Purin là gì được nhiều người quan tâm, băn khoăn, đặc biệt là người có dấu hiệu của bệnh gout. Hiểu tường tận và chi tiết về nhân purin có thể giúp chúng ta có thêm nhiều bí quyết phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt hơn.
1. Purin là gì?
Nhiều người, đặc biệt là người bệnh gút thường nghe tới nhân purin. Vậy purin là gì?
Thực chất, purin là một hợp chất hóa học phổ biến được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Hay nói một cách dễ hiểu, purin có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như tôm, cua, hải sản, thịt bò, thịt cừu…
2. Phân loại Purin
Để hiểu rõ hơn Purin là gì hãy cùng đến với cách phân loại ngay dưới đây. Trong cơ thể người, Purin được chia thành:
– Purin nội sinh: Là kết quả của quá trình chuyển hóa acid nucleotid của cơ thể.
– Purin ngoại sinh: Là lượng purin từ bên ngoài đưa vào cơ thể thông qua ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi thực phẩm có chứa hàm lượng Purin khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người mà Purin ngoại sinh nhiều hay ít.
Dựa trên hàm lượng Purin, người ta có thể chia thực phẩm thành ba nhóm là:
– Nhóm có hàm lượng purin cao (>150mg purin/100g): Thịt thú rừng, nội tạng động vật, thịt lên men, mực, tôm, cua, ghẹ…
– Nhóm có hàm lượng purin trung bình (50 – 150mg purin/100g): Thịt gia cầm, nấm, măng, lạc, cá, hàu, vẹm, ngũ cốc nguyên hạt…
– Nhóm có hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g): Rau xanh, sữa đậu nành, trái cây…
3. Chức năng của Purin
Chức năng cũng là một khía cạnh giúp tìm hiểu rõ Purin là gì. Purin có trong DNA và RNA. Nó đóng vai trò quan trọng đối với tế bào khi nó điều chỉnh các loại tế bào khác nhau, điều hòa chức năng tế bào ở cấp độ gen. Nó cũng là thành phần trong một số phân tử sinh học khác và tác động trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh.
Chức năng của Purin có liên quan chặt chẽ tới một chất khác có tên là axit uric. Purin trong cơ thể sẽ được gan phân hủy chuyển hóa thành axit uric. Axit uric được giải phóng vào máu và được bài tiết chủ yếu qua đường nước tiểu.
Axit uric có chức năng kích thích não bộ, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, axit uric cũng đóng vai trò như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng axit uric nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tăng axit uric máu dẫn tới một số bệnh mà nổi bật là gout.
4. Mối liên hệ của Purin với bệnh gout
Bệnh gout là tình trạng tăng axit uric có liên quan trực tiếp tới việc chuyển hóa purin trong cơ thể. Các purin ngoại sinh khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan thông qua quá trình thoái biến tạo thành axit uric. Hợp chất axit uric này được tiết ra trong máu, cuối cùng được lọc bởi thận, sau đó bài tiết qua nước tiểu.
Sẽ không có gì xảy ra nếu như lượng axit uric sinh ra được đào thải hết ra ngoài. Vì một nguyên nhân nào đó mà axit uric tích tụ trong máu tăng cao, trong khoảng thời gian dài. Hợp chất này sẽ lắng đọng lại thành các tinh thể muối urat bám vào xung quanh các khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp, được gọi là bệnh gout.
Như vậy, có thể thấy purin có mối quan hệ mật thiết với bệnh gout. Dung nạp nhiều thực phẩm chứa purin là nguyên nhân hình thành nên bệnh gout.
>>Xem thêm: Bệnh gout ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại
5. Phân loại những thực phẩm giàu purin
Các chuyên gia dinh dưỡng phân loại những thức ăn nhiều purin theo 3 nhóm chính, cụ thể:
Tên nhóm | Nồng độ purin trong 100g thực phẩm | Nguy cơ tăng axit uric máu | Phân bố trong thực phẩm |
Nhóm thấp | < 50mg | Gần như không làm tăng axit uric trong máu | Khoảng 70% các loại rau củ, hầu hết các loại sữa và sản phẩm từ sữa đều thuộc nhóm có hàm lượng purin thấp. |
Nhóm trung bình | 50 – 150mg | Trung bình | Một số ít loại rau mầm, rau lá xanh sẫm màu, thịt cá da trơn hoặc nấm. |
Nhóm cao | 150 – 1000mg | Cao (cần hạn chế hoặc kiểm soát) | Khoảng 60% thịt đỏ, 90% hải sản tươi, loại nấm sấy khô đều thuộc nhóm cao. |
6. Những loại thực phẩm có hàm lượng purin cao
Mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng purin khác nhau. Độc giả tham khảo để cho mình thực đơn ăn uống khoa học. Nhất là với những người đang bị bệnh gout hoặc có chỉ số axit uric trong máu cao.
6.1. Thịt gà
Thịt gà thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng purin trung bình – cao, cần được kiểm soát chặt chẽ hàm lượng tiêu thụ. Theo khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút không nên ăn thịt gà quá 85g/ cữ và 150g/ ngày.
