Bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH SINH LÝ

    Bí tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    09/09/22

    Tiểu tiện là hoạt động giúp bài tiết chất lỏng dư thừa và những chất cặn bã có khả năng hòa tan ra khỏi cơ thể. Vì thế, khi mắc chứng bí tiểu, cuộc sống và sức khỏe của người bệnh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này.

    4.9/5 - (33 bình chọn)

    1. Thế nào là bí tiểu?

    Bí tiểu là tình trạng tiểu khó hoặc không thể đi tiểu, mặc dù bàng quang đã chứa đầy chất lỏng và cần được đào thải ra ngoài. Hiện tượng này khiến người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái buồn tiểu.

    bí tiểu là gì?

    Càng lớn tuổi, tỷ lệ người mắc tình trạng bí tiểu càng có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp khoảng 10 lần so với nữ giới. Độ tuổi thường gặp trong độ từ 40 đến 80 tuổi.

    2. Phân loại tiểu bí

    Ở những người khỏe mạnh, tiểu tiện là sự kết hợp nhịp nhàng giữa hoạt động co bóp của cơ bàng quang và sự giãn nở hợp lý của cổ bàng quang. Tuy nhiên, với những người mắc chứng tiểu bí, khả năng tự chủ kém dẫn đến lượng nước tiểu không thể bài tiết triệt để ra ngoài. Dưới đây là các dạng bí tiểu gặp phải:

    2.1 Bí tiểu cấp tính

    Đây là tình trạng diễn ra đột ngột khiến người bệnh không thể đi tiểu. Hậu quả là gây tức bụng, đau bụng dưới với mức độ ngày càng tăng cao. Lượng nước tiểu trong bàng quang ngày một nhiều mà không được giải phóng ra ngoài trong thời gian dài có thể gây vỡ bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Cần được đến cơ sở y tế để có phương pháp xử lý, cấp cứu kịp thời.

    2.2 Bí tiểu mãn tính

    Trong trường hợp này, hiện tượng bí tiểu diễn ra suốt một thời gian dài. Người bệnh có thể đi tiểu được nhưng lượng nước tiểu bài tiết ra không hết. Bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn. Ban đầu, người bệnh có thể khó phát hiện. Để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

    3. Nguyên nhân gây bí tiểu

    Việc xác định chính xác và đầy đủ nguyên nhân là vô cùng cần thiết; giúp bác sĩ đưa ra được phương án điều trị, phục hồi tốt nhất. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu bí:

    nguyên nhân gây tiểu bí

    3.1 Do lực co bóp của bàng quang giảm

    Theo cơ chế tự nhiên, bàng quang sau khi tích được một lượng nước tiểu nhất định (khoảng 300 – 400ml) thì sẽ truyền tín hiệu đến các dây thần kinh và não bộ. Sau đó, các cung phản xạ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, cơ vòng giãn ra. Lúc này, bàng quang sẽ co bóp mạnh và thực hiện tống nước tiểu ra ngoài.

    Nếu cơ bàng quang yếu, lực co bóp không đủ mạnh thì nước tiểu sẽ không được đẩy ra ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do tổn thương cột sống dẫn đến mất liên lạc với các dây thần kinh thực vật; hoặc do các mô sợi ở thành bàng quang bị chai, mất độ đàn hồi.

    3.2 Do cơ vòng giãn nở kém

    Cơ vòng giãn nở kém khiến chất lỏng không thể thoát ra khỏi bàng quang để đi xuống niệu đạo và ra ngoài. Nguyên nhân tình trạng này hầu hết do tổn thương hệ thần kinh; từ đó cản trở đường truyền tín hiệu từ não đến các dây thần kinh đi vào bàng quang.

    3.3 Do tắc nghẽn đường tiểu

    Trong một số trường hợp, dòng chảy chất lỏng bị cản trở do đường niệu đạo bị bít lại. Tình trạng này có thể do các mô sẹo hình thành sau khi bị viêm nhiễm, tổn thương ở đường tiểu. Sỏi tiết niệu kích thước lớn cũng có thể là nguyên nhân gây nên tắc đường tiểu.

