Viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì? ÁP DỤNG NGAY thực đơn này!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì? ÁP DỤNG NGAY thực đơn này!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    13/11/23

    Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính rất khó điều trị. Việc giảm các triệu chứng ngứa rát, mẩn ngứa cần kết hợp nhiều phương pháp trong đó thay đổi chế độ ăn uống là điều rất quan trọng. Vậy viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì, thực đơn nào cho người viêm da cơ địa? Tất cả những thông tin hữu ích cần cho bạn sẽ được Thạc sĩ,  Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người viêm da cơ địa

    tầm quan trọng của chế độ ăn uống với viêm da cơ địa

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, góp phần làm giảm ngứa do viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mạn tính, khó chữa với đặc trưng là da khô ngứa, bị phát ban, nổi mẩn đỏ ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Bệnh thường trải qua các giai đoạn bùng phát sau đó thuyên giảm dần.

    Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có thể cải thiện được các bệnh da liễu trong đó có viêm da cơ địa. Hạn chế ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng có thể ngăn ngừa được các cơn ngứa bùng phát. Tương tự như vậy tích cực ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe làn da và không gây kích ứng có thể làm dịu các tình trạng ngứa, mẩn đỏ do chàm, viêm da.

    Có nhiều kế hoạch và thực đơn dành cho người bị viêm da cơ địa. Bạn có thể tìm hiểu tất tần tật các thông tin hữu ích ngay tại bài viết này.

    2. Viêm da cơ địa nên ăn gì?

    Viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì

    Viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì?

    Có nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm dành cho người bị viêm da cơ địa. Để biết “viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì”, bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây:

    2.1. Viêm da cơ địa nên ăn các loại cá béo

    Rất nhiều người thắc mắc viêm da cơ địa có ăn được cá không nhưng cá là thực phẩm rất bổ dưỡng dành cho người bị các bệnh về da liễu, nhất là các loại cá béo.

    Các béo có chứa axit béo omega-3 giúp giảm các phản ứng viêm, giảm đau hiệu quả trong trường hợp các vết ngứa gây tổn thương trên da.

    Bạn có thể bổ sung cá trong các bữa ăn hàng ngày. Tốt nhất là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá trích.

    2.2. Ăn nhiều sữa chua, thực phẩm lên men

    Một số thực phẩm có chứa men vi sinh tự nhiên, chứa vi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Nghiên cứu cho thấy việc tăng cường sức khỏe đường ruột cũng có tác động tích cực giúp giảm phản ứng viêm trong cơ thể.

    Các thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa cải, kim chi, kombucha, miso…

    2.3. Viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm chứa quercetin

    Quercetin là một loại flavonoid có nguồn gốc từ thực vật. Tác dụng của quercetin là chống oxy hóa mạnh và giảm viêm trong cơ thể, trong đó có giảm tình trạng viêm da cơ địa.

    Đã có một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy quercetin có tác động tích cực đến tình trạng viêm da như bệnh chàm, viêm da cơ địa. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trên người để cho thấy rõ tác dụng này.

    Bạn có thể bổ sung các thực phẩm có chứa quercetin trong chế độ ăn như: táo, nho đỏ, các loại quả mong, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, trà xanh…

    2.4. Người bị viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm nhiều kẽm

    viêm da cơ địa ăn thực phẩm nhiều kẽm

    Kẽm giúp cải thiện triệu chứng của viêm da cơ địa

    Kẽm đóng vai trò quan trọng trong mọi tế bào, đặc biệt ở da. 5% kẽm của cơ thể được chứa trong da, giúp các tế bào da không bị viêm. Đồng thời kẽm cũng ngăn chặn các tế bào da sản xuất protein gây viêm khiến tình trạng chàm, viêm da cơ địa trở nặng.

    Vì thế, việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa hiệu quả. Cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn đến những thay đổi trên da như nứt nẻ da, phát ban, mẩn ngứa

    Các thực phẩm giàu kẽm tốt cho da như: các loại hạt họ đậu, các loại hạt, hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt, hàu, thịt heo nạc, củ cải, lòng đỏ trứng gà

    Lưu ý đối với trẻ nhỏ việc bổ sung kẽm cần xem cẩn thận các thức ăn trẻ dễ bị dị ứng như lòng đỏ trứng hoặc các loại hạt.

    2.5. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin D

    Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin D trong máu ở trẻ em và người lớn bị viêm da cơ địa thấp hơn so với nhóm đối chứng. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa.

