Gan nóng thận yếu không chỉ khiến các cơ quan này suy giảm chức năng mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục tình trạng trên.
1. Nguyên nhân gây gan nóng thận yếu?
Gan và thận là những cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu trong cơ thể con người. Vai trò chính của chúng là chuyển hóa và lọc bỏ những chất độc hại, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, theo thời gian, gan thận cũng phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nhiều người cảm giác gan nóng thận yếu nhưng không xác định được cụ thể đâu là nguyên nhân.
Theo các chuyên gia y tế, các nguyên nhân sau đây có thể gây suy giảm chức năng gan thận.
1.1 Sử dụng thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất
Các loại thực phẩm như rau, quả, thịt, cá… tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, chất bảo quản… khi đi vào cơ thể nếu ở một ngưỡng cho phép thì gan thận có thể đào thải được.
Tuy nhiên, thường xuyên ăn phải các thực phẩm bẩn như trên sẽ gây áp lực lớn lên gan thận; khiến gan nóng, thận yếu, thậm chí là suy gan thận.
1.2 Chế độ dinh dưỡng kém khoa học
Dung nạp quá nhiều đồ cay nóng, thức ăn chứa chất béo, đường, đồ uống ga… cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan thận. Ăn ít chất xơ, thiếu vitamin, khoáng chất cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh về gan thận.
1.3 Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất, phóng xạ… khiến gan thận phải tăng cường làm việc, chuyển hóa và đào thải. Trong những trường hợp này cũng không tránh khỏi những biểu hiện gan nóng thận yếu.
Suy giảm chức năng thận là? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1.4 Chế độ sinh hoạt kém lành mạnh
Thức khuya, stress, tình dục quá độ… khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này cũng ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan thận.
1.5 Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều
Các chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia có thể xâm nhập vào gan thận, gây tổn thương tế bào. Tình trạng có thể xảy ra là viêm gan, xơ gan, ung thư gan, viêm cầu thận…
Ngoài ra, thuốc lá, rượu bia còn có thể gây rối loạn chức năng gan thận, gây vàng da, mệt mỏi, buồn nôn, phù nề, tiểu rắt buốt…
1.6 Sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc điều trị sau có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan thận, gây gan nóng thận yếu, suy giảm chức năng gan thận:
- Panacetamol
- Ibuprofen
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc chống nấm
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống co giật
- Thuốc tim mạch
- Thuốc trị liệu ung thư…
2. Biểu hiện gan nóng thận yếu không thể chủ quan
Gan thận suy giảm chức năng dẫn đến độc tố tích tụ trong cơ thể, không được giải phóng ra ngoài. Tình trạng này thường được biểu hiện thành những triệu chứng sau đây:
2.1 Da dẻ vàng vọt, thiếu sức sống
Sự hay đổi sắc tố da là một trong những biểu hiện cho thấy gan thận suy yếu. Khi chức năng gan suy yếu, các tế bào hồng cầu bị phá hủy dẫn đến tăng sinh bilirubin. Bilirubin không kịp đào thải qua ống gan mật sẽ tích tụ lại trong máu và lắng đọng ở da. Kết quả nhận thấy là người bệnh sẽ bị vàng da, vàng mắt.
2.2 Mẩn ngứa, mề đay
Da xuất hiện những mảng mẩn đỏ, các vết sần cục là hiện tượng thường thấy khi gan nóng thận yếu. Đây cũng là hệ quả của việc cơ thể bị “ngộ độc”. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy râm ran. Nhiều người do không chịu được ngứa mà gãi khiến da bị trầy xước, nhiễm trùng.
2.3 Táo bón
Sự hạn chế trong việc lọc bỏ độc tố không chỉ ảnh hưởng đến sắc tố da, gây mẩn ngứa mề đay mà còn khiến chức năng hệ tiêu hóa suy giảm. Táo bón là tình trạng phổ biến nhất khi gan nóng thận yếu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây tắc đường ruột, làm trầm trọng thêm bệnh trĩ nội, trĩ ngoại…
2.4 Cảm giác nóng trong người
Nhiều người cho biết trong ruột lúc nào cũng có cảm giác bồn chồn, râm ran. Đây có thể là biểu hiện của gan nóng, thận suy yếu. Trong những trường hợp nặng, cảm giác nóng trong xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
2.4 Đau vùng lưng là dấu hiệu thận yếu
Đau vùng dưới lưng, đặc biệt ở vị trí thận hoặc cơn đau lan xuống dưới hông là biểu hiện đặc trưng của người thận yếu. Ngoài ra, suy giảm chức năng thận còn khiến tóc khô rụng, bạc sớm, móng tay, móng chân khô sần…
2.6 Tiểu tiện nhiều
Thận là cơ quan quan trọng của hệ bài tiết. Khi thận hư yếu, chức năng điều tiết thủy dịch cũng suy giảm. Vì vậy, nam giới thận yếu thường tiểu tiện nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Không chỉ tiểu nhiều, các tình trạng như tiểu rắt, tiểu són, tiểu không kiểm soát cũng có thể xảy ra.
2.7 Thường xuyên mệt mỏi – Dấu hiệu gan nóng thận yếu
Một trong những dấu hiệu cho thấy gan nóng thận yếu, sức khỏe suy giảm là thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Thể chất kém còn là nguyên nhân khiến bệnh nhân chán nản, lo lắng, tinh thần sa sút.
