Khi chẳng may mắc phải bệnh gút, người bệnh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ, không chỉ trong ăn uống mà còn trong chế độ vận động hàng ngày. Mắc bệnh gút có nên đi bộ không là một trong những băn khoăn được bệnh nhân gút quan tâm.
1. Vai trò của vận động với người bệnh gout
Bệnh Gút hay còn gọi là bệnh thống phong. Đây là một dạng viêm khớp xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, lâu ngày kết tủa thành các urat tại khớp, gây nên các cơn gút cấp.
Khi bị gout, người bệnh cảm thấy đau nhức ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân, ngón tay, cổ chân, cổ tay… Nhiều người lầm tưởng rằng, để hạn chế các cơn đau thì nên giảm vận động, nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, vận động thường xuyên là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị của những bệnh nhân gút. Duy trì thể dục thể thao hợp lý giúp tăng cường lưu thông máu đến các khớp, tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của các khớp xương, cơ bắp xung quanh. Từ đó giảm đau nhức và nguy cơ tái phát bệnh.
Ngoài ra, chế độ vận động phù hợp còn giúp duy trì cân nặng ổn định, tăng cường sức khỏe tổng quát. Từ đó góp phần phòng chống, hạn chế các loại bệnh tật khác có thể phát sinh.
2. Mắc bệnh Gút có nên đi bộ không?
Như đã nói ở trên, đối với người bệnh gút, thường xuyên vận động mang lại nhiều lợi ích. Người bệnh cần lựa chọn hình thức vận động sao cho phù hợp. Đi bộ có tốt cho người bệnh gút không? Mời các bạn lắng nghe ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hằng.
Đi bộ là bộ môn thể thao vận động nhẹ nhàng phù hợp cho người bệnh gút. Việc đi lại thường xuyên sẽ giúp cho các khớp không bị đơ cứng, vẫn duy trì được độ linh hoạt và dẻo dai nhất định. Khi sự vận động này diễn ra đều đặn mỗi ngày, kết hợp điều trị tích cực, bệnh gút sẽ ít có cơ hội trở nặng, khả quan hơn có thể thuyên giảm đáng kể.
Đi bộ cũng là cách vận động toàn thân, giúp tiêu hao năng lượng tốt. Từ đó giúp cơ thể duy trì được chỉ số cân nặng phù hợp. Tránh tình trạng tăng cân hoặc béo phì, gây áp lực lên các khớp. Ngoài ra, khi người bệnh đi bộ nhẹ nhàng, máu lưu thông tốt hơn, giúp tăng nồng độ oxy trong máu. Đồng thời giảm căng thẳng cho người bệnh, giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.
>> Tìm hiểu nhanh: 5 cách cắt cơn đau gút cấp cực nhanh, cực hiệu quả
3. Người bị bệnh gout nên đi bộ như thế nào?
Bệnh nhân gút duy trì chế độ vận động bằng cách đi bộ mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên, để vận động này có tác động tích cực tới bệnh gút, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau đây:
- Duy trì việc đi bộ thường xuyên, hằng ngày nếu có thể
- Tuân thủ thời gian cho mỗi bài tập đi bộ không nên quá 30 phút / ngày
- Đi bộ vào buổi sáng sớm là lý tưởng nhất nếu điều kiện sức khỏe cho phép
- Khi cơn đau gút cấp diễn ra, bạn nên tạm thời ngừng lại việc đi bộ để cho khớp được nghỉ ngơi
- Trước khi đi bộ nên tiến hành xoa bóp các khớp xương nhẹ nhàng để khớp mềm ra, cho máu lưu thông tốt hơn trong khi vận động
- Chọn địa điểm đi bộ phù hợp, yên tĩnh, ít gồ ghề, ít người qua lại nhằm tránh nguy cơ va chạm dẫn tới chấn thương cho khớp
- Chú ý mặc đồ rộng rãi, vừa phải và thoải mái khi đi bộ
- Có thể mang theo gậy để phòng khi hụt chân hoặc tái phát cơn đau bất kỳ
- Dừng ngay việc đi bộ và ngồi nghỉ nếu có dấu hiệu mệt, khó thở, đau nhức nhẹ
- Tuyệt đối không được đi bộ với cường độ nhanh, mạnh và thời gian dài liên tục.
4. Lời khuyên từ chuyên gia cho người mắc bệnh gout
Muốn đạt hiệu quả tốt hơn cho các bài tập đi bộ, bệnh nhân gút có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ cho bạn những hướng dẫn chi tiết và khoa học hơn về bài tập đi bộ áp dụng cho bệnh nhân gút.
Ngoài ra, bạn nên quan tâm đến việc tìm cho mình hướng chữa bệnh tích cực và hiệu quả hơn. Có thể theo hướng tây y hoặc sử dụng Đông dược. Nhưng trước khi áp dụng phương pháp này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. Có một ghi nhớ quan trọng mà bệnh nhân gút không nên bỏ qua đó là điều trị bảo tồn theo hướng an toàn sẽ tốt hơn bất cứ phương pháp giảm đau nhanh nào khác.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh gút có nên đi bộ không? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, liên hệ ngay đến số tổng đài 0343 44 66 99 của chúng tôi.
>> Xem thêm:
- Kiểm chứng 8 cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam theo dân gian
- Axit uric cao ăn gì và kiêng gì để không “chạm trán” bệnh gút ?
- Chữa bệnh gout bằng lá tía tô, cả đời không lo đau gút
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Tôi bi gut một thời gian ,thường đau cổ chân toi tập luyện đi bộ bi dau trở lại năng hơn lúc đầu nguyen nhân ly do gì nho bac si một loi khuyen
Chào bạn, thông thường việc tập luyện các bài thể dục sẽ tùy thuộc vào tình hình thể trạng và mức độ mắc bệnh của mỗi người, một số trường hợp thoái hóa hoặc gout nặng tổn thương ở cổ chân thì nên dừng việc đi bộ tập thể dục vì có thể làm tăng áp lực đè nén lên các mặt sụn khớp bị tổn thương gây đau mạnh hơn.
Trong trường hợp này bạn có thể chuyển sang các bài tập như đi xe đạp, bơi để giảm gánh nặng lên phần cổ chân, bàn chân nhé. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý khi tập luyện: Không đi giày chật, nên khởi động xoa bóp cổ tay, chân nhẹ nhàng trước khi tập và không tập vào những lúc có cơn đau gout.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị gout mà cứ mỗi khi đi bộ là hai mũ bàn chân đỏ lên và đâu nhứt mong bác sĩ tư vấn
Chào bạn, đi bộ là hoạt động vận động nhẹ nhàng, tốt cho người bị gout. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên đi với tốc độ nhanh, mạnh và thời gian liên lục. Ngoài ra bạn nên chú ý chế độ ăn uống hợp lý và phương pháp điều trị phù hợp để hỗ trợ cải thiện. Bạn cũng nên đi kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh, theo dõi chỉ số acid uric để tránh các cơn gout cấp và tránh tình trạng tăng nặng của bệnh.
Nếu cần giải đáp bất cứ thắc mắc gì về bệnh gout, bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được tư vấn giải đáp nhé
Chúc bạn sức khỏe!
Khi khớp chớm bị đau thì phải đi bộ vào đừng sợ đau, nén thẳng vào cái khớp đau ấy như bình thường. Đi 1 lát nó sẽ mềm ra và khỏi.
Cảm ơn những chia sẻ của bạn, chúc bạn và gia đình sức khỏe!