Men gan cao: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Men gan cao: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    06/04/22

    Men gan cao ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa trong đời sống hiện đại. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, tắc đường mật, ung thư gan…

    4.8/5 - (87 bình chọn)

    1. Men gan cao là bệnh gì?

    Men gan bản chất là các enzyme xúc tác thực hiện phản ứng sinh học tại gan, giúp gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa các chất, gồm:

    • Alanine transaminase (ALT)
    • Aspartate transaminase (AST)
    • Gamma-glutamyl transferase (GGT)
    • Phosphatase kiềm (ALP) có mặt ở tất cả các mô của cơ thể nhưng đặc biệt tập trung ở gan, ống mật, thận, xương và ở nhau thai của phụ nữ có thai.

    Thông thường, khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, từ đó một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 35UI/L. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho tế bào gan bị phá hủy nhiều hơn làm nồng độ men gan tăng cao.

    Theo các chuyên gia y tế, men gan tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang hoạt động không bình thường. Tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ giải phóng các enzyme vào máu, xét nghiệm máu sẽ phát hiện ra.

    Men gan cao

    2. Phân chia mức độ men gan tăng cao

    Men gan tăng cao được chia thành 3 mức độ, cụ thể:

    • Mức độ nhẹ: Chỉ số men gan tăng cao <5 lần so với mức bình thường cho phép.
    • Mức độ trung bình: Chỉ số men gan tăng cao gấp 5 – 10 lần so với mức bình thường.
    • Mức độ nặng: Chỉ số men gan tăng hơn 10 lần so với mức bình thường.

    3. Nguyên nhân men gan tăng cao

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến men gan tăng cao trong máu, trong đó, phổ biến là:

    3.1. Do bệnh gan nhiễm mỡ

    Theo Medicalnewstoday, gan nhiễm mỡ là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tăng men gan. Nghiên cứu cho thấy, có tới 25 – 51% những người bị tăng men gan có tình trạng này.

    Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan chiếm hơn 5% trọng lượng gan. Nguyên nhân của sự tích tụ này là do uống nhiều rượu bia (gan nhiễm mỡ do rượu) hoặc thường xuyên sử dụng dầu mỡ, thực phẩm giàu Cholesterol (gan nhiễm mỡ không do rượu).

    3.2. Do viêm gan virus

    5 loại virus gây viêm gan như: viêm gan A, B, C, D, E xâm nhập vào cơ thể sẽ hủy hoại tế bào gan, dẫn đến tổn thương gan. Thêm nữa, virus viêm gan B và C vừa có khả năng gây viêm gan cấp tính và mạn tính, vừa tăng nguy cơ gây ung thư gan và xơ gan.

    3.3. Tăng men gan do tác dụng phụ của thuốc tây

    Một nguyên nhân phổ biến gây tăng men gan ở người Việt là thói quen sử dụng thuốc không hợp lý, đặc biệt là thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm… không theo đơn bác sĩ.

    Theo các chuyên gia y tế, những loại thuốc này đều được chuyển hóa tại gan. Khi tự ý sử dụng hoặc uống thuốc dài ngày sẽ khiến cho gan bị quá tải, theo thời gian sẽ gây tổn thương cho gan làm tăng men gan.

    Lạm dụng thuốc tây cũng là nguyên nhân khiến men gan cao

    Lạm dụng thuốc tây cũng là nguyên nhân khiến men gan tăng cao

    3.4. Chế độ ăn uống không hợp lý

    Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan. Tăng men gan còn là nguyên nhân do hấp thụ 1 phần độc tố trong thực phẩm.

    Dung nạp những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, dư thừa lượng thuốc bảo vệ… khiến cho gan phải hoạt động nhiều để đào thải độc tố. Từ đó, tế bào gan bị hủy hoại và tổn thương gây tăng men gan, thậm chí là viêm gan và ung thư gan.

    3.5. Nguyên nhân men gan cao do bị sốt xuất huyết

    Tăng men gan là tình trạng phổ biến ở những người bị sốt xuất huyết. Theo thống kê, có tới 65% người nhiễm sốt xuất huyết bị tăng men gan. Tình trạng này có thể từ nhẹ đến nặng và liên quan tới số lượng virus Dengue gây ra. Cụ thể như virus làm tổn thương trực tiếp tế bào gan, hoại tử tế bào gan, gia tăng nồng độ các yếu tố viêm như Interleukin giải phóng trong gan, phản ứng miễn dịch cơ thể… gây tăng men gan.

