Mất ngủ ở người trung niên: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Mất ngủ ở người trung niên: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    12/06/24

    Mất ngủ ở người trung niên là một trong những vấn đề sức khỏe được quan tâm đặc biệt. Mất ngủ kéo dài nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Hiện trạng mất ngủ ở người trung niên

    Tuổi trung niên được định nghĩa là giai đoạn nằm giữa tuổi trưởng thành và tuổi già. Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia tuổi trung niên thành 2 giai đoạn là tiền trung niên: từ 40-49 tuổi và trung niên: từ 50-64 tuổi.

    tình trạng mất ngủ ở người tuổi trung niên

    Theo báo cáo từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có đến 40% người ở độ tuổi 40-59 bị mất ngủ ít nhất 1 lần mỗi tháng. Trong đó, có nhiều trường hợp mất ngủ nặng, phải sử dụng thuốc điều trị mất ngủ và các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ khác.

    Cụ thể, trong độ tuổi từ 45 đến 64 tuổi, có đến 13% phụ nữ và 7,1% nam giới sử dụng thuốc ngủ và các biện pháp hỗ trợ an thần ngủ ngon khác. Trong khi đó, với những người trên 65 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc ngủ ở nam giới tăng cao, lên tới 10,1%, còn nữ giới là 13,5%.

    2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trung niên

    Tuổi trung niên là giai đoạn chuyển tiếp trong biểu đồ sức khỏe của con người. Đa phần ở độ tuổi này, chúng ta đều phải trải qua những vấn đề rắc rối về sức khỏe; trong đó bao gồm cả giấc ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trung niên:

    2.1 Thay đổi nội tiết tố

    Sự thay đổi hay rối loạn nội tiết tố ở cả nam và nữ đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhất là đối với phụ nữ. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở độ tuổi từ 45 trở đi.

    Melatonin, hormone điều hòa giấc ngủ, được sản xuất bởi tuyến tùng. Sự sụt giảm estrogenở nữ và testosterone ở nam có thể ảnh hưởng đến sản xuất melatonin; dẫn đến khó ngủ và ngủ không ngon giấc.

    Estrogen cũng có vai trò điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi mức estrogen giảm, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc duy trì nhiệt độ ổn định vào ban đêm, dẫn đến nóng bừng và đổ mồ hôi, khiến bạn khó ngủ.

    Xem thêm Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, tác hại và giải pháp điều trị hiệu quả

    2.2 Căng thẳng gây mất ngủ tuổi trung niên

    Ở tuổi trung niên, tuy con cái đã lớn nhưng đa phần mọi người vẫn có những nỗi lo riêng. Đặc biệt, đây là giai đoạn phải phấn đấu nhiều trong công việc để khẳng định bản thân, mong muốn có được chỗ đứng, sự nghiệp nhất định. Ngoài ra còn nhiều nỗi lo khác dẫn đến căng thẳng như: tài chính, việc học hành của con, đối nội đối ngoại…

    nguyên nhân gây mất ngủ tuổi trung niên

    Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol. Hormone này khiến việc sản xuất Melatonin bị ức chế; đồng thời kích thích hệ thần kinh, khiến bạn khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại.

    2.3 Trầm cảm

    Trầm cảm là vấn đề có liên quan mật thiết tới giấc ngủ. Theo thống kê, có đến 70% người trầm cảm bị mất ngủ. Người trung niên có nguy cơ bị trầm cảm do áp lực cuộc sống, tài chính, việc làm… Sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

    Khi mắc bệnh trầm cảm, não bộ sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, khiến bạn khó ngủ. Bên cạnh đó, các triệu chứng của trầm cảm như lo lắng, hoang tưởng, sợ hãi… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.

    2.4 Mắc các vấn đề về sức khỏe

    Khi bước vào độ tuổi trung niên, sức khỏe bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm. Bạn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, rối loạn tiền đình, đau nhức xương khớp, bệnh về tiêu hóa, gút…

    Khi mắc những bệnh kể trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu, đau nhức… gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngược lại, mất ngủ cũng có thể làm trầm trọng hơn những bệnh mắc phải.