    3.4 Do mắc các bệnh lý có liên quan

    Nếu mắc một trong các bệnh lý sau đây, bạn cũng có nguy cơ bị bí tiểu:

    • Với nam giới: Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt…
    • Với nữ giới: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…

    3.5 Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

    Việc sử dụng một số loại thuốc Tân dược có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh, khiến cơ chế tiểu tiện không được thực hiện một cách bình thường. Từ đó sinh ra tiểu khó, tiểu bí.

    Cần đặc biệt lưu ý và tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng các loại thuốc sau: Histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ…

    4. Triệu chứng bí tiểu

    Như đã nói ở trên, bí tiểu được chia làm 2 loại. Đó là bí tiểu mãn tính và bí tiểu cấp tính. Triệu chứng gặp phải ở 2 loại này về cơ bản tương tự nhau, cụ thể là:

    tiểu khó gồm những nguyên nhân nào

    • Đau tức bụng dưới, vùng trước mu, bàng quang căng;
    • Cảm thấy bứt rứt, khó chịu;
    • Thường xuyên mắc tiểu, nhưng lại không tiểu được hoặc tiểu rất ít;
    • Dòng chảy nước tiểu yếu ớt, vừa mới bắt đầu đã bị ngắt quãng, không thể đi tiếp được;
    • Mất kiểm soát tiểu tiện, nước tiểu rò rỉ cả ngày;
    • Cần đi tiểu gấp khi có cảm giác mắc tiểu, không có khả năng nhịn tiểu…

    5. Bí tiểu có nguy hiểm không?

    Với các triệu chứng kể trên, tinh thần, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khó khăn khi tiểu tiện gây bứt rứt, đứng ngồi không yên, không thể yên tâm khi đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì… Không chỉ vậy, tình trạng này còn gây xáo trộn về mặt tâm lý, khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm.

    Tiểu khó không chỉ diễn ra vào ban ngày mà cả về đêm. Việc thường xuyên thức dậy do có cảm giác mắc tiểu khiến người bệnh phải thức dậy liên tục; gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì thế, người bị bí tiểu mãn tính thường bị mất ngủ kinh niên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây suy nhược thần kinh và thể chất. Nước tiểu tích tụ, ứ đọng lâu ngày ở bàng quang còn có thể gây ra viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

    6. Phương pháp điều trị tiểu bí

    Điều trị khó khăn trong tiểu tiện hay điều trị bất cứ bệnh lý nào, cũng cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định tùy vào tình trạng bạn đang gặp phải:

    6.1 Đặt ống thông tiểu tại chỗ

    Đặt ống thông tiểu hay còn gọi là ống dẫn lưu nước tiểu thường được áp dụng cho các trường hợp tiểu bí do bị tổn thương thần kinh. Đây là thủ thuật sử dụng một ống thông từ niệu đạo đến bàng quang, nhằm đưa nước tiểu ra ngoài. Thời gian lưu ống từ 24 giờ đến 2 tuần, tùy theo khuyến cáo của bác sĩ.

    Các trường hợp sau đây chống chỉ định với phương pháp đặt ống thông tiểu:

    • Rách, dập niệu đạo (do chấn thương…)
    • Nhiễm khuẩn niệu đạo
    • Chấn thương tuyến tiền liệt…

    *** Lưu ý: Không dùng ống thông bằng kim loại, ống thông cứng cho phụ nữ đang mang thai.

    6.2 Sử dụng thuốc tây

    Nếu tiểu khó nguyên nhân do viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

    Đối với nam giới phì đại tuyến tiền liệt, thuốc thường được sử dụng là nhóm chẹn alpha-adrenergic, thuốc ức chế 5-alpha-reductase… để làm giảm sự ngáng trở đường ra của nước tiểu, từ đó tăng mức độ làm rỗng bàng quang.

    6.3 Các bài tập hỗ trợ điều trị tiểu bí

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh cần vận động thường xuyên và đều đặn với cường độ phù hợp. Các môn thể thao như đi bộ, bơi, cầu lông, tập dưỡng sinh… là phù hợp hơn cả. Khi tập những môn này, mọi cơ quan trong cơ thể đều được hoạt động một cách nhịp nhàng. Từ đó giúp khí huyết lưu thông.

    Đặc biệt, nên tập bài tập kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, giúp bàng quang và cổ bàng quang co bóp nhịp nhàng.

