Viêm da dị ứng tắm lá gì? Tham khảo 10 + 1 loại lá {RẺ TIỀN, HIỆU QUẢ}
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Viêm da dị ứng tắm lá gì? Tham khảo 10 + 1 loại lá {RẺ TIỀN, HIỆU QUẢ}

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    07/08/23

    Viêm da dị ứng tắm lá gì luôn là phương pháp được nhiều người quan tâm khi bị dị ứng, mẩn ngứa. Bởi, cách điều trị này đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng và muốn tìm loại lá tắm để cải thiện, đừng bỏ qua bài viết này.

    5/5 - (6 bình chọn)

    1. Viêm da dị ứng tắm lá gì? Thử ngay 11 loại lá “cây nhà lá vườn” nhưng cực hiệu quả

    1.1. Viêm da dị ứng tắm lá gì? Dùng lá khế

    Nếu hỏi viêm da dị ứng nên tắm lá gì, chắc hẳn bạn sẽ được nhận nhiều lời khuyên từ lá khế. Vì sao vậy?

    Lá khế trong Y học cổ truyền là dược liệu có tính hàn, vị chua, giúp kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, từ xa xưa dân gian ta đã biết sử dụng lá khế kết hợp với muối hạt để tăng khả năng sát khuẩn, giảm mẩn ngứa cho da.

    Theo kết quả nghiên cứu, lá khế có chứa flavonoid, triterpene, steroid… đây là hợp chất chống oxy hóa, kháng viêm, làm lành vết thương. Vì vậy, sử dụng lá khế được xem là mẹo chữa viêm da dị ứng hiệu quả.

    Cách thực hiện với lá khế như sau:

    • Rửa sạch lá khế với muối loãng, để ráo nước.
    • Tiếp theo, bạn đun sôi chừng 2,5l nước với nắm lá khế và 1 thìa muối hạt.
    • Đổ nước ra thau, thêm nước lạnh vào để pha thành nước ấm.
    • Dùng nước này ngâm mình, tắm trong 5 – 7 phút. Thực hiện liên tục 2-3 ngày sẽ thấy dị ứng trên da được cải thiện.

    viêm da dị ứng tắm lá gì

    Uống rượu bia hay bị mẩn ngứa, mề đay – Cách xử lý ra sao?

    Uống thuốc giải độc gan bị nổi mụn, ngứa do đâu? Cách khắc phục

    Bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi, hết khó chịu?

    1.2. Viêm da dị ứng, hãy tắm lá tía tô

    Không chỉ lá khế, lá tía tô cũng được nhiều người mách để cải thiện tình trạng viêm da dị ứng.

    Theo nghiên cứu, lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp cải thiện tình trạng sưng tấy ở da. Vì vậy, việc tắm nước lá tía tô giúp giảm triệu chứng sưng đỏ, khó chịu, ngứa ngáy trên da.

    Cách thực hiện với lá tía tô như sau:

    • Ngâm và rửa sạch lá tía tô với muối loãng.
    • Đun sôi lá cùng 3 lít nước, 1 thìa muối hột, nấu sôi chừng 5 phút.
    • Sau đó, bạn pha thêm nước lạnh ở mức ấm rồi tắm. Có thể dùng bã tía tô chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng.

    1.3. Thử lá trà xanh

    Bị viêm da dị ứng tắm gì nhanh khỏi? Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết tắm lá gì thì hãy thử ngay với trà xanh.

    Theo Y học hiện đại, lá trà xanh có nhiều công dụng như giảm viêm, giảm ngứa, phục hồi tổn thương da. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa vitamin C dồi dào, tăng tốc độ tái tạo tế bào mới trên da. Vì vậy, lá trà xanh được các chuyên gia đánh giá cao về an toàn, hiệu quả trong điều trị viêm da dị ứng.

    Cách thực hiện với lá trà xanh như sau:

    • Dùng 100g lá trà xanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng.
    • Tiếp theo, bạn cho 2,5 lít nước và trà xanh vào nấu sôi chừng 10 phút.
    • Sau đó, đổ nước trà xanh ra chậu, để nguội hoặc pha với nước lạnh rồi tắm.
    • Bạn cũng có thể sử dụng nước trà xanh nấu để uống, trong uống, ngoài tắm kết hợp sẽ sớm cải thiện tình trạng viêm da dị ứng.
    Nước trà xanh - Bài thuốc chữa viêm da dị ứng hiệu quả

    Nước trà xanh – Bài thuốc chữa viêm da dị ứng hiệu quả

    1.4. Viêm da dị ứng tắm lá gì? Dùng lá sài đất

    Từ bao đời nay, lá sài đất nổi tiếng là vị thuốc chống viêm tự nhiên, an toàn. Dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y để điều trị các bệnh về da liễu.

