Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    17/09/21

    Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không chắc hẳn khiến không ít bệnh nhân băn khoăn, lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu về những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phương pháp này cũng như những lưu ý để đảm bảo an toàn. 

    4.7/5 - (16 bình chọn)

    1. Khi nào cần phẫu thuật trượt đốt sống?

    Bệnh trượt đốt sống là tình trạng đốt sống trên trượt ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới. Trong đó, trượt đốt sống thắt lưng là phổ biến nhất. Bệnh gây đau đớn, hạn chế tầm vận động, thay đổi dáng đi… Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bẩm sinh, chấn thương, do thoái hóa cột sống… 

    Thông thường phẫu thuật sẽ là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ. Mổ trượt đốt sống chỉ được chỉ định khi:

    • Điều trị nội khoa ít nhất 6 tuần và thường là 6 – 12 tháng mà bệnh không thuyên giảm, thậm chí tăng thêm
    • Bệnh nhân đau tới mức không thể chịu đựng được
    • Trượt cột sống nặng, mất vững
    • Trượt đốt sống có tổn thương rễ thần kinh
    • Nguy cơ biến chứng cao như: liệt vận động chi dưới, teo cơ…
    • Trượt đốt sống do bẩm sinh, sau chấn thương nặng
    giai đoạn cần phẫu thuật trượt đốt sống

    Phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh diễn biến nặng

    2. Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không?

    Khi đã được chỉ định phẫu thuật nhiều người không khỏi băn khoăn mổ trượt đốt sống có nguy hiểm không. Theo chuyên gia, bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro dù ít hay nhiều. Mổ trượt đốt sống cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

    • Tình trạng bệnh
    • Thể trạng của bệnh nhân
    • Trình độ chuyên môn của bác sĩ
    • Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

    Phẫu thuật trượt đốt sống khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cũng như những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

    • Nhiễm trùng
    • Tổn thương rễ thần kinh
    • Liệt nửa người hoặc toàn thân

    Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể gặp phải những rủi ro này. Hơn nữa, hậu quả nếu không phẫu thuật sẽ lớn hơn nhiều so với những rủi ro mà chưa chắc bạn đã gặp phải. 

    phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không

    3. Lưu ý khi phẫu thuật trượt đốt sống để đảm bảo an toàn

    Để giảm bớt nguy cơ khi phẫu thuật trượt đốt sống, người bệnh cần thực hiện theo những lưu ý sau:

    • Phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín. Vì các bệnh viện này mới đảm bảo về bác sĩ trình độ cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để tiến hành phẫu thuật. 
    • Tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
    • Trước và sau khi phẫu thuật cột sống nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo với bác sĩ ngay. Đó có thể là: đau dữ dội quá sức chịu đựng, vết mổ chảy nhiều máu lẫn dịch, bí tiểu, yếu hai chân, sốt cao…
    • Cần có người thân chăm sóc khi mổ cột sống
    • Sau khi xuất viện, người bệnh cần tái khám đúng hẹn. Kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp. Nghỉ ngơi điều độ, tuyệt đối không thực hiện các tư thế gây áp lực lớn tới vùng đốt sống đã phẫu thuật, vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Cân bằng dinh dưỡng, không uống rượu bia. 
    chăm sóc sau phẫu thuật trượt đốt sống

    Sau phẫu thuật người bệnh không được uống rượu bia

    Trên đây là lời đáp cho câu hỏi phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349 để được tư vấn.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đa khớp: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị 10/12/23
      Viêm đa khớp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê, cứ 100 người thì có 20…
      Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 16/11/23
      Viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến khoảng 30% số người mắc bệnh vảy nến. Bệnh gây nên tình trạng…
      Tổng hợp 11 tác dụng của cây xương rồng đối với sức khỏe 07/01/22
      Cây xương rồng là một trong những loài thực vật có khả năng chịu hạn tốt nhờ đặc tính lá…
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia 02/07/20
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo Ths.Bs Nguyễn…
      Xem tất cả bài viết