Viêm gan C lây qua đường nào - Cảnh giác với 3 mối nguy hiểm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Viêm gan C lây qua đường nào – Cảnh giác với 3 mối nguy hiểm

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Linh Chi

    13/07/21

    Viêm gan C có lẽ không được nhiều người biết đến bằng viêm gan B. Tuy nhiên đây cũng là một căn bệnh truyền nhiễm cần đề phòng. Vậy viêm gan C lây qua đường nào, cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (24 bình chọn)

    1. Viêm gan C có lây không?

    Viêm gan C có nguy hiểm không là vấn đề đặt ra đối với nhiều người. Sự nguy hiểm của loại vi rút này được xác định bằng tác động xấu của nó tới sức khỏe và khả năng lây nhiễm.

    Viêm gan C là một bệnh do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Chỉ khoảng 1/3 người bệnh biểu hiện thành triệu chứng. Những dấu hiệu của bệnh đôi khi khá nhẹ nên có thể khiến người bệnh bỏ qua như: mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu. Nhưng dù có hay không có biểu hiện thì virus vẫn sinh sôi trong cơ thể và gây tổn thương gan, thậm chí dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

    Điều làm nên tính nguy hiểm của vius viêm gan C là người bệnh hoặc người lành mang virus viêm gan C là nguồn lây truyền mầm bệnh cho người khác.

    2. Viêm gan C lây qua đường nào?

    Việc nhận diện vi rút viêm gan C lây qua đường nào là yếu tố quan trọng giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và phòng tránh. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhiễm siêu vi C mà không rõ nguyên nhân. Dưới đây là 3 con đường lây viêm gan C cơ bản.

    viêm gan c lây qua đường nào

    2.1. Viêm gan C lây qua đường máu

    Đây là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi viêm gan C lây qua đường nào. Người khỏe mạnh có thể bị nhiễm loại virus này khi tiếp xúc với máu của người bệnh. Virus viêm gan C có thể xâm nhập qua vết thương hở trên da.

    Trường hợp có thể dẫn tới nhiễm vi rút viêm gan C qua đường máu rất đa dạng, thậm chí không ngờ tới như:

    • Dùng chung bơm kim tiêm
    • Xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai, chữa răng… không vô trùng
    • Sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân có nguy cơ dính máu chứa virus như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay…
    • Nhân viên y tế bị phơi nhiễm
    Viêm gan C lây qua đường máu

    Dùng chung bơm kim tiêm có thể lây viêm gan C

    2.2. Lây truyền từ mẹ sang con

    Lây nhiễm viêm gan C từ mẹ sang con cũng là một con đường cần đề cập tới mặc dù khá hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 5%. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, các bà mẹ bị viêm gan C truyền bệnh cho 4.000 trẻ sơ sinh/năm.

    Virus viêm gan C sẽ truyền từ mẹ sang con qua nhau thai vào thời điểm sinh. Do đó, việc sinh thường hay sinh mổ đều có khả năng truyền bệnh.

    2.3. Viêm gan C lây qua tình dục

    Chồng bị viêm gan C có lây sang vợ không hoặc ngược lại chính là mối băn khoăn của không ít cặp vợ chồng. Trên thực tế, một số hành vi tình dục có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan C. Theo TS.BS. Alana Biggers các trường hợp sau có nguy cao cao bị lây nhiễm HCV:

    • Quan hệ tình dục không dùng bao cao su với nhiều bạn tình
    • Không dùng bao cao su đúng cách
    • Quan hệ tình dục thô bạo có thể làm chảy máu khi quan hệ
    • Quan hệ trong kì kinh.
    Viêm gan C lây qua tình dục

    Không dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan C

    3. Các con đường không lây truyền viêm gan C

    Bên cạnh việc nhận diện các con đường lây nhiễm, bạn cũng cần biết rõ các hành vi, hoạt động nào không khiến bản thân nhiễm HCV. Dưới đây là một vài giải đáp cụ thể.

    3.1. Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không? Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?

    Việc nói chuyện, ở gần người bị viêm gan C khi người đó ho, hắt hơi sẽ không khiến người lành bị nhiễm HCV. Vì viêm gan C không phải là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

    Bên cạnh đó, một số người vẫn quan niệm viêm gan C lây qua đường ăn uống. Thực tế điều này không chính xác. Việc ăn uống chung, thậm chí chia sẻ đồ ăn, thức uống với người bị viêm gan C không khiến bạn bị nhiễm HCV.

    3.2. Các con đường khác không lây truyền HCV 

    Hiện không có bằng chứng nào cho thấy có thể nhiễm HCV khi bị muỗi đốt, côn trùng cắn hoặc viêm gan C lây qua đường nước bọt. Bạn cũng không thể bị nhiễm HCV khi dùng chung nhà vệ sinh, nắm tay, ôm, hôn người mắc bệnh viêm gan C.

    Tuy nhiên, da hoặc niêm mạc của người lành có vết rách, vết thương hở khi tiếp xúc với máu, chất dịch của người mang bệnh thì có khả năng sẽ bị lây HCV dù tỷ lệ là khá thấp.