    Ngoài ra, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamon tại nhà. Việc sử dụng không đúng liều lượng và lạm dụng có thể gây ra tình trạng tăng men gan.

    Sốt xuất huyết cũng là nguyên nhân gây tăng men gan

    Sốt xuất huyết cũng là nguyên nhân gây tăng men gan

    3.6. Do mắc phải các bệnh lý

    Trong trường hợp mắc các bệnh lý như: suy tim, viêm tụy, đái tháo đường, bệnh bạch cầu đơn nhân, rối loạn chất sắt… cũng là nguyên nhân khiến men gan tăng cao.

    >> Lắng nghe PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai về nguyên nhân tăng men gan cao:

    4. Triệu chứng men gan tăng cao

    Thông thường, nếu men gan tăng cao gấp 1 – 2 lần so với giới hạn cho phép thì chưa có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu men gan tăng cao gấp 4, 5 lần thì người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện sau:

    4.1. Ngứa ngáy trên da

    Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất khi men gan tăng cao là mẩn ngứa da. Biểu hiện có thể ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng phụ thuộc vào nồng độ men gan.

    Tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da là do gan chứa nhiều độc tố và không thể đào thải hết khiến chúng tích tụ lại, gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến ngứa.

    4.2. Cảm thấy mệt mỏi

    Hầu hết những người bị men gan tăng cao đều có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, không tập trung làm việc. Triệu chứng này gần giống với biểu hiện mệt mỏi thường ngày nên rất dễ bị bỏ qua.

    Nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi là do gan không đào thải hết độc tố trong cơ thể cộng với chức năng gan suy giảm khiến nhiệm vụ chuyển hóa chất dinh dưỡng của gan kém. Từ đó, cơ thể bị thiếu năng lượng dẫn đến uể oải, khó chịu.

    Nhận biết dấu hiệu men gan cao

    Nhận biết dấu hiệu men gan tăng cao

    4.3. Rối loạn tiêu hóa

    Bên cạnh triệu chứng mệt mỏi, người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái chán ăn, ăn uống không ngon miệng, hay bị buồn nôn. Trường hợp men gan tăng cao còn khiến người bệnh có triệu chứng chướng bụng nhẹ.

    4.4. Vàng da

    Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu dễ nhận biết bằng mắt thường khi men gan tăng cao. Tuy nhiên, biểu hiện này chỉ nhận thấy ở những trường hợp men gan tăng cao hơn 5 lần so với bình thường.

    Nguyên nhân khiến vàng da là do gan không chuyển hóa và đào thải được sắc tố mật bilirubin, chúng được giải phóng vào máu. Không chỉ có vàng da, vàng mắt và kể cả móng tay cũng chuyển sang màu vàng.

    >>>Vàng da – Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

    4.5. Phân có màu nhạt

    Men gan cao thường gây ra tình trạng tắc mật. Tắc mật làm bilirubin không đi được vào đường tiêu hóa và thải qua đường nước tiểu nên gây ra hiện tượng phân bạc màu, nước tiểu có màu sẫm.

    Ngoài ra, ở một vài trường hợp men gan tăng cao còn xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, đau hạ sườn phải… Khi xuất hiện một trong các biểu hiện trên, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

    5. Men gan cao có lây không?

    Theo các chuyên gia y tế, tình trạng men gan không có đặc tính lây nhiễm. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng nếu tiếp xúc gần với người bị men gan tăng cao.

    Tuy nhiên, nhiều thống kê cho thấy men gan cao có tính chất di truyền giữa các thế hệ gia đình. Tức là nếu ông bà, bố mẹ bạn bị men gan cao thì khả năng bạn cũng gặp phải tình trạng này cao hơn so với người bình thường.

    Men gan cao có lây không?

    Thắc mắc của nhiều người bệnh về câu hỏi này

    6. Men gan tăng cao có nguy hiểm không?

    Đây là câu hỏi nhiều người bệnh thắc mắc khi nhắc tới tình trạng tăng men gan. Theo các chuyên gia y tế, men gan tăng cao không phải đơn thuần là chỉ số tăng, giảm mà đánh giá tình trạng gan đang bị tổn thương ở mức độ nào.

    Nhiều người bị mắc phải tình trạng này nhưng triệu chứng không rõ ràng, chưa có ảnh hưởng gì tới sức khỏe thì chủ quan. Đây thực sự là quan điểm sai lầm, bởi khi tình trạng này kéo dài và không được cải thiện kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy, cụ thể:

    6.1. Giảm tuổi thọ

    Theo một vài nghiên cứu, men gan cao dự báo sẽ giảm dần tuổi thọ, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 – 78%. Cụ thể, AST cao gấp đôi làm tăng nguy cơ tử vong lên đến 32%, tăng gấp 3 lần thì nguy cơ tử vong tương ứng với 78%.