    Bổ sung liều 1600IU vitamin D mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể bệnh viêm da cơ địa.

    Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin D như: Trứng, sữa, dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá kiếm, cá ngừ, cá mòi, nấm, nước cam…

    2.6. Viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm giàu vitamin E

    Để biết viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì bạn đừng nên bỏ qua vitamin E.

    Vitamin E nổi tiếng giúp làm đẹp da, chống oxy hóa cho da. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra vitamin E còn giúp giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa với liều khoảng 600 IU mỗi ngày.

    Vitamin E không trực tiếp làm giảm các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng và các vấn dề khác gây ngứa da nhưng chúng có tác dụng giữ ẩm cho da nên có thể giảm ngứa do khô da, da bong tróc gây ngứa.

    Bạn có thể bổ sung vitamin E từ nhiều nguồn như: dầu mầm lúa mì, dầu hạt phỉ, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân; hạt hướng dương, hạnh nhân, quả hạch; thịt ngỗng, cá hồi; đậu phộng, bơ, ớt ngọt đỏ, xoài, kiwi…

    2.7. Viêm da cơ địa nên ăn thực phẩm chứa vitamin A

    Vitamin A có vai trò lớn đối với làn da như góp phần tăng sản xuất collagen, làm gián đoạn quá trình phân hủy collagen, chống oxy hóa. Ngoài ra, vitamin A còn thúc đẩy sức khỏe của làn da và giảm mức độ nghiêm trọng của viêm da dị ứng.

    Các thực phẩm giàu vitamin A như: gan động vật, dầu gan cá, hoa quả, rau củ có màu cam, vàng: cà rốt, khoai lang, ớt chuông, bí ngô, đu đủ; rau cải, ra bina, súp lơ xanh…

    2.8. Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì? Tăng cường vitamin B12

    thực phẩm giàu vitamin b12 giảm viêm da cơ địa

    Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12

    Oxit nitric đóng vai trò cơ bản gây ra tình trạng dị ứng thực phẩm, viêm ruột và viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Trong khi đó vitamin B12 có thể giảm các triệu chứng viêm da cơ địa bằng cách ức chế sản xuất oxit nitric.

    Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, vitamin B12 dạng bôi là phương pháp hiệu quả để điều trị tình trạng viêm da cơ địa ở người lớn và trẻ nhỏ.

    Bạn có thể bổ sung thực phẩm chứa vitamin B12 từ các nguồn sau: Thịt, cá, gan, thận; Sữa, sữa chua, phô mai; trứng; ngũ cốc

    2.9. Giảm ngứa, viêm do viêm da cơ địa bằng thực phẩm chứa vitamin C

    Bị viêm da cơ địa nên bổ sung vitamin gì thì Vitamin C chính là một “cứu tinh”.

    Vitamin C hay axit ascoricic cần thiết cho việc sửa chữa, tăng trưởng và phát triển mô. Vitamin C cũng hoạt động như một chất kháng histamine bằng cách giảm viêm, sưng đỏ và các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng và tình trạng da như bệnh chàm, viêm da cơ địa.

    Có rất nhiều loại rau củ quả có vitamin C dồi dào như: bông cải xanh, cam, quýt, chanh, kiwi, ổi, ớt chuông…

    Nóng trong người nên uống vitamin gì? Đừng bỏ lỡ!

    3. Viêm da cơ địa nên kiêng gì?

    Bên cạnh những thực phẩm có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da cơ địa, đối với cả trẻ em và người lớn khi bị viêm da cơ địa cũng cần tránh các loại thực phẩm gây kích ứng.

    Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng và thể trạng của mỗi người, có những người không dị ứng với thực phẩm này nhưng người khác lại có thể bị dị ứng và khiến phản ứng ngứa bùng phát.

    Do đó, chúng tôi chỉ liệt kê một số thực phẩm có thể tăng nguy cơ viêm da cơ địa. Bạn nên chú ý từng phản ứng của thực phẩm để biết sử dụng có làm tăng viêm da cơ địa hay không, nhất là đối với trẻ em, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn non nớt.

    3.1. Hải sản có thể tăng tình trạng viêm da cơ địa

    Trong hải sản có chứa nhiều đạm, lượng histamine cao, có thể tăng các phản ứng mụn ngứa do kích thích các mao mạch dưới da.

    Vì vậy, đối với đối trượng trẻ em bị viêm da cơ địa nên kiêng gì thì cần tránh các loại hải sản như cá biển, tôm, cua, mực, động vật có vỏ.

