Hỏi: Tôi năm nay gần 50 tuổi, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì phát hiện rối loạn lipid máu, chỉ số cholesterol cao. Có người khuyên tôi nên sử dụng nhân trần thay nước uống hàng ngày để giảm mỡ máu nhưng tôi chưa dám dùng. Nay tôi xin hỏi nhân trần chữa rối loạn mỡ máu có hiệu quả không? Dùng hàng ngày thay nước lọc có được không?
(Nguyễn Thị Hoàn, Hạ Long, Quảng Ninh)
Trả lời:
Chào chị Nguyễn Thị Hoàn, nhân trần chữa rối loạn mỡ máu là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Để biết rõ tác dụng, cách sử dụng cũng như những lưu ý khi thực hiện. Chị và bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nhân trần là cây gì?
Tên gọi khác: chè nội, Bồ bồ, Hoắc hương núi, chè cát.
Tên khoa học: Adenosma cordifolium
Họ: Hoa Mõm chó
Dược liệu thuộc họ Mã đề. Là loại cây thân cỏ, mọc tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới và đảo ở khu vực Châu Á.
Theo sổ sách ghi chép của Đông y, vị thuốc này được chia thành 2 loại:
Nhân trần nam: Hay còn có tên gọi khác là Hoắc hương núi, phân bố ở các tỉnh miền núi Tây Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái nguyên và một số tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi…)
Nhân trần Bắc: Phân bố ở đảo Hải Nam và các tỉnh Trung Quốc.
2. Đặc điểm nhận biết
Nhân trần là cây sống quanh năm, có chiều cao chừng 50-100cm và có đặc điểm nhận dạng như:
- Thân có nhiều nhánh tròn, có lông tơ trắng.
- Lá mọc đối xứng, hình trái xoăn, mép lá có răng cưa. Mặt lá có lông, nổi gân.
- Hoa mọc thành từng cụm nhỏ, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp như hình quả chuông.
- Quả hình bầu dục, bên trong có chứa các hạt màu vàng.
- Cây có mùi thơm đặc trưng, tất cả các bộ phận từ rễ, lá, hoa, cành đều sử dụng làm thuốc.
3. Thành phần
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong Nhân trần có các thành phần hoạt chất tốt trong chăm sóc sức khỏe con người. Có thể kể đến như: Flavonoid, Coumarin, Saponin, Acid nhân thơm, 1% tinh dầu.
Trong 1% tinh dầu có chứa các hoạt chất gồm: Paracymen, Limonen, Pinen, Anethol…
4. Mùi vị
Theo Đông y, dược liệu này có vị cay, tính ấm, mùi thơm.
5. Thu hái và chế biến
Vị thuốc này được thu hái vào thời điểm tháng 5 đến tháng 7, khi cây ra hoa. Sau khi thu hái xong đem phơi khô hoặc sấy, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Khi sử dụng đem rửa sạch để loại bỏ tạp chất, đất bẩn. Sau đó, cắt thành từng khúc nhỏ, mỗi khúc chừng 6cm, sao qua cho khô.
6. Tác dụng của Nhân trần
6.1. Y học hiện đại
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Điều trị viêm gan, tăng khả năng thải độc tố của gan, chữa vàng da, đau mắt đỏ
- Tăng tiết mật, lợi tiểu
- Tiêu diệt giun
- Điều trị mất ngủ kinh niên
- Hạ huyết áp
- Ức chế tế bào ung thư
- Giảm mỡ máu, hạ cholesterol toàn phần.
6.2. Y học cổ truyền
Theo Đông y, thảo dược có tác dụng lợi thấp, hành khí, thanh nhiệt, chỉ thống, lợi tiểu tiện, giảm vàng da, mát gan…
Ngoài ra, trên lâm sàng, vị thuốc này còn được sử dụng để điều trị bệnh như: Viêm gan truyền nhiễm cấp tính ở thể vàng da, thiểu năng mạch vành, eczema ở trẻ em, nấm da, viêm loét miệng…
7. Nhân trần chữa rối loạn mỡ máu có hiệu quả không?
Mới đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, Nhân trần có hiệu quả trong điều trị rối loạn lipid máu. Thành phần Saponin trong vị thuốc này có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-Cholesterol (mỡ xấu).
Theo báo cáo của “Trung y tạp chí”, bác sĩ Dương Tùng Niên đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân dùng nước sắc dược liệu này thay trà trong vòng 1 tháng. Theo dõi 82 trường hợp, kết quả cho thấy, hàm lượng cholesterol hạ bình quân 42,4mg, tỷ lệ hạ bình quân 14,3%.
Rối loạn lipid máu – Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
8. Một số bài thuốc chữa bệnh từ nhân trần
8.1. Bài thuốc chữa rối loạn mỡ máu
40g Nhân trần thái nhỏ, hãm với nước sôi trong 15 phút. Có thể thêm chút đường phèn để điều trị, uống thay trà hàng ngày.
Cách dùng này cũng có công dụng trong điều trị huyết áp cao, bệnh viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ.
