Nổi mề đay hậu Covid phải làm sao và những lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Nổi mề đay hậu Covid phải làm sao và những lưu ý

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    17/12/22

    Các vấn đề về sức khỏe hậu Covid-19 đang khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Ngoài ho kéo dài, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa… thì nổi mề đay hậu Covid cũng được ghi nhận khá nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và cách giải quyết là gì? Hãy cùng đến với đáp án trong bài viết dưới đây.

    4.8/5 - (14 bình chọn)

    1. Nổi mề đay hậu Covid là gì?

    Đây là tình trạng người nhiễm Covid-19 sau khi âm tính bị nổi mẩn đỏ trên da. Các nốt mẩn này có nhiều hình dạng, màu sắc. Kích thước của các nốt có thể từ vài mm đến vài cm. Người bệnh có thể bị nổi mày đay toàn thân hoặc từ một cho đến một vài vùng trên cơ thể.

    Tùy vào thời gian mà nổi mề đay hậu Covid-19 cũng được chia thành 2 dạng là mề đay cấp và mạn tính:

    • Mề đay cấp tính chỉ tồn tại dưới 6 tuần.
    • Mề đay mạn tính là dạng mày đay kéo dài trên 6 tuần.

    Bên cạnh với việc gây mất thẩm mỹ, mề đay còn gây ngứa, đỏ rát, khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, trường hợp mày đay gây phù môi, sưng lưỡi, sưng mặt, khó thở… cần được cấp cứu ngay.

    Nổi mề đay hậu Covid

    Xem thêmTriệu chứng nổi mề đay dễ nhận biết

    2. Nguyên nhân gây nổi mày đay hậu Covid-19

    Tại sao hậu covid bị nổi mẩn đỏ là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa sau covid được cho là kết quả của phản ứng viêm toàn thân cấp tính khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Điều này dẫn đến kích hoạt tế bào mast khiến cơ thể giải phóng các chất trung gian hóa học như leukotrienes, chemokine, cytokine gây viêm và giải phóng histamine. Đây chính là lý do khiến tăng tính thấm thành mạch và sưng mô da, giãn nở mạch máu, làm da nổi mẩn hậu Covid.

    3. Điều trị nổi mề đay hậu Covid

    Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp tình trạng phát ban sẽ tự hết mà không cần can thiệp y khoa. Một số trường hợp nhẹ có thể không cần dùng thuốc mà chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với những người cần điều trị bằng thuốc Tây cần được sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.

    3.1. Chườm lạnh

    Để làm dịu tình trạng sưng, ngứa có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh. Nhưng lưu ý là không được để đá tiếp xúc trực tiếp lên da vì sẽ gây bỏng lạnh. Hãy bọc đá vào một chiếc khăn mỏng hoặc dùng chai nước đá. Chườm lên vùng da bị nổi mề đay trong 15 – 20 phút.

    Chườm lạnh trị nổi mề đay hậu covid

    Chườm lạnh sẽ giúp bạn dịu bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu

    3.2. Thuốc tây chữa mề đay hậu Covid

    Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị nổi mày đay hậu covid theo từng diễn biến bệnh. Thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2 sẽ là lựa chọn đầu tiên. Thuốc kháng histamine sẽ được tăng liều hoặc bổ sung thêm Omalizumab nếu sau 2 – 4 tuần bệnh nhân không đáp ứng với liều thuốc ban đầu. Nếu trong vòng 6 tháng mà tình trạng bệnh vẫn không được kiểm soát thì Omalizumab sẽ được thay thế bằng Cyclosporine. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

    • Thuốc kháng histamin: Cetirizine, Loratadine, Levocetirizine… Loại thuốc này giúp giảm tình trạng sưng, ngứa.
    • Thuốc Omalizumab: Thuốc giảm giảm nồng độ IgE trong tuần hoàn. Từ đó giúp giảm các triệu chứng mề đay.
    • Thuốc Cyclosporine: Đây là một dạng thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc thường kê ở liều thấp nhất có thể để tránh các yếu tố nguy cơ không đáng có.
    Thuốc tây chữa mề đay hậu Covid

    Thuốc kháng histamin có thể được chỉ định

    4. Một số lưu ý

    Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị người bệnh cũng cần chú ý tới việc chăm sóc bản thân.

    • Không nên gãi, chà xát mạnh lên da, không để da tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh. Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, khói bụi.
    • Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.
    • Hạn chế các loại thực phẩm có thể làm tăng nặng triệu chứng như: thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, rượu bia…
    • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc.
    • Tái khám đúng lịch hẹn.
    • Nâng cao sức khỏe của bản thân bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học.
    Lưu ý khi điều trị nổi mề đay hậu covid

    Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị

    Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn bị nổi mày đay kéo dài hoặc tăng nặng hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gan nhiễm mỡ uống gì? Đừng bỏ qua 12 loại dưới đây 22/08/23
      Bên cạnh thực phẩm thì đồ uống dành cho người bị gan nhiễm mỡ cũng nhận được nhiều sự quan…
      Vàng da nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý 5 nhóm thực phẩm cần bổ sung 05/04/22
      Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh vàng da. Nắm…
      Tổng hợp thuốc trị men gan cao phổ biến 2024 14/04/22
      Tình trạng men gan tăng gây ra không ít những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn,…
      Nóng gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 03/11/23
      “Gần đây bàn chân tôi có cảm giác khó chịu, đôi khi châm chích, nóng rát. Có đêm tôi không…
      Xem tất cả bài viết