    2.5 Sử dụng rượu bia, chất kích thích

    Ở độ tuổi trung niên, tác động của các chất kích thích lên hệ thần kinh càng rõ rệt hơn so với thời còn trẻ. Uống rượu bia, trà, cà phê… khiến não bộ bị kích thích; từ đó gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc; đặc biệt, nếu sử dụng những đồ uống trên vào buổi tối.

    2.6 Do tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn có thể gây mất ngủ. Điển hình như:

    • Thuốc cảm, thuốc dị ứng chứa chất pseudoephedrine
    • Thuốc giảm đau: ibuprofen và naproxen
    • Thuốc chống trầm cảm: fluoxetine (Prozac) và paroxetine (Paxil)
    • Thuốc chống co giật: phenobarbital (Luminal) và phenytoin (Dilantin)…

    2.7 Sinh hoạt thiếu khoa học gây mất ngủ tuổi trung niên

    Ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, ăn tối quá muộn… không những phổ biến ở người trẻ mà không ít những người trung niên cũng mắc phải. Thói quen này có thể khiến nhịp sinh học của cơ thể bị đảo lộn. Ăn tối muộn khiến dạ dày phải làm việc gây óc ách, khó chịu, không thể ngủ ngon.

    2.8 Các yếu tố bên ngoài tác động

    Một số yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như: tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, điều kiện phòng ngủ, chênh lệch múi giờ…

    3. Triệu chứng mất ngủ ở tuổi trung niên

    Nếu gặp phải một hoặc các triệu chứng dưới đây, bạn có thể đang gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ:

    • Khó ngủ vào ban đêm
    • Thức giấc nhiều lần trong đêm
    • Phải mất nhiều thời gian để ngủ lại sau khi thức giấc
    • Ngủ không sâu giấc

    Ngoài ra, người mất ngủ có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: mệ mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung, tâm trạng chán chường, hay cáu gắt…

    4. Mất ngủ ở tuổi trung niên gây hậu quả gì?

    Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng, nguyên nhân… mà mất ngủ có thể gây nên những ảnh hưởng khác nhau ở từng trường hợp. Dưới đây là một số hậu quả thường gặp nhất:

    • Gây mệt mỏi
    • Suy giảm chức năng hệ miễn dịch
    • Gây suy nhược thần kinh
    • Giảm khả năng tập trung và hiệu suất làm việc
    • Giảm chất lượng cuộc sống
    • Tăng nguy cơ tai nạn ở những người làm việc vận hành máy móc, lái xe…

    5. Khi nào phải đi khám bác sĩ?

    Mất ngủ ở người trung niên là tình trạng khá phổ biến, ai cũng có khả năng gặp phải. Nếu hiện tượng này chỉ thi thoảng xuất hiện do những nguyên nhân mà bản thân bạn có thể tự nhận biết được và kết thúc ngay sau đó thì có vấn đề gì đáng lo ngại.

    Tuy nhiên, nếu gặp phải các tình trạng sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:

    • Mất ngủ kéo dài: Mất ngủ thường xuyên hơn 3 tuần và tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
    • Mệt mỏi ban ngày: Mệt mỏi ngay cả sau khi đã ngủ đủ giấc.
    • Khó tập trung: Khó khăn trong việc tập trung vào công việc hoặc học tập do thiếu ngủ.
    • Thay đổi tâm trạng: Thường xuyên cáu kỉnh, lo lắng hoặc trầm cảm do thiếu ngủ.
    • Các vấn đề sức khỏe khác: Mất ngủ kèm theo các bệnh khác như bệnh tim, bệnh phổi hoặc bệnh tâm thần…

    6. Điều trị mất ngủ ở người trung niên

    Ở độ tuổi trung niên, đa phần sức khỏe đều có những biểu hiện suy giảm. Lúc này, mất ngủ càng ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, thể chất của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng.