    Biến chứng nguy hiểm của men gan cao

    Men gan tăng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

    6.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính

    Tăng men gan theo thời gian sẽ làm tổn thương gan, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về gan như: viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

    7. Cách xử trí khi men gan cao

    Để hạ men gan cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, nguyên nhân gây ra để có phương pháp điều trị phù hợp.

    Những trường hợp men gan cao do viêm gan virus, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị với các loại thuốc kháng virus để ngăn chặn virus hoạt động, từ đó làm hạ men gan và cải thiện sức khỏe lá gan.

    Trường hợp men gan tăng do lạm dụng rượu bia thì người bệnh cần phải loại bỏ đồ uống này. Đồng thời, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng cường phục hồi chức năng gan.

    Ngoài ra, với những trường hợp men gan tăng cao do chế độ ăn uống, người bệnh cần phải thay đổi dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện sức khỏe lá gan.

    7.1. Thuốc tây chữa men gan cao

    Men gan cao nên uống thuốc gì? Theo chuyên gia y tế, hiện tại vẫn chưa có loại thuốc tây nào đặc trị men gan cao đúng nghĩa. Các loại thuốc bác sĩ kê đơn hiện nay chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng, thuốc kháng virus (với trường hợp men gan cao do viêm gan virus), thuốc giải độc gan…

    *Lưu ý: Những loại thuốc tây điều trị men gan cao phải được sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý mua hoặc sử dụng vô tội vạ. Điều này không những không cải thiện tình trạng men gan tăng mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

    7.2. Thuốc nam điều trị men gan cao

    Các bài thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng bởi có ưu điểm an toàn, hiệu quả.

    7.2.1. Bài thuốc cây cà gai leo

    Theo Đông y, cà gai leo có tác dụng hạ men gan, mát gan, giải độc gan và bảo vệ gan. Đặc biệt, Y học hiện đại cũng chỉ ra trong dược liệu chứa hoạt chất Sonalum Hainanence Hance Solanaceae có tác dụng ức chế sự phát triển virus viêm gan B, giảm xơ gan, viêm gan.

    Cách thực hiện:

    • Sử dụng 35g Cà gai leo khô cho vào nồi cùng với 1 lít nước.
    • Đun sôi lửa vừa, đun cho tới khi lượng nước cô đặc lại còn 300ml.
    • Lọc lấy phần nước sắc được, chia thành 3 phần nhỏ uống hết trong ngày.
    Cà gai leo - Vị thuốc tốt cho những người bị men gan cao, viêm gan

    Cà gai leo – Vị thuốc tốt cho những người bị men gan tăng, viêm gan

    7.2.2. Bài thuốc hạ men gan từ Actiso

    Theo Đông y, Actiso có tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu nên được áp dụng trong các bài thuốc chữa bệnh gan.

    Y học hiện đại đã nghiên cứu và phân tích trong Actiso chứa cynarin và silymarin hỗ trợ phục hồi tế bào gan, loại bỏ độc tố trong gan hiệu quả.

    Cách sử dụng:

    • Sử dụng một nhúm cây Actiso khô cho vào cốc nước sôi khoảng 100ml để hãm như nước trà.
    • Bỏ phần bã và chỉ sử dụng nước Actiso.
    • Mỗi ngày uống 1-2 ly để thanh nhiệt, giải độc và hạ men gan cao.

    7.2.3. Cây Kế sữa

    Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong cây Kế sữa có chứa hoạt chất Silymarin giúp ngăn ngừa chất độc hại làm tổn thương tế bào gan, ảnh hưởng chức năng gan.

    Cách thực hiện:

    • Sử dụng 200g dược liệu, rửa sạch, để ráo nước.
    • Tiếp đến cho vào nồi cùng với 1 lít nước và tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ.
    • Chắt lấy phần nước, lọc bỏ bã.
    • Sử dụng nước thuốc uống hàng ngày như uống trà.

    Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam từ cây nhọ nồi, cây chó đẻ, cây nhân trần…

    8. Cách phòng ngừa men gan cao

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng ngừa men gan tăng, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để bảo vệ tốt lá gan.

    • Bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, trái cây, ăn uống đa dạng, giàu dinh dưỡng.
    • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thuốc lào;
    • Giảm bớt mỡ động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng… trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
    • Dành thời gian luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với các môn thể thao như: đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội…
    • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya.
    • Tránh tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
    • Với những người béo phì, thừa cân nên thực hiện chế độ giảm cân khoa học, lành mạnh.

    Kết luận chung

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng men gan tăng. Mặc dù chưa gây nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này thể để lại hậu quả nặng nề cho gan nói riêng, sức khỏe cơ thể nói chung. Vì vậy, mỗi người nên chủ động thăm khám sức khỏe lá gan thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời.

    Nếu còn băn khoăn nào về tình trạng men gan tăng cao cũng như muốn được giải đáp thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    8 bình luận cho “Men gan cao: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”

    1. Bình viết:

      Tôi bị men gan cao, BS chỉ định cho tôi uống thuốc tây tên thuốc là Ricovit 300g ngày 1v vào giờ cố định . vậy xin hỏi thuốc này có hiệu quả không ạ và khi uống thuốc này có tác dụng phụ nhiếu ko ạ?

      • Chào bạn Bình, Thuốc Ricovir 300mg (Tenofovir disoproxil) được chỉ định trong trường hợp viêm gan virus B và bạn nên tuân thủ uống đúng giờ, đúng liều, đúng loại và tái khám đúng hẹn để quá trình điều trị đạt hiệu quả. Tác dụng phụ theo báo cáo của nhà sản xuất tùy thuốc vào cơ địa mỗi người, bác sĩ chỉ định chắc cũng đã phân tích lợi ích và nguy cơ cho bạn. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên theo dõi chức năng thận, xương và lắng nghe cơ thể mình có những phản ứng bất thường gì không để báo lại với bác sĩ đang phụ trách điều trị bạn, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Phạm trung Hiếu viết:

      Trước đây em bị viêm gan nhiều năm rồi nhưng không uống gì. Gần đây em hay mệt, ngủ không ngon, ăn uống không ngon miệng, khô miệng, đi khám men gan tăng rất cao có cách nào cải thiện không?

      • Chào bạn, gan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tham gia quá trình chuyển hóa thức ăn, đào thải độc tố, sản xuất mật…nên khi viêm gan, chức năng gan suy giảm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa, ăn uống, thải độc…khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu…và chỉ số men gan cao cho thấy các tế bào gan đang bị tổn thương nhiều hơn.
        Để cải thiện tình trạng, bạn cần giảm tình trạng viêm bằng việc ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học, tránh các yếu tố gây hại cho gan như rượu bia, chất kích thích…đồng thời hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan bằng các sản phẩm thảo dược để tế bào gan phục hồi và giảm các triệu chứng do chức năng gan kém gây ra. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra thăm khám và theo dõi để kiểm soát tình trạng có hướng xử lý tốt nhất.
        Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn cụ thể
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    3. Thùy Đinh viết:

      Tôi đi khám bác sĩ bảo gan nhiễm mỡ, men gan cao, tôi uống giảo cổ lam được không

      • Chào bạn, giảo cố lam là thảo dược tốt cho gan được biết đến với nhiều công dụng như:
        – Tăng cường chức năng gan, giải độc gan, hạ men gan
        – Bảo vệ tế bào gan chống lại tác hại của độc chất
        – Cải thiện tình trạng viêm gan
        – Giúp giảm mỡ máu, mỡ gan, ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ.
        Vì vậy, bạn có thể sử dụng thảo dược hoặc các sản phẩm có chứa thành phần này để hỗ trợ cải thiện vấn đề của mình
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Trung Thành viết:

      Tôi uống cái bổ gan tâm bình sau 2 tháng khám lại men gan bình thường rồi đó

      • Cảm ơn chia sẻ của bạn, trong quá trình dùng bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để sức khỏe được tốt hơn nhé
        Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ trực tiếp nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thực hư nước chanh sả gừng giải độc gan? Thực hiện sao cho hiệu quả? 02/11/23
      Nước chanh sả gừng giải độc gan có đúng hay không và cách thực hiện thế nào để đạt hiệu…
      Suy giảm chức năng gan nên ăn gì kiêng gì? 5 thực phẩm cực hại gan 03/02/23
      Dinh dưỡng và chức năng gan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Biết được suy giảm chức năng…
      Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở 24/04/23
      Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở là điều mà không ít người quan tâm sau mỗi cuộc nhậu.…
      Giải đáp nổi mề đay có được nằm quạt không và cách dùng đúng 24/02/22
      Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi nổi mề đay có được nằm quạt không…
      Xem thêm