    Với sài đất, bạn có thể áp dụng như sau:

    • Đầu tiên, chuẩn bị 100g cây sài đất tươi.
    • Sau đó, rửa sạch với nước muối, để ráo nước.
    • Đun sôi 2 lít nước với lá sài đất cho tới khi nước chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
    • Dùng nước lá sài đất tắm kết hợp với rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 lần cho tới khi chấm dứt viêm da dị ứng.

    Không chỉ cải thiện tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, lá sài đất còn giúp làm mát, trị rôm sảy. Vì vậy, vị thuốc này được dân gian sử dụng tắm cho trẻ nhỏ thường xuyên.

    1.5. Nấu nước lá kinh giới

    Kinh giới cũng là một trong những loại lá tắm được sử dụng phổ biến để điều trị viêm da dị ứng. Theo nghiên cứu, thảo dược này giúp điều trị côn trùng cắn, giảm viêm ngứa, cải thiện tình trạng tổn thương da.

    Cách thực hiện:

    • Dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng chừng 15 phút.
    • Cho lá kinh giới vào máy sinh tố xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt hòa với chậu nước ấm.
    • Dùng nước này tắm 2- 3 lần/tuần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

    1.6. Tắm nước lá trầu không chữa dị ứng da

    Lá trầu không là thảo dược không thể thiếu với những người bị viêm da dị ứng. Bởi, theo nghiên cứu, lá trầu không có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, sát khuẩn da rất tốt.

    Cách thực hiện với lá trầu không như sau:

    • Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng chừng 10 phút.
    • Tiếp theo, cho trầu không vào nồi, vò nát sau đó thêm 2 lít nước vào đun sôi.
    • Đun chừng 5 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha với nước cho ấm để tắm.

    Lá trầu không chữa viêm da dị ứng

    */Lưu ý: Lá trầu không khá nóng, người bệnh chỉ dùng lượng vừa phải.

    1.7. Tắm nước lá bàng non chữa dị ứng da

    Trong danh sách loại nước tắm chữa viêm da dị ứng không thể thiếu lá bàng non. Y học đã nghiên cứu, trong lá vàng non chứa hoạt chất tannin cao có đặc tính phục hồi tổn thương da, làm mẩn ngứa, kháng khuẩn. Đồng thời, lá bàng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân gây dị ứng.

    Cách thực hiện:

    • Dùng 10 lá bàng non và muối hạt.
    • Rửa sạch lá bàng non nhiều lần, sau đó ngâm với nước muối pha loãng.
    • Tiếp theo, bạn cho lá bàng vào đun sôi chừng 2 lít nước.
    • Sau đó đổ nước ra chậu, thêm nước lạnh vào để tắm.
    • Tắm 2 -3 lần/ tuần sẽ thấy dị ứng da được cải thiện.

    1.8. Hái lá tre nấu nước tắm

    Nhiều người sẽ ngạc nhiên vì không biết lá tre có tác dụng tốt trong điều trị viêm da dị ứng. Nghiên cứu đã chỉ ra, lá tre có tác dụng kích thích bài tiết mồ hôi, làm thông thoáng lỗ chân lông. Đặc tính sát trùng của lá tre cũng giúp cải thiện sưng viêm, giảm ngứa ngáy da. Vì vậy, bạn có thể tham khảo mẹo chữa dị ứng da với lá tre.

    Cách thực hiện với lá tre như sau:

    • Hái 100g lá tre tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
    • Tiếp theo, bạn đun sôi khoảng 10 phút rồi vớt bỏ lá tre, để nước nguội.
    • Sau đó dùng nước này tắm, 3 lần/tuần sẽ thấy viêm da được cải thiện.
    Lá tre được nhiều người sử dụng để chữa viêm da dị ứng

    Lá tre được nhiều người sử dụng để chữa viêm da dị ứng

    1.9. Tắm nước lá ổi

    Thành phần tannin pyrogalic trong lá ổi có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm da. Tại các vùng nông thôn, lá ổi luôn sẵn trong vườn nhà và không phải tốn tiền mua.

    Bạn có thể áp dụng với lá ổi như sau:

    • Hái 10 – 15 lá ổi bánh tẻ, chọn loại không quá già cũng không quá non.
    • Sau đó bạn rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
    • Cho lá ổi cùng 2 lít nước vào nồi, đun chừng 10 phút thì tắt bếp để tannin hòa tan vào nước.
    • Dùng nước đun được pha với nước lạnh tắm hàng ngày, mỗi ngày một lần.

    1.10. Viêm da dị ứng tắm lá gì? Dùng lá diếp cá

    Lá diếp cá có đặc tính kháng sinh tự nhiên, có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm da dị dứng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng làm dịu cơn ngứa, bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng cho da.

