Ai trong chúng ta cũng từng vài lần nghe khớp vai kêu lục cục. Có người chủ quan cho rằng đó là bình thường, nhưng cũng không ít người hoang mang, lo lắng. Sợ triệu chứng này cảnh báo bệnh lý về xương khớp. Như trường hợp của chị Lê Thị Tiến dưới đây.
Hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, công việc thường ngày là chăm con cây cảnh. Thời gian gần đây tôi thấy vai mình có biểu hiện lạ, mỗi lần xoay khớp vai kêu lục cục, thi thoảng có đau nhức nhưng không nhiều. Vậy cho tôi hỏi, biểu hiện của tôi là bệnh gì? Các phòng ngừa như thế nào? Rất mong được bác sĩ tư vấn.
(Lê Thị Tiến, Thanh Hóa)
Trả lời:
Chào chị Lê Thị Tiến, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Cám ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về.
Khô khớp là hiện tượng khớp không tiết dịch bôi trơn khiến cho khi vận động phát ra tiếng kêu lục cục hoặc răng rắc. Tuy nhiên, để biết chính xác xoay khớp vai kêu lục cục có phải là bệnh lý xương khớp hay không, người bệnh nên đến cơ sỏ y tế chuyên khoa để thăm khám. Ngoài ra, để rõ hơn về hiện tượng này, xin mời chị và độc giả tham khảo bài viết dưới đây qua sự thấm vấn của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng:
1. Khớp vai kêu lục cục do đâu?
Khớp vai là vị trí khớp có tần suất hoạt động thường xuyên. Do đó, khớp dễ bị hư hại, tổn thương và đau nhức khi tác động. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
1.1. Sụn khớp bị lão hóa
Ở người bình thường, khớp xương hoạt động trơn tru thì sẽ không phát ra âm thanh. Nhưng đến giai đoạn lão hóa, khớp xương bị ăn mòn, làm mỏng hoặc nứt mẻ do sự hồi phục khớp giảm. Mặt khác, lượng dịch tiếp ra ngày càng ít gây ra tình trạng khô khớp. Đây chính là nguyên nhân khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu lục cục.
1.2. Do gân bị tổn thương
Gân là bộ phận nằm giữa các cơ và xương. Trường hợp, chúng bị viêm nhiễm, sưng lên, cọ xát vào các khớp xương cũng phát ra tiếng kêu lục cục.
1.3. Khí gas thoát ra từ khớp bạn vận động
Khi vận động khớp vai, phần dịch khớp bôi trơn cũng chuyển động. Khi ấy, những bong bóng khí trong dịch khớp thoát ra ngoài, tạo ra tiếng kêu.
Căng cơ cũng là nguyên nhân khiến khí gas thoát ra. Bạn sẽ nhận ra điều này khi khớp xương bắt đầu phát ra tiếng kêu sau một thời gian tư thế bất động như thức dậy vào buổi sáng.
Tình trạng khớp vai kêu lục cục và đau thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này đang ngày càng phổ biến và có xu hướng ở người trẻ, người trung niên.
2. Khớp vai kêu lục cục cảnh báo bệnh lý gì?
Nếu bạn xuất hiện triệu chứng khớp vai kêu lục cục và đau thì cần đi thăm khám ngay, bởi có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý sau:
2.1. Viêm vùng khớp vai
Người cao tuổi, lao động nặng hoặc thường xuyên chơi thể thao với cường mạnh có nguy cơ bị đau khớp vai. Bạn không nên chủ quan, bởi hiện tượng này cảnh báo viêm vùng khớp vai.
2.2. Viêm khớp bả vai
Người bị viêm khớp bả vai thường có biểu hiện đau ở khu vực khớp bả vai, tuy nhiên vẫn có thể cử động được Khi xoay vai sẽ phát hiện âm thanh bất thường, có thể là rắc rắc hoặc lục cục. Đây là tình trạng cho thấy cơ vai bị mòn.
2.3. Thoái hóa khớp
Bệnh không chỉ phổ biến ở người già mà còn xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh lý phát sinh khi sụn khớp bị hư hại, bào mòn do quá trình lão hóa. Tình trạng hư hái và xơ hóa mô sun khớp có thể khiến cho khớp vận động khó khăn, cứng khớp, âm thanh phát ra khi cử động.
>>Xem thêm: Thoái hóa khớp vai – Nguyên nhân, cách giải quyết của bệnh
2.4. Gai khớp
Gai khớp vai là biến chứng thường gặp của thoái hóa khớp vai. Ở những vị trí sụn bị bào mòn, cơ thể có xu hướng tích tụ canxi nhằm bù lấp chỗ trống các mô sụn hư hại. Tình trạng này vô tình tạo ra gai xương, cản trở quá trình vận động. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau nhức mà còn khiến khớp kêu lục cục.
2.5. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là phong thấp, bệnh xương khớp tự miễn. Xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo kháng thể tấn công mô sụn. Giai đoạn nặng, bệnh gây cứng khớp, viêm sưng, đau nhức, các ổ khớp lỏng lẻo phát ra âm thành.
2.6. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương khiến cho xương xốp, giòn, dễ gãy. Bệnh này này cũng gây ra hiện tượng đau nhức và có âm thanh lục cục khi vận động.
Ngoài ra, khớp bả vai kêu lục cục có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch khớp…
3. Khớp vai kêu lục cục có nguy hiểm không?
Xoay khớp vai kêu lục cục là biểu hiện bệnh lý xương khớp. Nếu không được chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời, bạn có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Hỏng khớp vai
- Vôi hóa khớp vai
- Biến dạng khớp vai
- Tê liệt toàn bộ vai, cổ và lưng.
Vì vậy, khi có triệu chứng âm thanh bất thường ở khớp vai, nên chủ động thăm khám để sớm phát hiện và áp dụng phương pháp điều trị.
4. Phương pháp phòng và điều trị xoay khớp vai kêu lục cục
Khớp vai kêu lục cục chưa có biểu hiện đau nhức, người bệnh chưa vội dùng thuốc. Tham khảo ngay các gợi ý nhỏ phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dưới đây:
4.1. Tập thể dục thường xuyên
Tăng cường vận động khớp vai đúng cách bằng các bài tập thể dục, thể thao như: chạy bộ, kéo xà, bơi lội… Khi khớp vai vận động thường xuyên sẽ kích thích bao hoạt dịch, tăng cường hệ miễn dịch. Lúc này khớp vai sẽ hoạt động trơn tru, tránh bị khô, kêu lục cục.
Lưu ý: Trước khi chơi thể thao hoặc vận động nên khởi động thật kỹ để các khớp xương quen dần với vận động, tránh rủi ro xảy ra.
4.2. Ăn uống đủ chất
Để phòng tránh những loại bệnh về khớp xương, bạn nên cung cấp cho cơ thể thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B, K như: Cá biển, rau xanh, xương sụn động vật, canxi…
Như vậy, qua bài viết trên, chị Lê Thị Tiến cũng như độc giả đã nắm được cho mình hiện tượng khớp vai kêu lục cục là do đâu, biểu hiện của bệnh lý gì. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe để có phương pháp cải thiện kịp thời.
Xem thêm:
- Khô khớp uống thuốc gì – Rất có thể bạn đang có biểu hiện của khô khớp, xem ngay để biết
- Cứng khớp gối sau phẫu thuật phải làm sao?– Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý
- Chữa đau khớp gối bằng thảo dược– Rất phù hợp với người già
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.