    Đối với người lớn, hệ miễn dịch ổn định hơn có thể hạn chế ăn nếu gây phản ứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay…

    3.2. Trẻ bị viêm da cơ địa nên kiêng trứng

    dị ứng trứng ở trẻ nhỏ

    Trẻ em bị viêm da cơ địa có thể mẫn cảm với trứng

    Trứng là thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ở trẻ nhỏ. Triệu chứng có thể xảy ra vài phút đến vài giờ sau ăn. Các dấu hiệu từ nhẹ tới nặng như phát ban trên da, nổi mề đay, nghẹt mũi, nôn mửa, tức ngực, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.

    Protein có trong trứng có thể kích hoạt hệ miễn dịch giải phóng histamine gây dị ứng.

    Nếu trẻ bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thì khả năng bị dị ứng với trứng sẽ cao hơn. Do đó bạn nên cẩn trọng nếu cho trẻ nhỏ ăn trứng.

    Đối với người lớn thì trứng có thể ít gây ra phản ứng dị ứng hơn. Bạn vẫn nên thận trọng khi dùng thực phẩm này.

    3.3. Hạn chế các sản phẩm từ sữa

    Tương tự như hải sản, sữa đối với trẻ em bị viêm da cơ địa có thể làm tình trạng bệnh tăng nặng nhưng đối với người lớn có thể có người uống sẽ không có vấn đề gì.

    Nghiên cứu cho thấy trong các sản phẩm làm từ sữa như kem, phô mai, bánh sữa có tới hơn 20 chất có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phản ứng này tạo nên các bết phát ban, mẩn ngứa, lâu dần gây nên viêm da cơ địa.

    3.4. Tránh các sản phẩm từ đậu nành

    Đậu nành có chứa lượng protein cao, một số loại protein có thể dây dị ứng kéo dài bệnh. Vì vậy trẻ em nên tránh đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như: đậu phụ, sữa đậu nành, đậu tương lên men

    Đối với người lớn có thể ăn một lượng nhỏ nhưng cần thử phản ứng.

    3.5. Hạn chế thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ

    Đây đều là những tác nhân làm tăng nguy cơ viêm, có thể làm tăng và kéo dài bệnh viêm da cơ địa đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Do đó bạn nên hạn chế đưa các thực phẩm nhiều đường, tinh bột đã qua tinh chế và đồ dầu mỡ trong chế độ ăn. Có thể kể đến như: bánh kẹo, bánh quy, bánh mì; pizza, khoai tây chiên, các loại bánh chiên qua dầu nhiều như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối; mì xào…

    3.6. Tránh rượu bia và các chất kích thích

    Bên cạnh việc hạn chế các đồ ăn gây viêm da cơ địa, tăng nặng tình trạng bệnh thì bạn cũng nên tránh các đồ uống có cồn như rượu bia và các chất kích thích. Bởi những chất này sẽ kích thích hệ thần kinh, có thể kích hoạt phản ứng viêm, ngứa trên da. Từ đó khiến bệnh nặng hơn.

    3.7. Viêm da cơ địa nên hạn chế thịt gà

    Nhiều người đặt câu hỏi viêm da cơ địa có ăn được thịt gà không? Vấn đề này có thể gây nhiều tranh cãi. Theo một nghiên cứu Đặc điểm dị ứng thực phẩm ở bệnh nhân viêm da cơ địa có nhắc đến thịt gà.

    Trong đó có 11,7% người bệnh bị dị ứng thực phẩm này. Các phản ứng dị ứng quan sát được từ nặng đến ít nghiêm trọng theo tứ tự là lúa mì, thịt bò, đậu nành, sữa, thịt lợn, trứng và thịt gà.

    Theo đó, thịt gà có thể ảnh hưởng tới tình trạng viêm da cơ địa. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều.

    Vì vậy tùy vào từng cơ địa bạn có thể xem xét có nên ăn thịt gà hay không.

    4. Uống nước gì chữa viêm da cơ địa?

    Để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bùng phát viêm da cơ địa, ngoài các thực phẩm nên ăn và nên tránh, bạn có thể tập trung vào các loại thức uống mát lành cho cơ thể.

    Các thực phẩm nên ăn trên nếu không thích ăn trực tiếp bạn có thể xay hoặc ép thành một cốc nước ép hay sinh tố để “đổi bữa”.

