Mề đay mãn tính và cấp tính - Cách nhận diện và điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Mề đay mãn tính và cấp tính – Cách nhận diện và điều trị

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    01/03/22

    Mề đay mãn tính và cấp tính là hai dạng của nổi mề đay. Mỗi dạng có những điểm khác biệt. Để điều trị đạt được hiệu quả cần nắm rõ dấu hiệu nhận diện mỗi dạng. Dưới đây là những thông tin cơ bản. 

    3.7/5 - (15 bình chọn)

    1. Nổi mề đay mãn tính và cấp tính là gì?

    Mề đay hay còn gọi là mày đay là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây kích ứng. Nó biểu hiện ra bên ngoài là các nốt mẩn đỏ gây ngứa đi kèm các biểu hiện khác. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

    Dựa theo mức độ tiến triển của bệnh thì mề đay có 2 dạng là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Vậy mề đay cấp tính là gì? Đây là dạng mề đay kéo dài trong vòng từ vài giờ tới dưới 6 tuần. Trong khi đó, mề đay mãn tính (hay mề đay mạn tính) kéo dài trên 6 tuần và mề đay tái phát thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

    Mề đay mãn tính và cấp tính

    2. Triệu chứng mề đay mãn tính và cấp tính

    Để phân biệt mề đay cấp và mề đay mạn tính có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Điểm chung của cả hai là:

    – Xuất hiện các nốt đỏ li ti hoặc các mảng màu đỏ, hồng bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nốt mề đay có thể sần, phù nề.

    – Cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng bị nổi mề đay.

    – Có thể xuất hiện các triệu chứng sưng phù môi, mí mắt, chóng mặt, khó thở

    Yếu tố MỀ ĐAY MẠN TÍNH MỀ ĐAY CẤP TÍNH
    Thời gian Trên 6 tuần Dưới 6 tuần
    Ảnh hưởng tới các cơ quan khác Có. Mề đay mạn tính có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như phổi, hệ tiêu hóa, cơ, gây nôn, tiêu chảy, đau cơ Ít ảnh hưởng

    3. Nguyên nhân gây bệnh

    Mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đôi khi khó có thể xác định chính xác. Tuy nhiên, mỗi dạng sẽ xuất phát từ một vài lý do phổ biến hơn. Dưới đây sẽ chỉ liệt kê các lý do phổ biến nhất của mỗi loại.

    3.1. Nguyên nhân gây mề đay cấp tính

    Thường mề đay cấp tính xuất phát từ dị ứng đồ ăn, tác dụng phụ của thuốc và nhiễm virus, côn trùng cắn. Bởi chúng thường gây ra phản ứng tức thì và không kéo dài.

    Một số loại thực phẩm có thể gây nổi mề đay có thể kể đến như: Nấm, sữa, hải sản, lạc… Đồ tái sống như gỏi cũng có nguy cơ gây mẩn ngứa dị ứng cao hơn thức ăn được nấu chín. Ngoài ra, trong thành phần của thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa một số phụ gia, chất bảo quản có thể gây kích ứng.

    Nếu vừa sử dụng một loại thuốc mới hoặc sử dụng liên tục một trong các loại thuốc sau đây, bạn có thể nghi ngờ mày đay cấp do tác dụng phụ của thuốc. Đó là: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.

    Nguyên nhân gây mề đay cấp tính

    Hải sản là loại thực phẩm có thể gây dị ứng

    3.2. Nguyên nhân gây mề đay mạn tính

    Nguyên nhân của tình trạng này khá khó xác định. Đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân còn gọi là mề đay vô căn mãn tính. Một số lý do cần lưu tâm khiến cơ thể bị nổi mề đay là các bệnh lý về tuyến giáp, gan, thận, nhiễm trùng, ung thư.

    Khi chức năng của gan, thận suy giảm sẽ làm độc tố tích tụ trong máu. Biểu hiện lâm sàng có thể là nổi mẩn đỏ trên da.

    Bệnh lý tuyến giáp có thể kể đến là cường giáp, suy giáp. Căn bệnh này có thể gây mẩn ngứa, phù nề, mắt sưng, mạch nhanh…

    Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng. Các bệnh ung thư gây mề đay mạn tính, ngứa dữ dội như: Ung thư da, ung thư máu, ung thư hạch…

    Nguyên nhân gây mề đay mạn tính

    Suy giảm chức năng gan có thể khiến nổi mẩn ngứa kéo dài và trầm trọng

    4. Phương pháp điều trị mề đay mãn tính và cấp tính

    Điều trị mề đay cấp tính và mề đay mãn tính hiệu quả nhất khi xử lý được nguyên nhân gây bệnh. Đối với dạng mề đay cấp tính thể nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp mạn tính cần điều trị chuyên khoa.

    Về cơ bản để điều trị triệu chứng của mề đay cấp và mạn tính thì hầu như không có nhiều khác biệt. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu như:

    – Thuốc kháng histamine: Giảm bớt phản ứng quá mẫn của cơ thể nhờ giảm hàm lượng histamine.

    – Thuốc steroid: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm của cơ thể.

    – Thuốc cortisone: Được chỉ định trong trường hợp phát ban nghiêm trọng.

    – Kem, gel bôi ngoài da để cấp ẩm, làm dịu cơn ngứa.

    Đặc biệt, mề đay diễn biến theo kiểu sốc phản vệ cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu có thể nhận biết là: Sưng môi, mí mắt, sưng cổ họng, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, ngất…

    Phương pháp điều trị mề đay mãn tính và cấp tính

    Thuốc kháng histamine có thể được chỉ định

    5. Lưu ý cho người bệnh

    Để đạt hiệu quả trong điều trị mề đay mãn tính và cấp tính cần sự phối hợp tích cực từ phía bệnh nhân. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng dưới đây:

    – Tránh một số thức ăn, nước uống có thể gây dị ứng. Đặc biệt, trong giai đoạn mẩn ngứa, hoặc có cơ địa dễ dị ứng không nên ăn đồ tái sống, thức ăn lạ.

    – Không nên uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá vì sẽ làm tăng tích tụ độc tố trong cơ thể.

    – Trong trường hợp bị mẩn ngứa khó chịu nên ăn thức ăn nhẹ, giảm lượng đường, muối trong khi chế biến.

    – Không được gãi vì sẽ gây nhiễm trùng da, để lại sẹo.

    – Giữ vệ sinh nhà cửa, cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi.

    – Mặc đồ thoáng mát, rộng rãi.

    – Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe tốt.

    – Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt nhất.

    – Tập trung điều trị các bệnh lý có thể gây phát ban, mẩn ngứa.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về mề đay mãn tính và cấp tính. Hãy theo dõi chặt tình trạng bệnh để có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viên sủi thanh nhiệt Live cool – Công dụng, cách dùng và lưu ý 16/06/22
      Viên sủi thanh nhiệt live cool là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được những người có nhu cầu giải…
      Mẩn ngứa lòng bàn tay – Nguyên nhân và giải pháp điều trị 10/03/22
      Mẩn ngứa lòng bàn tay gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Bên cạnh đó, nhiều…
      {SOS} 11 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người – Đọc ngay 29/04/22
      Sử dụng rượu bia là thói quen đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam, chúng được coi là phương…
      Ngộ độc rượu: Nhận biết triệu chứng và cách xử trí nhanh chóng 04/08/22
      Ngộ độc rượu là thuật ngữ quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là nam giới, đối tượng thường xuyên…
      Xem tất cả bài viết