Những “bông hoa” của ngành dược
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • Sự kiện

    Những “bông hoa” của ngành dược

    18/11/18

    Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố của lịch sử với những khó khăn, thử thách không nhỏ về các điều kiện kinh tế – xã hội, ngành Y – Dược Việt Nam vẫn đạt được những thành tích vượt bậc.

    3/5 - (3 bình chọn)

    Như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến cho biết: Khắp cả nước, một mạng lưới y tế dự phòng rộng khắp từ Trung ương tới thôn, bản đã được xây dựng, củng cố và hoạt động hiệu quả. Tất cả các xã,phường và 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, trên 70% số xã có bác sĩ hoạt động, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt khoảng 80%.

    Các cán bộ y tế đã thực sự trở thành những “chiến sĩ áo trắng” trên “mặt trận” phòng chống dịch bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Điều đó khẳng định ngành Y Dược Việt Nam đã có những bước tiến rất đáng kể, trong đó ngành Dược có vai trò không nhỏ với trên 15000 Dược sĩ đại học hoạt động, một hệ thống các doanh nghiệp sản xuất và phân phối lưu thông thuốc  bao gồm 113 doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp Dược liên doanh sản xuất và phân phối thuốc, 48.499 cơ sở bán lẻ thuốc đã có mặt trên khắp đất nước, ngành Dược cùng  các Dược sĩ đã cung ứng khá tốt nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh của nhân dân.

    Dược sĩ Bình đi tìm dược liệu

    Dược sĩ Bình đi tìm dược liệu 

    Góp phần không nhỏ vào thành tích trên có sự lao động miệt mài, đầy tâm huyết của những nữ “chiến sĩ áo trắng”. Bên cạnh DS.TS Phạm Thị Việt Nga, DS.Ths Vũ Thị Thuận, những người đã có nhiều công lao đưa Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP Traphaco trở thành những đơn vị nghiên cứu, sản xuất dược phẩm hàng đầu của Việt Nam, thì Dược sĩ Lê Thị Bình, Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình ấn tượng bởi thành công trong việc phát triển thuốc cổ truyền và có nhiều đóng góp cho công tác xã hội từ thiện.

    Không những giỏi nghề, kết hợp tốt kinh nghiệm cổ truyền với khoa học hiện đại để sản xuất ra các mặt hàng có nguồn gốc thảo dược mà Dược sĩ Lê Thị Bình còn biết dựa vào đội ngũ các nhà khoa học, những người thầy, người bạn của mình và các cơ sở khoa học trong ngành Dược tạo ra các sản phẩm mới từ việc nâng cấp chất lượng mặt hàng cũ. Nhờ vậy mà sản phẩm của Công ty Tâm Bình đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

    Đưa công nghệ sản xuất hiện đại vào sản xuất Đông y tại nhà máy Dược phẩm Tâm Bình

    Đưa công nghệ sản xuất hiện đại vào sản xuất Đông y tại nhà máy Dược phẩm Tâm Bình 

    Với tâm niệm “làm từ thiện điều cốt yếu không phải là tiền, mà là ở ý nghĩa của việc làm đó sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ sự cảm thông chia sẻ với cộng đồng xung quanh bằng tình cảm xuất phát từ chính trái tim nhân hậu vốn có trong mỗi con người Việt Nam”, chị Bình đã giành một chi phí không nhỏ cho công tác từ thiện, giúp đỡ các bệnh nhân nghèo, các cháu học sinh vùng sâu vùng xa, coi công tác khám chữa bệnh nhân đạo là một mảng trong hoạt động của Công ty Tâm Bình – đó là điều rất đáng quý.

     Tặng chăn ấm cho đồng bào nghèo tại xã Chiềng Ly - huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La

     Tặng chăn ấm cho đồng bào nghèo tại xã Chiềng Ly – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La

    Với sự cương quyết, bản lĩnh, nhạy bén, những “bông hoa” của ngành dược Việt Nam đã đưa Công ty vượt qua các giai đoạn sóng gió. Các chị đã chèo lái con thuyền doanh nghiệp Dược đi đến thành công. Những giải thưởng như Cúp Bông hồng vàng, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Phụ nữ tài năng toàn quốc thời kỳ đổi mới, Doanh nhân nữ tiêu biểu cùng nhiều danh hiệu cao quý khác… là sự phần thưởng xứng đáng cho cái tâm, lòng yêu nghề của các chị.

    PGS.TS Nguyễn Huy Oánh – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Dược cho biết: Là những giáo viên trực tiếp đào tạo, chúng tôi rất tự hào với những lứa học sinh như thế. Hy vọng, những thế hệ dược sĩ sau này, đặc biệt là các nữ dược sĩ kế tiếp sẽ phát huy được để đóng góp thêm vào sự phát triển của ngành Dược Việt Nam.

    Phát thuốc và tư vấn sử dụng cho bà con đến khám bệnh nhân đạo tại Chiềng Ly huyện, tỉnh Sơn La

    Phát thuốc và tư vấn sử dụng cho bà con đến khám bệnh nhân nghèo

    Chúc các nữ dược sĩ tiếp tục đóng góp và phát huy tâm tài, bản lĩnh, trí tuệ để ngành Dược Việt Nam trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn trong nền kinh tế của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chủ tịch Công đoàn Tâm Bình trúng cử Ban Chấp hành LĐLĐ quận Ba Đình 21/07/23
      Tại Đại hội Công đoàn quận Ba Đình lần thứ XI diễn ra chiều 19/7, đồng chí (đ/c) Hoàng Phương…
      Thể lệ Cuộc thi Tâm Bình trong tôi 30/03/20
      Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập (13/12/2010 - 13/12/2020), Công ty Dược phẩm Tâm Bình phát động cuộc…
      Dược phẩm Tâm Bình ngập tràn sắc hoa chào đón ngày 8/3 07/03/20
      Sáng ngày 6/3, trong không gian ngập tràn sắc hoa, toàn thể phái đẹp Tâm Bình rạng ngời trong những…
      Tâm Bình – Điển hình trong công tác chăm lo Tết cho người lao động 13/03/24
      Chiều 12/3, LĐLĐ quận Ba Đình đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chăm lo Tết Nguyên đán…
      Xem thêm