    điều trị mất ngủ ở người trung niên

    6.1 Xây dựng lối sống khoa học

    Việc thiết lập lối sống khoa học không chỉ tốt cho giấc ngủ mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Hãy tập thể dục, thể thao hàng ngày nhưng cần tránh tập quá gần giờ đi ngủ.

    Hạn chế hoặc tốt nhất là không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Nếu bạn có thói quen uống trà hoặc cà phê, cũng không nên uống nhiều quá uống sát giờ đi ngủ.

    Lối sống khoa học không thể bỏ qua là thiết lập giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ cố định. Việc lặp đi lặp lại việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ khiến cơ thể dần quen với nhịp sinh học; từ đó dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

    Click xem thêmMất ngủ nên làm gì? 20 tuyệt chiêu giúp bạn ngủ ngon đến sáng

    6.2 Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

    Liệu pháp tâm lý có thể là một cách điều trị hiệu quả cho chứng mất ngủ, đặc biệt là khi nó kết hợp với các phương pháp điều trị khác như vệ sinh giấc ngủ và liệu pháp nhận thức hành vi. Dưới đây là một số loại liệu pháp tâm lý có thể giúp ích:

    • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp người bệnh xác định rõ và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi khiến khó ngủ.
    • Liệu pháp chánh niệm: Giúp bạn tập trung vào hiện tại, bỏ khỏi đầu những suy nghĩ, lo âu khiến bạn mất ngủ…

    6.3 Sử dụng thuốc

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc. Cụ thể là:

    • Thuốc ngủ chứa benzodiazepine
    • Thuốc ngủ không phải benzodiazepine
    • Thuốc chống trầm cảm
    • Thuốc an thần
    • Thuốc kháng Histamine…

    6.4 Sử dụng thảo dược hỗ trợ an thần, ngủ ngon ở người trung niên

    Theo Y học cổ truyền, mất ngủ ở người trung niên nguyên nhân có thể do thiếu huyết âm, thận âm hư, tâm huyết hư… Vì thế, các thảo dược sau đây có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ:

    thảo dược an thần ngủ ngon

    • Táo nhân: Táo nhân có vị ngọt, tính bình, có tác dụng an thần, dưỡng tâm, nhuận phế, ích tủy.
    • Lạc tiên: Lạc tiên chứa nhiều hoạt chất có tác dụng an thần, hạ huyết áp, lợi tiểu như: alcaloid, flavonoid, saponin,… Thảo dược này có tác dụng an thần, giúp thư giãn thần kinh, giảm lo âu, bồn chồn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
    • Viễn chí: Viễn chí được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để điều trị các chứng bệnh như mất ngủ, lo âu, suy nhược thần kinh, do chứa nhiều hoạt chất có tác dụng an thần, giảm đau.
    • Nữ lang: Thành phần quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid valerenic và các dẫn xuất valepotriates. Các chất này có tác dụng an thần, giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện giấc ngủ.

    Như vậy, mất ngủ tuổi trung niên là vấn đề thường gặp nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh. Nếu áp dụng những phương pháp chữa bệnh tại nhà không đạt hiệu quả, cần đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Yoga trị liệu mất ngủ – Áp dụng ngay 12 tư thế đơn giản, hiệu quả sau 07/10/23
      Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, mất tập trung. Đó là lý do nhiều người tìm đến yoga…
      Ngủ máy lạnh bị nhức đầu – Nguyên nhân và cách khắc phục 03/05/24
      Ngủ máy lạnh bị nhức đầu không phải là tình trạng hiếm gặp, khiến nhiều người “dị ứng” với thiết…
      Rối loạn lo âu nên ăn gì kiêng gì? Top 13+ loại đồ ăn, thức uống 15/01/24
      Gần đây chúng tôi có nhận được câu hỏi của chị Đỗ Hồng Ngọc (Sơn Tây, Hà Nội), chị băn…
      Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị 03/01/24
      Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, người thiếu sức sống… là những biểu hiện cảnh…
      Xem thêm