Lười vận động đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối trong một bộ phận dân cư, đặc biệt là giới trẻ. Tình trạng này gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.
1. Lười vận động là gì?
Các nhà nhiên cứu thuộc Đại học Standford (Anh) đã đánh giá mức độ vận động được thu thập từ dữ liệu điện thoại thông minh của hơn 700.000 người tại 46 quốc gia. Theo đó, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có dân số lười vận động nhất thế giới.
Biểu hiện của lười vận động là thời gian dành cho vận động thể chất ít, thậm chí là rất ít. Phần lớn thời gian, bạn ở trong một không gian khép kín, ngồi, nằm lâu một chỗ để xem tivi, lướt điện thoại, làm việc bằng máy tính…
2. Nguyên nhân lười vận động
Nguyên nhân của thực trạng lười tập thể dục, ngại vận động phần lớn xuất phát từ đặc thù công việc, thói quen và quan điểm chủ quan.
2.1. Đặc thù công việc
Đặc thù công việc buộc bạn phải ngồi quá lâu một chỗ sẽ làm giảm thời gian vận động của bạn. Công việc điển hình nhất là nhân viên văn phòng. Việc tập trung làm việc khiến nhiều người quên mất phải đứng lên vận động.
2.2. Lười vận động do phụ thuộc vào công nghệ
Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi, máy móc, công nghệ hỗ trợ khiến bạn trở nên lười vận động hơn. Dĩ nhiên không thể phủ nhận sự phát triển của các phương tiện, thiết bị này giúp giải phóng sức lao động.
Lúc này, bạn lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô… ngay cả với cự li gần thay vì đi xe đạp hoặc đi bộ. Việc nhà cũng có thể được máy hút bụi tự động, máy rửa bát… làm thay. Điều này vô tình lấy mất đi cơ hội để bạn vận động trong ngày.
Thêm vào đó, nhiều người cũng lựa chọn giải trí bằng các thiết bị điện tử thay vì ra ngoài vận động. Đây chính là lời đáp cho câu hỏi tại sao giới trẻ lười tập thể dục. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một người ngồi hàng giờ đồng hồ với một chiếc điện thoại, máy tính bảng, laptop hay nằm dài trên giường để “cày” phim. Đặc biệt, trẻ em sớm tiếp xúc và sử dụng thiết bị điện tử thời gian dài trong ngày sẽ hình thành thói quen lười vận động từ bé.
2.3. Chủ quan với sức khỏe
Nguyên nhân này thường gặp phải ở những người trẻ tuổi. Ở độ tuổi này, nhiều bạn trẻ cho rằng mình có sức khỏe, sức đề kháng và miễn dịch tốt nên không cần quan tâm tới chăm sóc sức khỏe hiện tại. Vì vậy không mấy thiết tha với việc vận động, rèn luyện thể lực. Ngay cả khi cần giữ dáng, giảm cân thì nhiều bạn vẫn chọn ăn kiêng thay cho tập luyện.
- Xem thêm:
- Khớp vai kêu lục cục là bệnh gì? Cách phòng ngừa và điều trị
- Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang – Nên cẩn trọng với những dấu hiệu này!
- Khô khớp uống thuốc gì – Tổng hợp 8 loai thuốc tốt nhất năm 2023
3. Tác hại của lười vận động
Tình trạng này đem tới những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của việc lười tập thể dục, ngại vận động:
- Giảm sức bền: Người không thường xuyên vận động thường nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, thở dốc khi chạy, leo cầu thang, bê vác. Thường xuyên luyện tập sẽ gúp tăng sức khỏe tim mạch, phổi, giúp quá trình trao đổi khí, hấp thu oxy.
- Tăng cân, thừa cân, béo phì: Ngại vận động làm tăng nguy cơ tích tụ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Điều này còn kéo theo nguy cơ tăng huyết áp, đường huyết cao, bệnh tim mạch.
- Căng thẳng: Ít vận động sẽ khiến cơ thể tiết ra ít endorphin hơn. Đây là hormone giúp cải thiện tâm trạng, điều hòa căng thẳng. Stress kéo dài dễ dẫn tới các vấn đề về tinh thần như trầm cảm.
- Mất ngủ: Do năng lượng dư thừa không được giải phóng khiến não bộ ra lệnh cho cơ thể tiếp tục duy trì sự tỉnh táo.
- Làm chậm quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất trong cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính
4. Tác động của lười vận động đối với xương khớp
Việc lười vận động gây ra những tác động tiêu cực trực tiếp tới sức khỏe xương khớp.
- Làm giảm độ linh hoạt của xương khớp. Các động tác chạy, nhảy, vận động mạnh lúc này trở nên khó thực hiện hơn.
- Giảm tiết dịch khớp, cứng khớp, gây đau nhức xương khớp.
- Suy giảm mật độ xương do quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
- Cơ bắp bị suy yếu, giảm sức mạnh và khả năng chịu đựng. Lúc này cơ bắp sẽ không thể hỗ trợ một cách tốt nhất cho quá trình chuyển động của xương khớp.
- Tăng cân sẽ gây tăng áp lực lên xương khớp.
5. Cách cải thiện
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện thói quen xấu này bằng cách:
- Nếu công việc đòi hỏi bạn phải ngồi lâu thì hãy đặt chuông báo điện thoại nhắc nhở sau từ 45 – 60 phút ngồi làm việc. Mỗi lần như vậy hãy đứng dậy vận động nhẹ nhàng, pha một ly trà hay lấy một cốc nước…
- Trong sinh hoạt hãy tận dụng bất kỳ thời điểm nào để vận động như: đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ hoặc xe đạp ở phạm vi gần…
- Giải pháp cho người lười tập thể dục là rủ người thân, bạn bè cùng tập luyện hoặc tham gia các lớp, câu lạc bộ thể thao. Điều này sẽ giúp bạn tăng hứng thú, sự kiên trì trong luyện tập. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện môn thể theo yêu thích và tập vừa sức.
- Đối với trẻ em nên hình thành thói quen vận động, tập luyện càng sớm càng tốt. Bố mẹ nên khuyến khích và cùng con tham gia các hoạt động thể chất.
Hãy tăng cường vận động ngay từ bây giờ. Bởi vận động hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như có lợi cho xương khớp. Nếu cần thêm thông tin hãy chat trực tiếp.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.