Thịt gà, tùy vào từng vị trí (bộ phận) mà có hàm lượng purin và sự phân bố dẫn xuất purin khác nhau, chi tiết:
Phần thịt gà | TỔNG LƯỢNG PURIN (100G THỊT) |
Nạc gà | 153,9mg
|
Đùi gà | 68,8mg
|
Chân gà | 122,9mg
|
Cánh gà | 137,5mg |
6.2. Thịt gà tây
Tương tự như thịt gà, thịt gà tây cũng chứa hàm lượng purin ở mức trung bình. Do đó, người bệnh cũng không nên ăn quá 85g/ cữ và 150g/ ngày.
6.3. Thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm thuộc nhóm hàm lượng purin trung bình. Tùy thuộc vào từng vị trí (bộ phận) của lớn mà hàm lượng purin sẽ thay đổi.
Phần thịt lợn | HÀM LƯỢNG PURIN |
Cổ | 70.5mg
|
Thịt sườn | 75.8mg |
Mông | 113mg
|
Vai | 81.4mg |
Dẻ sườn vai | 90.8mg |
Thăn nõn | 119.7mg |
Ngoài purin, thịt lợn còn chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm gia tăng nồng độ lipid trong máu, thúc đẩy quá trình phân hủy năng lượng ATP làm tăng nồng độ axit uric khiến bệnh gút bùng phát. Do đó, thịt lợn cũng là thực phẩm người bệnh cần giới hạn trong bữa ăn hàng ngày.
6.4. Thịt bò
Ngoài đạm, thịt bò còn là thực phẩm dồi dào sắt, vitamin B tốt cho quá trình tạo máu và chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, như thịt lợn, thịt bò chứa nhiều chất béo bão hòa và purin. Do đó, người bệnh gút cũng nên kiểm soát thịt bò trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Phần thịt bò | TỔNG LƯỢNG PURIN (100G THỊT) |
Nạc vai | 104mg |
Cổ | 100mg |
Thăn sườn | 74.2mg |
Bắp chân | 106.4mg |
Thăn vai | 77.4mg |
6.5. Nội tạng động vật
Adenine và guanine là hai dẫn xuất purin phổ biến, chiếm 59.3 – 90.7% tổng hàm lượng purin trong nội tạng động vật. Do đó, đây được xem là thực vật mà người bệnh gút cần hạn chế tiêu thụ.
Bên cạnh đó, nội tạng động vật còn có hàm lượng vitamin E nhiều gấp 5 – 7 lần cà rốt. Vì vậy, khi tiêu thụ nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy gan do ngộ độc vitamin A.
Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe và hạn chế bệnh gút bùng phát, bạn không nên ăn nội tạng động vật.
6.6. Hàu
Hàu là một trong những thực phẩm hải sản có hàm lượng purin rất cao. Theo nghiên cứu dinh dưỡng, hàu chứa 184.5mg purin/100g. Vì vậy, người bệnh gút nên thận trọng khi ăn hàu để tránh cơn đau gút bùng phát.
6.7. Cua
Cua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100mg cua đồng có chứa 2g glucid, 12.3g protid, 1.040mg canxi cùng vitamin B1, B2, B6…
Tuy nhiên, cua cũng là thực phẩm chứa hàm lượng lớn đạm và purin – tác nhân chính gây ra bệnh gout. Vì vậy, thực phẩm này không phù hợp cho người mắc bệnh gout.
7. Cách kiểm soát purin ngăn ngừa bệnh gout
Để phòng ngừa bệnh gout, người bệnh nên chú ý thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bằng cách hạn chế những thực phẩm giàu purin kể trên, thay vào đó là chú ý những thực phẩm ít purin như sau:
- Rau lá xanh và rau củ: Thực phẩm giúp bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
- Trái cây có múi (cam, bưởi, quýt…) giàu vitamin C giúp cơ thể loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
- Thịt trắng (cá, thịt gà…) là thực phẩm có hàm lượng protein cao nhưng chứa rất ít purin chống lại quá trình kết quả của axit uric.
- Trứng bổ sung vitamin B, protein giúp giảm tình trạng viêm khớp.
- Dầu oliu, dầu gấc, dầu thực vật… chứa chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm axit uric, ngăn ngừa bệnh gout.
- Uống đủ nước, khoảng 2 – 2,5l nước nước mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới tính, tuổi tác. Nên ưu tiên sử dụng nước lọc hoặc nước ép anh đào giúp giảm axit uric trong máu.
Purin là thành phần có mặt trong nhiều thực phẩm, đồ uống hàng ngày. Thành phần này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp để tránh tích trữ axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gout cũng như sỏi thận. Trong trường hợp mắc bệnh gout, để được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ hotline 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Axit uric là gì? Đâu là ngưỡng an toàn?
- Người bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh
- Danh sách 7 quan niệm sai về bệnh gút bạn cần tránh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thực phẩm giàu Purines
https://www.webmd.com/diet/foods-high-in-purines
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.