Khi bị nổi mề đay sưng môi nhiều người sẽ không khỏi lo lắng. Mối băn khoăn ngay tại thời điểm đó là tại sao gặp phải tình trạng này, nó có nguy hiểm không và cách xử lý ra sao. Nếu có chung những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Nổi mề đay sưng môi là gì?
Tình trạng này thuộc nhóm mề đay phù mạch. Nó khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng sưng phù còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh ngại giao tiếp. Nếu kéo dài, diễn biến nặng có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hô hấp. Nguy hiểm hơn nó có thể đe dọa tới tính mạng với trường hợp sốc phản vệ không được cấp cứu kịp thời.
Nổi mề đay là bệnh gì? Triệu chứng đặc trưng và cách giải quyết
2. Triệu chứng nổi mày đay sưng môi
– Phù môi: Môi bị sưng một cục, có thể bị sưng môi trên, sưng môi dưới hoặc cả hai. Kèm theo là cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, đau.
– Nổi mẩn ngứa trên da: Xuất hiện các nốt có kích thước khác nhau màu hồng, đỏ hoặc màu da. Các nốt này thường bị ẩn sâu trong da thay vì sưng phồng, nổi sần. Chúng có thể ở một vùng cơ thể hoặc toàn thân. Đi kèm với đó là cảm giác nóng rát, ngứa da.
– Tình trạng sưng phù có thể lan sang một số vị trí khác như: Mí mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục, thậm chí là thanh quản, ruột…
3. Đối tượng có nguy cơ cao
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này, thậm chí là nhiều lần trong đời. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao hơn những người khác. Do đó, nhóm đối tượng này cần đặc biệt chú ý.
– Người có cơ địa nhạy cảm
– Người bị lupus ban đỏ
– Người mắc bệnh tuyến giáp
– Bệnh nhân u lympho
Bổ gan Tâm Bình – Hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan – Thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
4. Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Việc xác định đúng lý do gây bệnh là bước đầu tiên để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
4.1. Mề đay sưng môi do dị ứng
Bị dị ứng sưng môi là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này. Dị ứng là do sự sản sinh quá mức của histamin mà cơ thể dùng để phản ứng lại với các tác nhân.
– Dị ứng hóa mỹ phẩm: Khi tiếp xúc trực tiếp với một số hóa chất, mỹ phẩm có thể kích thích phản ứng quá mẫn của cơ thể. Ngoài môi bị sưng và ngứa, nó có thể gây mẩn ngứa trên mặt, mẩn ngứa toàn thân…
– Dị ứng thức ăn: Tùy thuộc cơ địa mà có người sẽ bị dị ứng với một hoặc một số loại thực phẩm nhất định. Những loại thực phẩm có thể dễ gây sưng môi sau khi ăn là hải sản, lạc, trứng…
– Dị ứng thời tiết: Những thay đổi đột ngột của thời tiết về áp suất, nhiệt độ, gió lạnh, nắng gắt… là những tác nhân kích thích cơ thể. Từ đó gây ra các triệu chứng lâm sàng như: Sưng môi, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi da gà…
– Dị ứng thuốc: Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc, dùng quá liều, không sử dụng theo chỉ định của bác sĩ… cũng có thể là nguyên nhân. Nó sẽ gây mẩn ngứa kèm sưng tại các vùng da mỏng như môi, mắt, cổ… Các loại thuốc có thể gây nên tình trạng này là: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh…
– Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng với khói bụi, lông vật nuôi, bụi gỗ, bụi kim loại…
4.2. Bệnh Crohn
Tuy là một căn bệnh đường ruột nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận, vùng khác trên cơ thể. Bên cạnh viêm ruột, căn bệnh này còn gây sưng ống dẫn bạch huyết. Vì môi là khu vực có vùng da khá nhạy cảm nên khả năng bị sưng ống dẫn bạch huyết tại môi cao hơn, chiếm khoảng 10% người bệnh Crohn.
4.3. U nhầy miệng gây sưng môi
Khi nhắc tới u có thể nhiều người sẽ không khỏi lo sợ vì nghĩ rằng đây là một dạng ung thư. Nhưng đừng lo lắng vì u nhầy miệng là một dạng u lành tính. Nó xuất hiện khi tuyến nước bọt bị tắc nghẽn hoặc tổn thương. Nó sẽ gây sưng môi dưới, sần ngứa. Nhưng tình trạng này thường sẽ tự hết sau một vài ngày.
