Lipitor - Thuốc hạ mỡ máu: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Lipitor – Thuốc hạ mỡ máu: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    24/05/21

    Lipitor nằm trong nhóm thuốc hạ lipid máu, hoạt động theo cơ chế ức chế chất tổng hợp cholesterol HMG-CoA reductase. Vậy công dụng, cơ chế hoạt động cụ thể, cách dùng và có tác dụng phụ nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (467 bình chọn)

    1. Thuốc hạ mỡ máu giảm cholesterol Lipitor là gì?

    thuốc hạ mỡ máu lipitor là gì

    Lipitor nằm trong nhóm thuốc giúp giảm nồng độ lipid trong máu.

    Thuốc Lipitor là thuốc hạ mỡ máu, thành phần hoạt chất chủ yếu là Atorvastatin; viên dùng đường uống thường dùng dạng Atorvastatin Calcium. Đây là thuốc nằm trong nhóm điều trị mỡ máu statin thường dùng, giúp giảm cholesterol và chất béo xấu như cholesterol tỉ trọng thấp LDL và chất béo trung tính triglyceride. Từ đó làm giảm các phân tử mỡ trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa đột quỵ.

    Hiện nay có nhiều đơn vị sản xuất thuốc Lipitor như:

    • Thuốc Lipitor của Công ty sản xuất Pfizer Pharmaceuticals LLC (Mỹ), công ty đăng ký Pfizer Thailand Ltd.

    Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim

    Xem thêm

    Rối loạn lipid máu: Tất tần tật thông tin bạn cần biết

    2. Thành phần Lipitor

    Thành phần chính trong mỗi viên thuốc Lipitor:

    • Atorvastatin Calcium hàm lượng 10mg, 20mg, 40mg tùy thuộc theo nhà sản xuất
    • Tá dược: calcium carbonate, microcrystalline cellulose, lactose monohydrate, croscarmellose sodium, polysorbate 80, hydroxypropyl cellulose, magnesium stearate, Opadry White YS – 1 – 7040, Antifoam AF Emulsion Medical, candelilla Wax.

    3. Công dụng của thuốc giảm mỡ máu Lipitor

    Thuốc Lipitor đã được chứng minh lâm sàng giúp:

    • Giảm cholesterol xấu (LDL), triglyceride
    • Tăng cholesterol tốt (HDL).
    • Từ đó giảm biến chứng của mỡ máu cao như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

    Ngoài ra thuốc còn có 1 số tác dụng khác nhưng không dùng làm chỉ định cho người bệnh như: Giảm huyết áp, chống viêm, làm tăng mật độ xương.

    4. Hàm lượng

    hàm lương của thuốc lipitor

    Tùy thuộc vào liều lượng sử dụng mà được chia thành nhiều hàm lượng khác nhau.

    Tùy vào từng liều dùng và chỉ định dành cho người bị rối loạn lipid, thuốc Lipitor được chia thành 4 dạng hàm lượng Atorvastatin calcium:

    • Lipitor 10mg (tương ứng 10mg Atorvastatin)
    • Lipitor 20mg (tương ứng 20mg Atorvastatin)
    • Lipitor 40mg (tương ứng 40mg Atorvastatin)
    • Lipitor 80mg (tương ứng 80mg Atorvastatin)

    5. Cơ chế tác dụng

    Lipitor chứa thành phần Atorvastatin calcium, là chất ức chế enzyme khử 3-hydroxy 3-methylglutaryl-coenzyme A (HMG-CoA reductase) ở gan, đây là enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp cholesterol ở gan. Chính vì vậy Atorvastatin làm giảm cholesterol tại gan, giảm cholesterol toàn phần, LDL-C và VLDL-C trong huyết tương.  Thuốc cũng có khuynh hướng làm giảm nồng độ triglycerid và làm tăng HDL-C trong huyết tương.