    6.4 Chữa bí tiểu bằng Đông y

    chữa tiểu bí bằng đông y

    Theo Đông y, các chứng rối loạn tiểu tiện trong đó có bí tiểu là do thấp nhiệt, bàng quang khí hóa bất thường, thận khí suy yếu. Vì thể, để cải thiện tình trạng trên, cần cân bằng âm dương trong cơ thể; từ đó tăng cường chức năng bàng quang và tạng thận. Dưới đây là các thảo dược Đông y chữa tiểu bí:

    6.4.1 Chữa tiểu bí bằng Kim tử anh

    Kim tử anh có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, trị chứng tiểu rắt, tiểu khó. Bài thuốc từ thảo dược này cũng rất dễ thực hiện.

    – Nguyên liệu chuẩn bị:

    • Kim tử anh: 1,5kg
    • Đường trắng
    • Nước trắng

    – Hướng dẫn thực hiện:

    • Kim tử anh rửa sạch, cắt thành lát rồi đun với 3 lít nước sạch.
    • Sau khi sôi, hạ nhỏ lửa ninh cho đến khi nhừ.
    • Vớt bã rồi tiếp tục đun cho đến khi dung dịch cô đặc lại thành dạng cao.
    • Mỗi lần dùng, xúc 3 muỗng nhỏ, pha với 100ml nước ấm và thêm chút đường trắng cho dễ uống.
    • Dùng 2 lần/ ngày, liên tục trong 1 tháng.

    6.4.2 Bài thuốc Đông y chữa tiểu bí từ cây cúc tần

    Cúc tần là loại cây bụi cao khoảng 1-2 mét, có mùi hăng. Tên gọi khác của cúc tần là cây từ bi. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị đắng, cay, tính ấm; tác dụng lợi tiểu, tiêu ứ, tiêu độc, sát trùng, tốt cho tiêu hóa… Dưới đây là hướng dẫn bài thuốc chữa tiểu bí từ cúc tần:

    – Chuẩn bị nguyên liệu:

    • 40g lá cúc tần khô (hoặc 400g lá cúc tần tươi)
    • Nước trắng: 1,5 lít

    – Hướng dẫn thực hiện:

    • Cúc tần rửa sạch, nhặt bỏ phần lá bị úa
    • Cho vào ấm, thêm nước đun sôi khoảng 15 phút.
    • Chắt lấy nước, uống trong ngày.

    7. Phòng tránh tiểu bí như thế nào?

    Để tránh những bất tiện, thậm chí là biến chứng có thể xảy ra, tất cả mọi người đều cần có ý thức phòng tránh các bệnh rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu bí. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất:

    • Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe;
    • Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý;
    • Không nên nhịn tiểu trong trường hợp không cần thiết;
    • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm;
    • Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ vì đó cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu bí, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
    • Thường xuyên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh nếu có. Bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ càng tránh được nguy cơ tiểu bí.
    • Nhiều người nghĩ uống ít nước đi sẽ không gây bí tiểu nhưng việc bổ sung đầy đủ nước hoặc các loại trái cây sẽ góp phần phòng ngừa các bệnh lý đường tiểu.

    Trên đây là những thông tin về tình trạng bí tiểu. Với bệnh lý này, người bệnh không nên chủ quan. Cần được thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [CẢNH BÁO] Nhiễm độc toàn thân do sử dụng thuốc tăng cường sinh lý 30/09/22
      Thời gian gần đây, tại một số bệnh viện lớn đã ghi nhận tình trạng bệnh nhân bị nhiễm độc…
      “Chưa đến chợ đã hết tiền” – Câu chuyện của anh thanh niên mới cưới vợ 29/11/22
      “Chưa đến chợ đã hết tiền” là là hiện tượng không hiếm gặp ở nam giới. Tình trạng này không…
      Thận yếu uống nước gì tốt? Gợi ý 20 loại nước nên và không nên sử dụng 01/03/22
      Thận yếu uống nước gì tốt là câu hỏi của nhiều người khi cơ quan quan trọng này bị suy…
      Chức năng thận là gì? Phương pháp đánh giá và cải thiện 16/08/22
      Thận là bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Tuy nhiên, chức năng thận là gì, thận đảm nhiệm…
      Xem tất cả bài viết