Suy thận có nên ăn tỏi không? Lưu ý khi sử dụng tỏi cho người bệnh thận
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH SINH LÝ

    Suy thận có nên ăn tỏi không? Lưu ý khi sử dụng tỏi cho người bệnh thận

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    28/06/22

    Xin chào bác sĩ! Tôi mới đi khám bệnh và phát hiện suy thận độ 2. Hàng ngày, tôi có thói quen ăn nhiều tỏi. Xin hỏi bác sĩ, suy thận có nên ăn tỏi không? Có ảnh hưởng gì không? Nếu được thì nên ăn như thế nào? Xin cảm ơn! (Trịnh Hữu Minh – Bắc Giang)

    5/5 - (86 bình chọn)

    Chuyên gia y tế, Thạc sĩ, Bac sĩ Nguyễn Thị Hằng – cố vấn chuyên môn của Dược phẩm Tâm Bình sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây.

    1. Ăn tỏi có tác dụng gì?

    Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Đây không chỉ là gia vị dùng trong nấu nướng, chế biến thực phẩm mà còn được coi như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp chứa nhiều bện và rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của loại củ này:

    • Trị cảm cúm, làm ấm cơ thể
    • Hạ huyết áp
    • Hỗ trợ lọc bỏ độc tố trong cơ thể
    • Phòng ngừa bệnh liên quan đến tim mạch
    • Phòng ngừa các bệnh do sự thoái hóa của hệ thần kinh (alzheimer, đãng trí…)
    • Giúp xương chắc khỏe
    • Chống oxy hóa tế bào, phòng ngừa ung thư…

    2. Suy thận có nên ăn tỏi không?

    Tỏi có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, suy thận có nên ăn tỏi không vẫn là nỗi băn khoăn của không ít người. Hãy cùng Th.s, BS Nguyễn Thị Hằng xem xét tác động của tỏi đối với người mắc bệnh suy thận, dưới góc nhìn Đông y và khoa học hiện đại.

    Theo Y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, quy tỳ, vị, phế, thận. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ nấm mốc… Vì thế, người bị suy thận sử dụng tỏi mang lại tác dụng rất tốt.

    suy thận có nên ăn tỏi không

    Theo y học hiện đại, việc dùng tỏi để thay thế muối Natri (muối biển) trong bữa ăn hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe người bệnh thận. Hàm lượng Natri cao là nguyên nhân khiến bệnh tình nặng hơn. Ngoài ra, tỏi có tính lợi tiểu, giúp thúc đẩy đào thải lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó giảm gánh nặng cho thận.

    Thành phần của tỏi còn rất giàu vitamin C, B6. Đây là những chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Vì thế, ăn tỏi không chỉ giúp tăng cường chức năng thận mà còn giúp bảo vệ thận khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

    3. Gợi ý cách sử dụng tỏi tốt nhất cho người suy thận

    Suy thận có nên ăn tỏi không thì câu trả lời là NÊN ĂN. Tuy nhiên, ăn như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tham khảo một vài gợi ý sau đây của chúng tôi.

    cách sử dụng tỏi tốt nhát cho người suy thận

    3.1 Gà hấp tỏi giúp bổ thận

    Thịt gà là thực phẩm rất giàu chất đạm, tốt cho người bị bệnh thận đang bị suy nhược cơ thể. Gà kết hợp với tỏi không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn giúp nâng cao chức năng thận, thúc đẩy sự phục hồi các tế bào thận tổn thương.

    Chuẩn bị nguyên liệu:

    • Thịt gà: 500gr
    • Tỏi: 40g
    • Rượu vang
    • Gia vị: hạt nêm, tiêu…

    Hướng dẫn thực hiện:

    • Thịt gà rửa sạch bằng nước muối loãng, đẻ ráo nước
    • Tỏi bóc vỏ, thái mỏng hoặc đập dập
    • Hấp cách thủy gà với tỏi bằng rượu vang
    • Dùng khi món ăn còn nóng

    3.2 Kết hợp tỏi trong các món xào

    Rau muống, rau cải xào tỏi, thịt bò xào tỏi… là những món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm hàng ngày. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, việc dùng các món ăn có kết hợp tỏi còn giúp thúc đẩy lưu thông máu, sinh tinh ích huyết. Người bị suy thận có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

    Tuy nhiên, nên đập tỏi trước khi nấu khoảng 10 phút để các hoạt chất trong tỏi hoạt động trước khi chúng bị bất hoạt do nhiệt. Hơn nữa, cũng không nên nấu tỏi quá chín để giữ được tối đa tác dụng.