    Cách thực hiện:

    • Hái một nắm lá rau diếp cá tươi, dùng cả phần thân cây.
    • Rửa sạch rau, ngâm với nước muối pha loãng.
    • Tiếp theo, bạn cho vào giã nát rau diếp cá rồi vắt lấy nước cốt.
    • Sau đó, cho nước rau diếp cá vào chậu pha với nước ấm để tắm.
    • Đều đặn hàng ngày tắm với nước rau diếp cá sẽ giúp da mịn, hết dị ứng, ngứa ngáy.
    Rau diếp cá có tính mát, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm

    Rau diếp cá có tính mát, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm

    1.11. Tắm nước lá đinh lăng

    Lá đinh lăng có tính mát, công dụng giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Ngoài ra, đinh lăng cũng được nhắc đến với công dụng phục hồi tổn thương da rất tốt.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá đinh lăng, lá huyết dụ, sau đó cho vào nồi thêm 2 lít nước để đun.
    • Nước sôi thì bạn vặn nhỏ, đun cho tới khi cạn một nửa thì tắt bếp.
    • Dùng nước này để uống hàng ngày.
    • Ngoài ra, bạn có thể đun sôi nước đinh lăng rồi pha với nước lạnh để tắm hàng ngày.

    2. Ưu, nhược điểm khi điều trị viêm da dị ứng bằng phương pháp tắm lá

    Phương pháp chữa bệnh nào cũng tồn tại ưu, nhược điểm của nó. Và phương pháp tắm lá cũng không ngoại trừ. Vì vậy, khi điều trị viêm da dị ứng bằng cách tắm lá, bạn nên đọc kĩ ưu, nhược điểm.

    Cụ thể:

    2.1. Ưu điểm

    • Phương pháp tắm lá giúp bạn tiết kiệm chi phí, vì những loại lá thường dễ tìm kiếm, có giá thành rẻ.
    • Phương pháp điều trị lành tính và dễ thực hiện tại nhà.

    2.2. Nhược điểm

    • Áp dụng các loại nước lá tắm kể trên chỉ có tác dụng giảm dị ứng, mẩn ngứa chứ không điều trị bệnh dứt điểm.
    • Khi áp dụng người bệnh cũng cần phải kiên trì thì mới có hiệu quả và chỉ phù hợp với những người bệnh nhẹ.
    • Trường hợp nặng thì nên thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ, tránh việc tắm lá khiến bệnh thêm nặng.

    3. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp tắm lá

    Khi áp dụng phương pháp tắm lá chữa viêm da dị ứng, bạn cần lưu ý những điều sau:

    • Phương pháp chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ, triệu chứng đơn giản. Khuyến khích người bệnh nên thăm khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
    • Các loại thảo dược trước khi dùng để chữa bệnh cần rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ tác nhân như vi khuẩn, nấm men, bụi bẩn… khi gây bệnh.
    • Trường hợp viêm da dị ứng bội nhiễm, tổn thương nặng hay có vết thương hở tránh thực hiện phương pháp này.
    • Sau khi tắm nước lá xong nên lau khô người rồi mới mặc quần áo. Khi mặc quần áo nên chọn rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh ma sát lên vùng da bị tổn thương.
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh thực phẩm dị ứng, đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá. Đồng thời, bổ sung nhiều nước, rau xanh, hoa quả tươi.
    • Tránh quá trình chữa bệnh bằng tắm lá, nếu phát sinh triệu chứng bất thường nên ngưng ngay và đến bệnh viện để thăm khám, xử lý kịp thời.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã tự trả lời cho mình câu hỏi viêm da dị ứng tắm lá gì. Tuy nhiên, cách này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không có khả năng thay thế biện pháp điều trị chuyên sâu. Vì vậy, người bệnh vẫn cần được thăm khám và điều trị theo chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nóng trong người nên uống vitamin gì? Bật mí 5 loại vitamin 28/10/22
      Nóng trong người nên uống vitamin gì có thể đã từng là thắc mắc của bạn khi tìm cách thoát…
      Khúng khéng – Dược liệu quý giúp giải độc, bảo vệ gan hiệu quả 07/01/22
      Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về Khúng khéng với tác dụng giải rượu, thanh nhiệt và bảo…
      Cảnh giác với 12 thói quen xấu có hại cho gan 25/07/22
      Một số thói quen hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tới gan mà bạn không hề hay biết. Việc…
      Xét nghiệm chức năng gan là gì? Các chỉ số quan trọng và lưu ý 26/09/24
      Xét nghiệm chức năng gan cần thiết cho việc đánh giá hoạt động của gan, tình trạng bệnh lý cũng…
      Xem thêm