Mệt mỏi nhưng không ngủ được? Nguyên nhân và cách khắc phục
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Mệt mỏi nhưng không ngủ được? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    27/07/24

    “Dạo gần đây tôi hay bị mất ngủ, tuy người rất mệt mỏi nhưng không ngủ được. Xin hỏi nguyên nhân của tình trạng trên là gì? Tôi cần làm gì để khắc phục?” – Chị Tạ Bích Hồng, 54 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ.

    5/5 - (2 bình chọn)

    Bài viết dưới đây với sự tham vấn y khoa của Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng – Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh sẽ mang đến cho chị Hồng câu trả lời cụ thể.

    1. Vì sao mệt mỏi nhưng không ngủ được?

    Thông thường, nếu cơ thể mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả thì buổi tối chỉ cần đặt lưng là bạn có thể dễ dàng chìm ngay vào giấc ngủ. Tuy nhiên, một số trường hợp, mệt mỏi nhưng nằm mãi mà không ngủ được, nguyên nhân có thể do:

    mệt mỏi nhưng không ngủ được

    Căng thẳng, lo âu, stress

    Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ, đặc biệt ở những người trẻ, người làm việc trí óc căng thẳng. Khi cơ thể rơi vào trạng thái lo âu, hệ thần kinh sẽ kích thích giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline.

    Những hormone nói trên giúp làm dịu hệ thần kinh. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có mất ngủ.

    Bên cạnh đó, khi căng thẳng, lo âu, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động mạnh mẽ, khiến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cao, cơ bắp căng cứng. Những thay đổi này khiến cơ thể khó đi vào trạng thái thư giãn cần thiết để ngủ ngon.

    Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

    Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính… khiến ức chế sản xuất melatonin. Sự thiếu hụt melatonin làm rối loạn chu kỳ ngủ thức của cơ thể; khiến bạn khó ngủ, ngủ không say giấc.

    Ngoài ra, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ còn có thể gây mỏi mắt, nhức đầu… Những nội dung tiếp nhận cũng có khả năng kích thích thần kinh, gây mất ngủ.

    Môi trường ngủ không phù hợp

    Các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, mùi hương… cũng có thể khiến bạn khó ngủ tuy cơ thể đang mệt mỏi. Giường đệm, chăn gối không phù hợp, quá cứng, không sạch sẽ cũng là cản trở đối với giấc ngủ.

    Đặc biệt, nếu bạn ngủ ở một không gian lạ, giường chiếu lạ… thì việc khó ngủ cũng là bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt khi quen dần hoặc khi trở về với không gian quen thuộc.

    Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

    Nếu bạn đang bị mệt mỏi nhưng không ngủ được, hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bản thân. Thói quen đi ngủ thất thường, hôm sớm hôm muộn cũng có thể khiến bạn khó ngủ.

    Ăn quá sát giờ đi ngủ dẫn đến bụng dạ ọc ạch; ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ gây kích ứng dạ dày. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến bạn phải thức dậy để đi tiểu… Những nguyên nhân trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ của bạn.

    Sử dụng chất kích thích như caffeine, nicotine, rượu bia

    Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn. Tuy nhiên, caffeine cũng có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thức dậy sớm hơn bình thường.

    Nicotine là chất kích thích có trong thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá điện tử. Nicotine có thể khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong đêm.

    Rượu bia có thể khiến bạn dễ ngủ hơn ban đầu. Tuy nhiên, rượu bia có thể khiến bạn ngủ không sâu giấc, thức dậy nhiều lần trong đêm và có những cơn ác mộng.

    Mệt mỏi nhưng không ngủ được do rối loạn giấc ngủ, trầm cảm…

    Mất ngủ kể cả lúc cơ thể đang rất mệt có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm… Khi giấc ngủ không được trọn vẹn, thời gian ngủ ít thì những bệnh lý trên càng trở nên trầm trọng.

    Xem thêm Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, tác hại, giải pháp điều trị hiệu quả

    2. Người mệt mỏi nhưng không ngủ được gây hậu quả gì?

    Khi mệt mỏi, ngoài việc ăn uống, ngủ một giấc thật ngon sẽ khiến cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi nhưng không ngủ được có thể gây ra những hệ lụy sau đây:

    • Gia tăng cảm giác mệt mỏi, uể oải hiện tại và kéo dài đến ngày hôm sau
    • Suy giảm khả năng tập trung, làm việc, tư duy, giảm trí nhớ
    • Dễ cáu gắt, buồn bực, tâm trạng bất an, đầu óc lơ mơ
    • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường, giảm thị lực…
    • Đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da dẻ khô sạm, quầng thâm ở mắt…
    • Tăng nguy cơ gặp phải các sự cố khi tham gia giao thông, vận hành máy móc…

    3. Khắc phục tình trạng mệt mỏi nhưng không ngủ được

    Để có được giấc ngủ ngon, xua tan cảm giác mệt mỏi, áp dụng ngay các phương pháp sau đây:

    bí quyết giúp ngủ ngon

    Thư giãn tinh thần

    Khi cơ thể ở trạng thái thư giãn, melatonin – hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ được sản xuất nhiều hơn. Đây là yếu tố cần thiết giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

    Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, bạn có thể dành 30 phút đọc sách trước khi đi ngủ. Nge nhạc, thiền, tắm nước ấm… cũng giúp mang lại tinh thần thư thái, sáng khoái.