4.4. Thiếu hụt chất ức chế C1
Đây là một dạng rối loạn di truyền khá hiếm gặp. Chất ức chế C1 là một protein giúp điều hòa con đường hoạt hóa bổ thể. Việc thiếu hụt chất này có thể gây phù mạch đột ngột tại nhiều vị trí như môi, chân, tay, bộ phận sinh dục…
4.5. Các bệnh lý khác gây nổi mày đay sưng môi
Ngoài các nguyên nhân kể trên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng này. Đó là: Bệnh tuyến giáp, viêm gan B, viêm gan C, nhiễm virus, ung thư…
5. Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh thì tình trạng này không quá nguy hiểm. Thông thường nó xuất hiện ở thể nhẹ và có thể tự khỏi hoặc sau khi áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này là dấu hiệu của sốc phản vệ thì cần được cấp cứu kịp thời. Nếu không người bệnh có thể bị suy hô hấp, tụt huyết áp đột ngột, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng sau cần tìm ngay sự trợ giúp của nhân viên y tế:
– Phù nề lưỡi, cổ họng
– Khó thở
– Hoa mắt, chóng mặt
6. Chẩn đoán
Để xác định nguyên nhân và đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện lâm sàng. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, các món ăn, hóa mỹ phẩm, thuốc sử dụng gần đây. Một số xét nghiệm cũng có thể được chỉ định như:
– Xét nghiệm máu
– Sinh thiết tế bào da
7. Điều trị nổi mày đay sưng môi
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Trong trường hợp mày đay phù môi có liên quan tới loại thuốc đang sử dụng, bác sĩ có thể điều chỉnh lượng hoặc thay đổi loại thuốc. Nếu nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho các bệnh lý này. Khi bệnh có chuyển biến tốt, tình trạng nổi mày đay sưng môi cũng dần biến mất.
Một số biện pháp dưới đây được dùng để giảm bớt triệu chứng.
7.1. Thuốc tây
Bác sĩ điều trị sẽ là người chỉ định loại thuốc phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc dùng sai liều lượng đã được kê. Một số loại thuốc có thể được chỉ định là:
– Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng ức chế sản sinh histamin – nguyên nhân gây mề đay, sưng phù, ngứa ngáy.
– Thuốc kháng viêm corticosteroid: Nó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm. Từ đó giảm sưng đỏ.
– Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định trong trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng histamin, kháng viêm.
– Epinephrine có thể được sử dụng tạm thời trong trường hợp cấp cứu, sốc phản vệ, đợt cấp tính của thiếu hụt chất ức chế C1.
7.2. Mẹo chữa nổi mề đay gây sưng môi tại nhà
Đối với tình trạng nhẹ, không đi kèm với các dấu hiệu bất thường như sốc phản vệ, người bệnh có thể tham khảo các mẹo dưới đây. Chúng sẽ giúp làm dịu bớt cảm giác khó chịu và giảm sưng.
– Chườm lạnh: Bạn có thể dùng túi đá, khăn bọc đá để chườm lên môi trong 15 – 20 phút. Không chườm quá lâu hoặc liên tục, tránh bỏng lạnh.
– Nha đam: Trong nha đam chứa glycoprotein, acid cinnamic, acid folic… giúp hỗ trợ chống viêm, tăng cường giải độc. Hãy dùng phần gel trong nha đam để bôi lên vùng môi bị sưng trong 10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm.
– Rau má: Tính hàn, khả năng tiêu viêm, giải độc của rau má có thể có ích trong trường hợp này. Bạn có thể uống nước rau má để giảm bớt tình trạng nóng trong, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
– Bột yến mạch: Nó thường xuất hiện trong nhiều mẹo chữa nổi mề đay, mẩn ngứa… Bởi khả năng kháng viêm, giảm ngứa và cấp ẩm cho da của nó. Hãy hòa 1 thìa bột yến mạch với một chút nước thành hỗn hợp sệt. Sau đó đắp hỗn hợp này lên môi trong 10 phút. Rồi rửa lại bằng nước ấm.
8. Cách phòng tránh nổi mề đay sưng môi
Để phòng tránh tình trạng này, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân:
– Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng. Trước khi dùng một loại mỹ phẩm mới hãy thử trước một lượng nhỏ ra mu bàn tay. Ghi lại những thực phẩm có thể gây dị ứng. Cẩn trọng khi ăn đồ ăn lạ. Che chắn cơ thể cẩn thận khi ra ngoài trời nắng, gió. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
– Dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều.
– Tiêm phòng vắc xin viêm gan B để phòng bệnh.
– Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý có thể gây mày đay sưng môi. Nếu mắc bệnh hãy hợp tác tốt với bác sĩ để điều trị dứt điểm.
Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về nổi mày đay sưng môi. Nếu còn thắc mắc có liên quan tới tình trạng này đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được tư vấn.
XEM THÊM
- Phân biệt mề đây cấp và mạn tính
- Nổi mề đay có lây không?
- Tại sao bị nổi mề đay sau sinh
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.