    3.3 Dùng bột tỏi tốt cho người suy thận

    Bột tỏi khá khó uống, các chế biến cũng kỳ công. Tuy nhiên, khi dùng thì lại khá tiện lợi. Bạn chỉ cần pha khoảng 2 thìa cà phê bột tỏi với 1 ly nước ấm rồi sử dụng mỗi ngày. Có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống.

    Bạn có thể mua bột tỏi chế biến sẵn tại các tiệm thuốc Đông y. Nếu muốn tự làm, có thể tham khảo cách thức như sau:

    • Tỏi bóc vỏ, thái lát rồi đem phơi hoặc sấy khô
    • Tán nhuyễn cho đến khi thành bột
    • Bảo quản trong hũ thủy tinh, đậy kín nắp dùng dần

    3.4 Suy thận có nên ăn tỏi không? Dùng tỏi đen có tốt không?

    Tỏi đen là tỏi trắng đã qua quá trình lên men, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ổn định. Thời gian để cho ra thành phẩm khoảng 30 đến 60 ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi đen có hàm lượng hoạt chất cao rất nhiều lần so với tỏi trắng.

    Tác dụng của tỏi đen là tăng sức đề kháng, ngừa cảm cúm, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào. Đặc biệt, với những người chức năng gan thận suy giảm do hàng ngày phải tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, phơi nhiễm chất phóng xạ thì việc dùng tỏi đen để tăng cường đào thải độc tố là rất tốt.

    Cách sử dụng tỏi đen:

    • Ăn trực tiếp: Mỗi ngày ăn từ 2-3 củ tỏi đen. Người già ăn hạn chế hơn (khoảng 1-2 củ). Nên ăn riêng tỏi đen, không nên dùng chung với các loại gia vị bởi chúng có thể phát sinh phản ứng hóa học, làm mất tác dụng hoặc gây hại.
    • Tỏi đen ngâm mật ong: Cách làm này khiến tỏi đen trở nên rất dễ ăn mà còn gia tăng tác dụng.

    4. Lưu ý khi dùng tỏi cho người suy thận

    lưu ý khi dùng tỏi cho người suy thận

    Ăn tỏi tốt cho người suy thận. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên xem đây là phương pháp hỗ trợ, song song với việc điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần lưu ý một số vẫn đề sau khi sử dụng tỏi:

    • Người có cơ địa nóng, hay bị táo bón, nổi mẩn ngứa, lở miệng… không nên dùng nhiều tỏi.
    • Người bị huyết áp thấp, tiêu chảy, người đang ùng thuốc chống đông máu… nên hạn chế.
    • Người mắc các bệnh về mắt, phụ nữ sau sinh thị lực suy giảm, ù tai, chóng mặt… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các dấu hiệu bất thường, cần ngưng ngay và tham khảo ý kiến thầy thuốc.

    Tóm lại, suy thận có nên ăn tỏi không thì câu trả lời là NÊN. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần theo dõi và thăm khám sức khỏe thường xuyên để nắm được diễn tiến bệnh. Bên cạnh đó, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị.

    >>> XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đi tiểu nhiều có phải thận yếu? Còn nguyên nhân nào khác? 30/08/23
      Tiểu tiện thường xuyên là trường hợp thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi. Một trong những câu…
      Tinh trùng loãng ăn gì kiêng gì? {14 gợi ý} giúp chồng khỏe, vợ vui 02/03/21
      Hỏi: Tôi đã kết hôn 2 năm nay nhưng mãi vẫn chưa có con. Cách đây vài ngày, tôi đi…
      Mộng tinh ở nam giới là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện 03/03/22
      Mộng tinh là hiện tượng không hiếm gặp ở nam giới. Đây là biểu hiện bình thường hay có liên…
      Chỉ số FSH là gì? Vai trò và chức năng của FSH ở Nam và Nữ 31/12/21
      FSH là hormone hướng sinh dục, đóng vai trò quan trọng đối với cả nam giới và nữ giới, đặc…
      Xem tất cả bài viết