    Tạo môi trường ngủ thoải mái

    Để có một giấc ngủ ngon, ngoài việc thư giãn tinh thần, bạn cũng cần tạo ra một môi trường ngủ thoải mái. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần lưu ý:

    • Ánh sáng: Phòng ngủ cần được trang bị hệ thống rèm che cản sáng tốt. Nên dùng đèn ngủ ánh sáng vàng, cam dịu nhẹ.
    • Âm thanh: Phòng ngủ cần được bố trí ở vị trí yên tĩnh hoặc có vách cách âm tốt. Có thể sử dụng bịt tai hoặc máy tạo tiếng ồn trắng để giảm tiếng ồn xung quanh.
    • Nhiệt độ: Phòng ngủ nên mát mẻ. Có thể dùng điều hòa, máy hút ẩm, quạt…; mặc đồ thoáng mát.
    • Giường nệm, chăn gối: Giường nên rộng rãi; nệm không quá cứng hoặc quá mềm; chăn gối thơm tho, sạch sẽ, mềm mại…

    Tránh sử dụng chất kích thích

    Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nên tránh sử dụng chúng để có một giấc ngủ ngon.

    Trong trường hợp muốn uống rượu bia, trà, cà phê, nên dùng cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ đồng hồ để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.

    Thường xuyên tập thể dục

    Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe; trong đó có cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vận động đều đặn giúp mang lại cảm giác hưng phấn, giúp giải tỏa căng thẳng.

    Ngoài ra, thể dục còn giúp tạo nhịp sinh học, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và thức dậy vào đúng giờ hơn; giảm nguy cơ mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như béo phì, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ…

    Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

    Về chế độ ăn, cần hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; hạn chế ăn sát giờ đi ngủ, ăn vặt hoặc ăn quá no. Nên uống đủ nước để cơ thể được thanh lọc, loại bỏ độc tố, từ đó giúp bạn dễ ngủ hơn. Uống nước ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ để tránh đi tiểu đêm.

    Về chế độ sinh hoạt, quan trọng nhất cần ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Ngoài ra, tránh ngủ trưa quá nhiều, tránh căng thẳng quá mức…

    Sử dụng thảo dược hỗ trợ an thần ngủ ngon

    Từ lâu, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc dân gian sử dụng các loại thảo dược tự nhiên tốt cho giấc ngủ. Trong đó phải kể đến các loại thảo dược sau:

    thảo dược an thần ngủ ngon

    • Tâm sen: tâm sen có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, dưỡng tâm, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Các thành phần Alkaloid, Asparagine, Vitamin B1, Flavonoid giúp tâm sen có được những công dụng trên.
    • Lạc tiên: Lạc tiên giúp làm dịu thần kinh, giảm bớt lo âu, căng thẳng, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, thảo dược này còn hỗ trợ giảm huyết áp, giảm đau…
    • Nữ lang: Tên gọi khác là cỏ mèo. Đây là thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền để hỗ trợ cải thiện các vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ. Nữ lang được đánh giá cao bởi hiệu quả an thần, an toàn và ít tác dụng phụ.

    Như vậy, mệt mỏi những không ngủ được có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại kết quả, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      9 nguyên nhân gây thức giấc giữa đêm – Làm gì để ngủ ngon đến sáng? 29/10/24
      Thức giấc giữa đêm làm gián đoán giấc ngủ, nếu không ngủ tiếp được sẽ gây mệt mỏi, ảnh hưởng…
      {Cảnh báo} 9 tác hại của thuốc ngủ khi lạm dụng, cái cuối nguy hiểm 05/04/24
      Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người giúp cơ thể lấy lại năng lượng sau một…
      Bị mất ngủ có sút cân không? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ 31/10/24
      Bị mất ngủ có sút cân không? Câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi, hiện nay không ít người…
      Đừng bỏ qua 5 cách dùng yến sào chữa mất ngủ 21/06/24
      Yến sào từ lâu đã sử dụng với tư cách một loại thực phẩm, một vị thuốc bổ dưỡng. Tuy…
      Xem thêm