    Hãy thử ngay các thức uống chữa viêm da cơ địa như:

    • Nước ép cam giàu vitamin C, chất chống oxy hóa
    • Nước ép dứa cà rốt, dưa leo cà rốt chứa nhiều beata caroten, chống oxy hóa, thanh nhiệt
    • Nước ép táo chứa quercetin chống oxy hóa mạnh, giảm viêm
    • Nước ép từ quả mọng giảm viêm, giảm ngứa
    • Nước ép/ sinh tố cải kale và rau chân vịt (rau bina) giàu chất chống oxy hóa, cải thiện tình trạng ngứa
    • Uống nhiều nước để da đỡ khô

    5. Thực đơn cho người viêm da cơ địa

    thực đơn cho người viêm da cơ địa

    Áp dụng ngay thực đơn này để giảm viêm da cơ địa

    Các chế độ ăn kiêng dưới đây tập trung vào giảm triệu chứng bệnh, giàu các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ tổng thể và kiểm soát tình trạng viêm. Bạn có thể tham khảo một vài chế độ ăn dưới đây.

    5.1. Chế độ ăn Địa Trung Hải

    Chế độ này tập trung vào các thực phẩm tươi, giàu chất xơ và cá béo. Thực đơn cho người viêm da cơ địa bao gồm:

    • Rau xanh, hoa quả, các loại hạt, ngũ cốc
    • Các loại đậu
    • Cá và hải sản
    • Các chất béo lành mạnh có trong quả bơ, dầu oliu, hạnh nhân
    • Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến như các món chiên xào
    • Ít ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu
    • Ít thực phẩm có chứa bột tinh chế và đường tinh luyện

    5.2. Chế độ ăn không có gluten

    Đối với một số trường hợp bị dị ứng với gluten như người dị ứng gluten hay bệnh celiac thì thực phẩm có chứa gluten có thể kích hoạt các phản ứng gây ngứa mẩn đỏ.

    Vì vậy nếu loại bỏ được yếu tố này trong chế độ ăn sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn.

    Một số thực phẩm có chứa gluten cần tránh như:

    • Lúa mạch và các chế phẩm từ lúa mạch
    • Lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì
    • Các loại bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc tổng hợp
    • Các loại bánh quy, bánh mặn

    5.3. Thực hiện chế độ ăn kiêng chống viêm

    Chế độ này tập trung vào loại bỏ các thực phẩm gây viêm và tăng thực phẩm giàu chất xơ.

    Theo đó, các thực phẩm tập trung vào:

    • Trái cây, rau xanh
    • Cây họ đậu
    • Chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, dầu hạnh nhân, hạt chia, óc chó…
    • Tránh tối đa các thực phẩm qua chế biến, các loại thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
    • Hạn chế tinh bột đã qua tinh chế

    6. Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người viêm da cơ địa

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chế độ dinh dưỡng cho người viêm da cơ địa người bệnh nên theo dõi bệnh tình của mình để thực hiện.

    Người bị viêm da cơ địa khi lựa chọn thực đơn ăn uống cần chú ý một số điều như sau:

    • Nên tìm hiểu kĩ thực phẩm có gây dị ứng hay không
    • Nếu ăn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều
    • Đọc kĩ hướng dẫn và thành phần trên nhãn thực phẩm
    • Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, hạn sử dụng
    • Ăn đầy đủ các nhóm chất như chất xơ, tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Có thể ăn thêm nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất

    Ngoài chế độ ăn uống người bệnh cần điều chỉnh lại sinh hoạt, lối sống, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tạo môi trường thoải mái nhất, tránh tăng các tác nhân làm tăng nặng viêm da cơ địa. Đồng thời cần thăm khám và có thuốc điều trị.

    Trên đây là những thực phẩm cần và tránh cho câu hỏi “viêm da cơ địa nên ăn gì kiêng gì”. Nếu có thắc mắc bạn có thể gọi trực tiếp đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 0343446699.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Dị ứng thời tiết nổi mề đay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất 06/09/22
      Dị ứng thời tiết nổi mề đay thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc…
      Mát gan thanh nhiệt Phước An – Thành phần, công dụng và cách dùng 20/06/22
      Khi gặp phải tình trạng nóng trong, mẩn ngứa, chức năng gan kém nhiều người thường tìm tới các sản…
      Condition Liver có công dụng gì? Sử dụng thế nào? 12/07/22
      Nếu là người yêu thích các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến từ xứ xở kim chi có lẽ…
      Uống rượu đỏ mặt – Nguyên nhân và cách xử lý 13/01/23
      Uống rượu đỏ mặt là tình trạng không ít người gặp phải khi “nâng lên đặt xuống” vài chén rượu…
      Xem tất cả bài viết