    Viêm gan C không lây khi ăn uống chung

    Ăn uống chung không làm lây nhiễm virus viêm gan C

    4. Chồng bị viêm gan C có lấy sang cho vợ không?

    Vấn đề chồng bị viêm gan C có lây sang cho vợ không hay vợ bị viêm gan C có lây cho chồng không là điều mà nhiều người quan tâm.

    Như đã chia sẻ ở trên, viêm gan C là bệnh lý lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Vì vậy, trong gia đình có vợ hoặc chồng bị viêm gan C thì có khả năng lây nhiễm cho đối phương. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm sẽ xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su) hoặc dùng chung đồ cá nhân (bàn chải răng, dao cạo râu, hình xăm…) hay tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm virus.

    5. Đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm siêu vi C

    Có một số đối tượng có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan C cao hơn những người khác. Do đó, những người thuộc diện này cần cẩn trọng và nên tới các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán.

    • Người đã từng bị viêm gan C hoặc một loại viêm gan virus khác
    • Được sinh ra khi mẹ nhiễm virus viêm gan C
    • Người tiêm chích ma túy, nhiễm HIV
    • Quan hệ tình dục không an toàn
    • Thực hiện xăm mình, xỏ khuyên tại những cơ sở không an toàn
    • Nhân viên y tế vô tình bị đâm kim
    Đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm siêu vi C

    Người xăm mình ở những địa chỉ không đảm bảo an toàn có nguy cơ cao mắc bệnh

    6. Phòng tránh lây truyền viêm gan C

    Để phòng tránh virus HCV lây truyền trong cộng đồng, cả người mắc bệnh và người lành cần chú ý tới các biện pháp phòng tránh ngay sau đây.

    6.1. Phòng tránh nhiễm bệnh

    Hiện chưa có vắc xin ngừa viêm gan C nên điều quan trọng nhất là cần nắm vững những quy tắc để phòng tránh.

    • Không dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm… Cần tới các cơ sở uy tín để đảm bảo vô trùng.
    • Quan hệ tình dục an toàn. Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ gây chảy máu. Không nên quan hệ trong kì kinh nguyệt.
    • Không sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân có khả năng dính máu.
    • Nhân viên y tế cần cẩn trọng để tránh bị dính kim tiêm. Xử lý kim tiêm và các dụng cụ dính máu khác đúng quy định.
    • Nếu phát hiện ra nguy cơ nhiễm bệnh hoặc các dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.
    Phòng tránh nhiễm bệnh viêm gan C

    Không dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân có thể dính máu

    6.2. Phòng ngừa lây bệnh cho người khác

    Đối với người đã được chẩn đoán là mắc viêm gan C, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa lây bệnh cho người khác. Sau đây là một số lời khuyên cho người bệnh:

    • Che kín vết thương hở, vết thương có chảy máu
    • Xử lý đúng cách mọi vật dụng có chứa máu của bạn. Vứt đúng nơi quy định khăn giấy, băng vệ sinh, băng vết thương… Làm sạch máu trên bề mặt bằng thuốc tẩy và nước
    • Rửa tay kỹ bằng xà phòng nếu bị dính máu
    • Không để người khác dùng chung vật dụng cá nhân có thể dính máu của bạn
    • Không cho con bú trực tiếp mà nên vắt sữa rồi cho con bú bằng bình. Nếu núm vú của bạn bị nứt, xước, chảy máu thì không nên cho con dùng sữa của bạn vào thời điểm này
    • Thông báo cho bác sĩ, chuyên gia hoặc người thực hiện các thủ thuật có liên quan tới máu của bạn biết bạn nhiễm HCV
    • Không hiến máu, hiến tạng hay tinh trùng.

    Những thông tin trong bài về viêm gan C lây qua đường nào đã đem tới những kiến thức giúp bạn phòng tránh lây nhiễm bệnh. Nếu cần tư vấn thêm hãy chat trực tiếp với chuyên gia.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Viêm gan C lây qua đường nào – Cảnh giác với 3 mối nguy hiểm”

    1. Mai tiến dũng viết:

      Toi muôn chữa bệnh

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Uống thuốc giải độc gan bị nổi mụn, ngứa do đâu? Cách khắc phục 09/08/22
      Hiện nay, nhiều người dùng thuốc giải độc gan gặp phải tình trạng nổi mụn, ngứa không rõ nguyên nhân.…
      Thuốc bổ gan Nhật loại nào tốt? Review 6 sản phẩm tin dùng 2024 04/06/22
      Sản phẩm bổ gan Nhật Bản đang là xu hướng lựa chọn của người Việt. Tuy nhiên, trước hàng loạt…
      Vôi hóa gan nên ăn gì kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia 26/10/22
      Vôi hóa gan là tình trạng trong gan xuất hiện các nốt canxi hóa, lâu dần gây ảnh hưởng tới…
      Bình Can Thảo – Thành phần, công dụng, liều dùng 14/07/22
      Trên thị trường hiện có khá nhiều sản phẩm hỗ trợ gan cả nội địa và nhập khẩu. Một trong…
      Xem thêm