    6. Liều dùng thuốc Lipitor

    Tùy theo từng đối tượng sẽ có liều dùng khác nhau. Liều lượng chung nằm trong khoảng từ 10-80mg/ngày. Liều khởi đầu và duy trì nên được cụ thể hóa cho từng bệnh nhân, dựa theo mức độ LDL ban đầu. Sau 2-4 tuần sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

    Liều dùng cho tăng cholesterol máu nguyên phát và tăng lipid máu hỗn hợp:

    • Liều khởi đầu: 10mg atorvastatin 1 lần mỗi ngày.
    • Điều trị từ 2-4 tuần.

    Liều dùng cho tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử:

    • Liều khởi đầu cho đến duy trì trong mức 10-80mg/ngày
    • Nên dùng atorvastatin như thuốc phối hợp với các liệu pháp hạ lipid khác hoặc sử dụng khi không còn liệu pháp nào khác.

    Trẻ bị rối loạn lipid máu:

    • Liều khởi đầu từ 10mg/ngày
    • Liều duy trì: 10-20mg/ngày tùy khả năng đáp ứng và dung nạp.

    Liều dùng cho người suy gan, suy thận:

    • Cân nhắc khi sử dụng đối với bệnh nhân suy gan. Bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều. Có thể áp dụng liều khởi đầu 10mg/ngày.

    Liều dùng cho người cao tuổi:

    • Có thể sử dụng liều bắt đầu từ 10mg đối với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét với các bệnh lý nền.

    Liều dùng khi phối hợp với các thuốc khác:

    • Trong trường hợp cần chỉ định phối hợp atorvastatin với cyclosporininc, liều dùng của atorvastatin không nên vượt quá 10mg/ngày.
    • Không dùng quá liều 20mg/ngày khi hết hợp với Amiodarone
    • Không dùng quá liều 20mg/ngày khi dùng phối hợp với darunavir _ ritonavir, fosamprenavir, fosamprenavir + ritonavir, saquinavir  ritonavir.
    • Không sử dụng quá 40mg/ngày khi dùng cùng nelfinavir.

    7. Chỉ định và chống chỉ định

    7.1. Chỉ định

    Lipitor được chỉ định trong trường hợp:

    • Là thuốc hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng trong điều trị với bệnh nhân bị tăng cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, apolipoprotein B và triglyceride
    • Muốn làm giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol ở các bệnh nhân có tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử
    • Dự phòng biến chứng tim mạch ở người có các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như:
      • Hút thuốc
      • Cao huyết áp
      • Đái tháo đường
      • HDL-C cholesterol thấp
    • Những bệnh nhân tiền sử gia đình có bệnh có bệnh mạch vành giai đoạn sớm
    • Trẻ từ 10-17 tuổi có chỉ số cholesterol toàn phần, LDL và apo B ở mức cao

    7.2. Chống chỉ định

    Chống chỉ định Lipitor với các bệnh nhân có:

    • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Bệnh gan tiến triển hay tăng dai dẳng
    • Có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú

    8. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu Lipitor

    tác dụng phụ của lipitor

    Lipitor thường gây tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…

    Lipitor nhìn chung dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường là nhẹ và thoáng qua. Một số tác dụng không mong muốn được thống kê như:

    Tác dụng phụ thường gặp:

    • Tiêu hóa: Ỉa chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng và buồn nôn, gặp ở khoảng 5 % bệnh nhân.
    • Thần kinh trung ương: Đau đầu (4 – 9 %), chóng mặt (3 – 5 %), nhìn mờ (1 – 2 %), mất ngủ, suy nhược.

    Các tác dụng phụ khác:

    • Rối loạn hệ cơ xương khớp và mô liên kết: đau cơ, yếu cơ, đau khớp, đau chi, đau xương, co cứng các khớp, sưng khớp.
    • Xét nghiệm: chức năng gan bất thường, tăng creatine phosphokinase huyết
    • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh: viêm mũi – họng
    • Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: tăng đường huyết
    • Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất: đau họng – thanh quản, chảy máu cam
    • Rối loạn hệ tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi

    Một số tác dụng phụ khác cũng được liệt kê như: viêm gan, tắc mật, mề đay, khó ở, sốt, bạch cầu trong nước tiểu trung tính.

