táo mèo nấu với 500ml nước. Sau đó chắt lấy nước uống trong ngày.

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen và táo mèo

    Lá sen và táo mèo không chỉ tốt cho gan mà còn giúp giảm mỡ máu cao

    2.4. Lá sen, hà thủ ô, táo mèo và thảo quyết minh

    Cách dùng này đòi hỏi nhiều nguyên liệu hơn khi kết hợp với các vị thảo dược khác.

    Chuẩn bị: Lá sen khô, hà thủ ô, thảo quyết minh, táo mèo, mỗi loại 10g

    Cách thực hiện: Nấu các nguyên liệu với 600ml nước. Đun sôi rồi để nhỏ lửa trong khoảng 15 phút. Tắt bếp chắt lấy nước uống trong ngày.

    Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen và ba vị thảo dược khác

    2.5. Cháo lá sen chữa gan nhiễm mỡ

    Thay vì uống nước lá sen, người bệnh có thể dùng nước này để nấu cháo. Đun 10g lá sen khô chắt lấy nước rồi cho 100g gạo tẻ vào nấu thành cháo. Ăn cháo lúc còn nóng. Có thể cho thêm một chút đường cho dễ ăn.

    Cháo lá sen chữa gan nhiễm mỡ

    Người bệnh có thể đổi khẩu vị bằng món cháo lá sen

    3. Đối tượng không nên chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen

    Không phải người bị gan nhiễm mỡ nào cũng áp dụng được phương pháp này. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì không nên dùng lá sen dưới bất kỳ hình thức nào.

    – Người bị gan nhiễm mỡ từ độ 2 trở lên

    – Người bị dị ứng với lá sen

    – Phụ nữ trong kỳ kinh

    – Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

    – Người thể hàn

    Đối tượng không nên chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen

    Phụ nữ đang cho con bú không nên áp dụng phương pháp này

    >>Đừng bỏ lỡ: Các cấp độ của gan nhiễm mỡ và cách phòng tránh

    4. Lưu ý khi dùng lá sen chữa gan nhiễm mỡ

    – Nhiều người thắc mắc chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen có tốt không. Thực tế, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ điều trị với người bị gan nhiễm mỡ độ 1. Để đảm bảo phát huy hết dược tính của lá sen cần có phương pháp bào chế hiện đại, kết hợp với các vị thảo dược khác. Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm chứa lá sen. Điều quan trọng là người bệnh cần lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín.

    – Hiệu quả khá chậm và đối với mỗi người sẽ không giống nhau.

    – Lựa chọn lá to, không bị sâu thủng. Lá sen bánh tẻ tốt hơn lá sen già hoặc sen non vì chứa tỷ lệ hoạt chất nhiều hơn.

    – Người bệnh gan nhiễm mỡ uống lá sen trong ngày, không dùng nước, trà để qua đêm. Nên uống sau bữa ăn 1 giờ.

    – Trong quá trình dùng nếu bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, tiêu chảy kéo dài… hãy ngưng ngay và báo với bác sĩ.

    – Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học.

    – Kiểm tra chức năng gan định kỳ, tái khám đúng hẹn.

    Những cách chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen trong bài hy vọng là thông tin tham khảo thú vị. Nếu có thắc mắc nào liên quan tới tình trạng gan nhiễm mỡ hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 hoặc chat với chuyên gia để được giải đáp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai – Mối nguy “rình rập” bà bầu 27/04/21
      Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai tuy không quá phổ biến nhưng có thể đe dọa tới tính…
      Mỡ máu có lây không, có chữa khỏi không? Bác sĩ giải đáp rõ vấn đề! 02/06/21
      Nhà tôi có ông tôi và ba tôi đều mắc mỡ máu cao và bị tiểu đường. Không biết nếu…
      Xét nghiệm mỡ máu là gì? Quy trình và cách thực hiện từ A-Z 11/06/21
      Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp giúp chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh lý liên quan tới…
      Vạch trần 9 thói quen xấu khiến mỡ máu tăng cao 17/06/21
      Có lẽ không nhiều người biết rằng có những thói quen xấu là “mầm mống” khiến mỡ máu tăng cao.…
      Xem thêm