8.2. Điều trị viêm gan vàng da cấp tính có sốt
200g Nhân trần, 50g Sinh Đại hoàng, 40g trà. Ba dược liệu này đem tán nhỏ. Mỗi ngày chỉ dùng 30g hãm với nước sôi để trong ấm 15 phút.
8.3. Chống viêm sỏi mật, viêm túi mật
200g Nhân trần, 200g râu ngô, 100g Bồ công anh. Các vị đem tán vụn, mỗi ngày hãm 40g trà với nước sôi để uống.
8.4. Trị viêm gan vàng da, tiểu ít
Nguyên liệu: 16g Nhân trần, Quế chi 6g, Trạch tả, Bạch linh, Trư linh mỗi loại 12g.
Thực hiện: Sắc với 500ml nước cho tới khi còn 200ml nước thì dừng lại, chia thành 2 phần uống trong ngày.
8.5. Bài thuốc chữa viêm da
Nhà có trẻ nhỏ chẳng may mắc bệnh về da như: viêm da, mẩn ngứa, viêm da có mủ thì có thể sử dụng bài thuốc sau.
Nguyên liệu: 30g Nhân trần khô, 15g Lá sen khô.
Cách thực hiện:
- Cho hai nguyên liệu tán thành bột mịn, trộn đều với nhau.
- Mỗi lần dùng lấy 3g bột hòa cùng 100ml nước ấm, thêm chút mật ong, khuấy đều với nhau.
- Uống đều trong 2 tuần, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, tình trạng viêm da sẽ được cải thiện.
8.6. Bài thuốc trị bệnh máu khó đông
- Lá nhân trần tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Sau đó, giã nát, đắp lên vết thương, sau mấy phút vết thương sẽ giảm sưng, đau và cầm máu.
8.7. Bài thuốc trị giun chui ống mật
Nguyên liệu: Nhân trần khô, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Liên kiều, mỗi loại 20g.
Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm cùng 1,5l nước, đun cho tới khi còn 500ml nước thì dừng lại. Lượng nước thuốc thu được chia thành 3 phần, sử dụng hết trong ngày.
9. Liều dùng
Như chia sẻ ở trên, tác dụng mà dược liệu này mang lại rất tốt cho sức khỏe. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể dùng liều lượng tùy tiện.
Để Nhân trần phát huy tác dụng hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ, bạn chỉ nên dùng 10-20g/ngày, sử dụng dạng sắc, viên uống hoặc siro đều được.
10. Mua Nhân trần ở đâu? Giá bao nhiêu
Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm khi muốn sử dụng thảo dược để điều trị bệnh. Hiện nay, vị dược liệu này trên thị trường có giá giao động 50.000 – 100.000 đồng/1kg khô. Tùy địa chỉ, cơ sở bán có giá chênh lệch, tuy nhiên không đáng kể.
Trước thực trạng dược liệu bẩn, dược liệu rác kém chất lượng, bạn nên tham khảo những địa chỉ uy tín, đảm bảo tin cậy để đặt mua. Có thể lựa chọn các nhà thuốc đông y uy tín hoặc đơn vị cung cấp dược liệu sạch.
11. Một số lưu ý khi sử dụng
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để sử dụng Nhân trần chữa rối loạn mỡ máu có hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Rất nhiều người có thói quen sắc Cam thảo với Nhân trần cùng nhau. Cách làm này hoàn toàn sai. Vì hai dược liệu có tác dụng trái ngược nhau, không thể kết hợp chung.
- Phụ nữ có thai nếu không có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên sử dụng dược liệu này.
- Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng Nhân trần vì có thể sẽ mất sữa.
- Tuyệt đối không sử dụng Nhân trần trong thời gian dài. Mặc dù có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tuy nhiên nếu gan không mắc bệnh lý thì không nên dùng vì có thể sẽ gây tổn thương cơ quan này.
- Trong quá trình sử dụng, nếu có biểu hiện bất thường, hãy ngưng uống để theo dõi tình trạng sức khỏe.
- Nếu uống thay nước lọc, hãy pha loãng để tránh mất cân bằng điện giải.
- Không dùng song song Nhân trần với vị thuốc lợi tiểu khác, tránh thận phải làm việc quá sức.
Qua bài viết trên, chắc hẳn chị Nguyễn Thị Hoài đã nắm cho mình thông tin về Nhân trần chữa rối loạn mỡ máu. Hi vọng, thông tin về dược liệu cùng tác dụng của chúng sẽ giúp ích cho bạn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Xem thêm:
- Cách uống chè vằng giảm mỡ máu – Bài thuốc dân gian, thử ngay để biết hiệu quả
- Cam Bergamot – Thảo dược quý hạ mỡ máu từ nước Ý
- Giảo cổ lam – Vị dược liệu được khoa học nghiên cứu và chứng minh hạ mỡ máu
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Bài thuốc từ dược liệu Nhân trần
https://suckhoedoisong.vn/nhan-tran-ho-tro-chua-viem-gan-n188482.html
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.