3. Gan nóng thận yếu có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp
Gan nóng thận yếu khiến khả năng đào thải độc tố trong cơ thể suy giảm. Bên cạnh những dấu hiệu thường gặp trên, người bệnh còn có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm sau:
3.1 Hội chứng suy gan thận
Gan bị nóng lâu ngày, thận yếu có thể dẫn đến suy gan thận mãn tính hoặc cấp tính. Đây là tình trạng suy giảm chức năng gan thận với các biểu hiện rõ rệt. Nếu không được điều trị sớm thậm chí có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
3.2 Biến chứng thành các bệnh lý tim mạch
Gan thận suy yếu là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim của người bệnh. Trong trường hợp không kiểm soát tốt nồng độ các chất trong máu, có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột, thậm chí đột quỵ. Vì vậy, không thể chủ quan khi thấy các dấu hiệu bất thường.
3.3 Gan nóng thận yếu biến chứng thành ung thư gan thận
Ung thư gan thận là biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đây là tình trạng phát triển của những tế bào ác tính trong gan thận; khiến chúng mất đi hoàn toàn khả năng lọc máu, đài thải chất độc. Người bị ung thư gan thận giai đoạn cuối thường không thể kéo dài sự sống.
3.4 Yếu sinh lý
Theo Y học cổ truyền, tạng Thận có liên hệ mật thiết tới khả năng sinh lý nam giới. Vì vậy, thận yếu khiến sức khỏe tình dục của quý ông suy giảm, gây tình trạng yếu sinh lý. Bên cạnh đó, thể chất kém cũng là nguyên nhân trực tiếp tác động tiêu cực đến ham muốn và khả năng sinh lý của phái mạnh.
3.5 Bệnh da liễu
Các vấn đề về da gây ra bởi nóng gan thận yếu rất thường gặp. Nếu không điều trị tận gốc giúp giải độc và nâng cao chức năng gan thận thì tình trạng mề đay, mẩn ngứa sẽ không thể thuyên giảm. Lâu ngày có thể thành mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ cơ thể của làn da.
4. Giải pháp khắc phục nóng gan thận yếu ở nam giới
Gan thận suy giảm chức năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những biện pháp giúp cải thiện:
4.1 Hạn chế rượu bia, thuốc lá
Đa số nam giới đều có thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá. Tuy nhiên, đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng gan thận. Vì thế, nên tiết chế đến mức tối đa để bảo vệ sức khỏe nói chung và gan thận nói riêng.
Đối với những thói quen khó bỏ như rượu bia, thuốc lá, nam giới có thể tìm sự hỗ trợ từ các sản phẩm “cai” thuốc, “cai rượu” để làm dịu đi cảm giác thèm. Tuy nhiên, quan trọng bạn phải ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe.
4.2 Sử dụng dược liệu mát gan bổ thận
Theo thống kê từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trong 3 thập kỷ vừa qua, xu hướng sử dụng thảo dược tự nhiên để chăm sóc sức khỏe tăng lên đáng kể với 80% người dùng trên thế giới. Dưới đây là một số thảo dược hỗ trợ mát gan bổ thận, thanh nhiệt giải độc:
>>> Kế sữa
Kế sữa là một trong những thảo dược hàng đầu được ứng dụng chăm sóc và bảo vệ lá gan. Hoạt chất chính trong Kế sữa là Silymarin – một chất chống oxy hóa mạnh. Tác dụng của chúng là vô hiệu hóa gốc tự do gây hại cho gan, giải độc gan hiệu quả.
Tinh chất Silymarin trong Kế sữa còn giúp phục hồi tế bào gan bị tổn thương, kích thích phát triển các tế bào gan mới, ức chế sự hình thành tổ chức xơ ở gan, giảm thiểu nguy cơ xơ gan.
>>> Khúng khéng
Khúng khéng là thành phần chính trong các sản phẩm giải rượu tại Hàn Quốc. Các nghiên cứu cho thấy Khúng khéng chứa hoạt chất Polysaccharide, Ampelopsin giúp hạ men gan, bảo vệ gan trước các chất độc hại từ rượu bia, hóa chất.
Ngoài ra, hoạt chất Quercetin trong Khúng khéng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ trong gan, hỗ trợ phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
>>> Dâm dương hoắc
Theo Đông y, dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can, thận, trợ dương, mạnh gân xương, ích tinh, trừ thấp, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi do thận yếu, chân tay tê dại.
>>> Ba kích
Theo các nghiên cứu hiện đại, trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phy tosterol, tinh dầu, vitamin C, chất đường, mỡ thực vật… Dược liệu này có tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào lympho T của người thận hư, thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào lympho T, tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.
4.3 Thực hiện lối sống khoa học
Sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể nói chung và gan thận nói riêng bị chi phối bởi lối sống, thói quen sinh hoạt, vận động… Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi… giúp gan thận hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… để giảm tải gánh nặng cho gan thận.
>>> XEM THÊM:
- Bồi bổ chức năng thận – Biện pháp bảo vệ sức khỏe dài lâu cho nam giới
- Thận yếu nên ăn gì, kiêng gì? Tổng hợp 13 loại đồ ăn, thức uống
- Chữa thận yếu bằng đậu đen – Bật mí 4 cách đơn giản, hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.