    Tuy nhiên không phải ai cũng gặp tất cả các trường hợp trên. Tác dụng phụ không mong muốn còn phụ thuộc vào từng người bệnh, khả năng đáp ứng thuốc và cơ địa.

    9. Tương tác thuốc

    Khi sử dụng Lipitor nói chung và nhóm atorvastatin có thể gặp tương tác thuốc khi sử dụng chung cùng với một số thuốc và nhóm thuốc như:

    • Dùng với thuốc ức chế cytochrom P450 3A4: làm tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương, tăng nguy cơ tác dụng phụ.
    • Các thuốc ức chế vận chuyển: có thể làm tăng sinh khả dụng của atorvastatin
    • Erythromycin/Clarithromycin: tăng cao nồng độ atorvastatin trong huyết tương
    • Chất ức chế men protease: tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương
    • Các thuốc kháng acid chứa hydroxit nhôm và magie: giảm nồng độ huyết tương của atorvastatin
    • Kết hợp thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C: tăng nguy cơ tổn thương cơ như tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận, thậm chí tử vong
    • Có thể sử dụng đồng thời với thuốc chống tăng huyết áp và điều trị thay thế estrogen

    Do đó, khi được chỉ định điều trị bằng thuốc Lipitor, bạn nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để các bác sĩ đưa ra lời khuyên thích hợp.

    10. Thuốc Lipitor giá bao nhiêu? Mua ở đâu

    Lipitor là thuốc bán theo đơn, được chỉ định trong trường hợp các chỉ số mỡ máu tăng cao. Để tìm mua, bạn có thể tới các hiệu thuốc trong bệnh viện hoặc các nhà thuốc tư nhân. Lưu ý nên kiểm tra thành phần, hàm lượng, hạn sử dụng và bao bì cẩn thận để hạn chế rủi ro.

    Có nhiều đơn vị bán thuốc Lipitor nên mức giá có thể chênh lệch tùy theo giá bán buôn, bán lẻ hoặc đơn vị sản xuất.

    Giá bán:

    • Lipitor 10mg: ~ 435.000đ/hộp 30 viên (~14.500đ/viên)
    • Lipitor 20mg: ~ 16.000đ/viên
    • Lipitor 40mg: ~ 23.000đ/viên

    11. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lipitor

    Theo Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường, khi sử dụng các nhóm điều trị hạ mỡ máu nói chung và nhóm statin nói riêng, cần chú ý một số điểm sau:

    • Không nên uống quá liều quy định hoặc tự ý tăng hoặc giảm liều
    • Nếu quên liều nên bỏ qua và không dùng gấp đôi ở liều tiếp theo
    • Liệt kê các loại thuốc đang sử dụng
    • Tránh sử dụng các thực phẩm gây tương tác thuốc như nước ép bưởi hoặc các loại thực phẩm tăng nặng triệu chứng như đồ uống có cồn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo…
    • Uống đủ nước
    • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp
    • Tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi
    • Nếu có những triệu chứng bất thường nên dừng thuốc và thông báo cho người có chuyên môn.

    Trên đây là một số thông tin về thuốc trị mỡ máu Lipitor. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến mỡ máu cao, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu ăn được cá gì – 6 loại cá nên có trong thực đơn 25/05/21
      Mỡ máu ăn được cá gì nếu nằm trong danh sách những câu hỏi của bạn thì đừng bỏ lỡ…
      Gợi ý 9 kiểu thực đơn giảm cân cho người béo – Khoa học bền vững 14/06/21
      Thực đơn giảm cân cho người béo thế nào là khoa học và bền vững, có thể áp dụng mà…
      Mỡ máu có ăn được hải sản không? 90% người vẫn đang hiểu lầm! 24/05/21
      Ba tôi 65 tuổi, phát hiện ra bệnh mỡ máu cao vài năm nay, đã có kết hợp uống thuốc…
      Lá sen có công dụng gì? – Dược liệu dân gian chữa “bách bệnh” 16/04/21
      Nhiều người nghĩ rằng lá sen chỉ có tác dụng gói xôi, gói cốm mà không biết đây được xem…
      Xem tất cả bài viết