Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không? Cách dùng an toàn
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không? Cách dùng an toàn

    Biên tập viên: Linh Chi

    Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi của anh Trần Văn Long (Cầu Giấy – Hà Nội) gửi tới cho chúng tôi. Chuyên gia cho rằng tuy đây là một món ăn bổ dưỡng nhưng người mỡ máu cần cẩn trọng khi sử dụng.

    5/5 - (62 bình chọn)

    1. Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

    Trứng vịt lộn từ lâu đã được biết tới là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể. Nó có chứa nhiều năng lượng, dưỡng chất cần thiết.

    • Một quả trứng vịt lộn chứa 182 kcal; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipit và 600 gram cholesterol.
    • Trong trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng: beta-caroten, protid, canxi, photpho, vitamin C, A, PP
    • Theo suckhoedoisong.vn, trứng vịt lộn ăn cùng rau răm và gừng tươi có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, bồi bổ cơ thể. Nó phù hợp cho người bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, yếu sinh lý.

    2. Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không?

    Trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol cao nên người bị mỡ máu cần hạn chế ăn loại thực phẩm này. Ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu, gây tích tụ mỡ trong máu, ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị. Nó cũng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch do cholesterol bám vào thành mạch.

    Tuy nhiên, nếu đây là món ăn yêu thích của người bệnh thì tin vui là không phải loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi thực đơn. Ăn trứng vịt lộn đúng mức và tuân thủ nguyên tắc vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh.

    Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không

    Xem thêm Rối loạn mỡ máuLàm sao để nhận biết

    3. Đối tượng mỡ máu nào không được ăn trứng vịt lộn?

    Dù đã đề cập ở trên người mỡ máu cao có thể ăn trứng vịt lộn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, có một số đối tượng người bị mỡ máu không được ăn loại trứng này. Đó là các trường hợp mắc kèm với một hoặc một vài bệnh lý như:

    • Bệnh gout: trứng vịt lộn là thực phẩm giàu nhân purin. Khi vào cơ thể nó sẽ làm tăng nồng độ acid uric. Tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau của khớp do gout thêm trầm trọng.
    • Bệnh lý về gan: khó chuyển hóa chất trong trứng vịt lộn gây khó tiêu, đau bụng.
    • Huyết áp cao: trứng vịt lộn làm tăng huyết áp.
    • Tiểu đường: loại trứng này làm tăng quá trình tổng hợp insulin. Từ đó làm rối loạn hàm lượng đường trong máu.
    • Bệnh tim mạch: tăng khả năng tắc nghẽn động mạch gây nhồi máu cơ tim.
    Đối tượng mỡ máu không được ăn trứng vịt lộn

    Người bệnh mỡ máu kèm bệnh gout không được ăn trứng vịt lộn

    4. Nguyên tắc ăn trứng vịt lộn an toàn cho người bệnh mỡ máu

    • Không ăn quá 2 quả/tuần. Ăn nhiều hơn sẽ làm tăng chỉ số mỡ máu và nguy cơ béo phì. Hàm lượng vitamin A cao khi ăn nhiều trứng vịt lộn cũng khiến cơ thể đau nhức, phát ban.
    • Nên ăn vào buổi sáng. Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
    • Nên ăn ngay sau khi luộc trứng. Không ăn trứng đã chín để qua đêm vì dễ gây đau bụng.
    • Nên ăn cùng rau răm và gừng. Vì chúng có tính ấm giúp cân bằng tính hàn của trứng vịt lộn, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn cùng rau răm vì dễ động thai.
    • Vậy người bị mỡ máu cao nên ăn trứng gì? Người bệnh có thể thay thế trứng vịt lộn bằng các loại trứng phù hợp hơn như: trứng gà trắng, trứng vịt trắng, trứng chim cút. Chúng đều cung cấp hàm lượng lớn acid amin, canxi, protein, sắt, kali… Nhưng không nên lạm dụng vì trong các loại trứng này cũng chứa chất béo.
    Nguyên tắc ăn trứng vịt lộn an toàn cho người mỡ máu

    Người bệnh nên ăn trứng vịt lộn với gừng và rau răm

    Bài viết trên đã trả lời câu hỏi mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không của anh Trần Văn Long. Nếu người bệnh mỡ máu không mắc đồng thời bệnh lý khác như gout, cao huyết áp, tiểu đường… thì vẫn có thể sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, cần tuân thủ về số lượng, thời điểm ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn.

    Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, anh Long và quý độc giả có thể gọi tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0343.44.66.99 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      6+ cách giảm mỡ máu không cần thuốc từ chuyên gia 27/05/21
      Mỡ máu cao với những biến chứng nguy hiểm đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Tuy…
      Thuốc mỡ máu Surotadina: Công dụng gì? Có tác dụng phụ không? 27/05/21
      Hỏi: Tôi đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện bệnh mỡ máu, bác sĩ có kê đơn thuốc…
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng lá sen – Áp dụng ngay 5 cách này 07/12/21
      Chữa gan nhiễm mỡ bằng thảo dược là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong đó, chữa gan nhiễm…
      [Review] Top 6 thuốc chống đông máu tốt nhất 2021 25/09/21
      Các cục máu đông được hình thành do nhiều nguyên nhân, phổ biến là do mỡ trong máu cao. Huyết…
      Xem thêm