Đĩa đệm nhân tạo mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng đã chứng minh những ưu điểm trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Bài viết sau sẽ đem đến những thông tin cụ thể hơn về đối tượng áp dụng, chi phí và những lưu ý khi sử dụng loại đĩa đệm này.
1. Đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm nhân tạo là thiết bị được đặt vào cột sống để thay thế cho đĩa đệm bị tổn thương nặng của cơ thể con người. Nó mô phỏng chức năng của đĩa đệm bình thường, có thể chịu lực, có khả năng chống mài mòn, chống biến dạng, hỗ trợ cử động của cột sống. Vật liệu để làm nên loại đĩa đệm này có thể bằng kim loại, bằng nhựa hoặc kết hợp cả hai.
Về chức năng, có 2 loại đĩa đệm nhân tạo:
- Loại chỉ thay thế nhân đĩa đệm: chỉ có phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm bị thay thế, phần bao xơ vẫn giữ nguyên.
- Loại thay thế toàn bộ đĩa đệm: toàn bộ hoặc hầu hết các mô của đĩa đệm đều được thay thế.
: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm – Tổng quan kiến thức từ chuyên gia từ A – Z
2. Ưu, nhược điểm của đĩa đệm nhân tạo
2.1. Ưu điểm
- Đường mổ nhỏ
- Thời gian phẫu thuật ngắn
- Bệnh nhân phục hồi nhanh
- Thay thế đĩa đệm bị tổn thương
- Phục hồi chiều cao khoảng liên đốt sống
- Giảm đau
- Bảo tồn được biên độ vận động của cột sống
- Giảm tải lực lên các đốt sống liền kề
- Giảm nguy cơ gây bệnh lý cho các đốt sống, đĩa đệm kề cận
2.2. Nhược điểm
- Chi phí cao
- Kén đối tượng sử dụng
- Kỹ thuật cao nên chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được phương pháp này.
3. Khi nào cần thay đĩa đệm nhân tạo
Bác sĩ sẽ là người chỉ định phương pháp này khi xét thấy cần thiết. Đó là một vài trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm như:
- Sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa trong vòng 6 tháng mà không phát huy tác dụng.
- Bệnh nhân bị mất cảm giác ở chi, teo cơ, giảm khả năng vận động, thậm chí có khả năng tàn phế.
- Người bệnh mất kiểm soát tiểu tiện.
4. Điều kiện cần thiết để sử dụng đĩa đệm nhân tạo
Theo aans.org, các đối tượng trong trường hợp đã nêu ở trên cần phải đáp ứng thêm các tiêu chí sau:
- Người bệnh chỉ bị thoái hóa ở một đĩa đệm
- Không mất vững cột sống
- Người bệnh không bị: viêm khớp, loãng xương, vẹo cột sống, hội chứng chèn ép tủy, u cột sống
- Người bệnh không có tiền sử dị ứng với thành phần của đĩa đệm nhân tạo, không mắc các bệnh tự miễn
- Người chưa từng phẫu thuật kết hợp đốt sống, chưa phẫu thuật đĩa đệm cùng tầng hoặc tầng lân cận
5. Giá của đĩa đệm nhân tạo
Đĩa đệm nhân tạo thường phải nhập khẩu nên giá thành khá đắt. Trung bình vào khoảng từ 50 – 90 triệu đồng tùy hãng sản xuất, vật liệu và chủng loại đĩa đệm.
Do đó, chi phí thay đĩa đệm nhân tạo khá tốn kém, bao gồm: tiền khám bệnh, xét nghiệm, chi phí phẫu thuật, chi phí nằm viện, tiền thuốc… Tuy nhiên, nếu có thẻ BHYT, người bệnh sẽ được thanh toán một phần chi phí.
6. Thời gian sử dụng của đĩa đệm nhân tạo
Trong trường hợp lý tưởng là chất lượng đĩa đệm đảm bảo, bác sĩ phẫu thuật giỏi, người bệnh đáp ứng tốt thì có thể được sử dụng suốt đời. Tuy nhiên, một vài trường hợp biến chứng sẽ đòi hỏi phải thay đĩa đệm như:
- Nhiễm trùng
- Trượt đĩa đệm
- Cơ thể đào thải thiết bị được cấy ghép
- Phải phẫu thuật lần thứ 2 tại chính tầng đĩa đệm đó
7. Mổ thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không?
Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, phẫu thuật thay đĩa đệm cũng có nguy cơ gặp phải một số rủi ro như:
- Nhiễm trùng
- Chảy máu
- Tổn thương mạch máu
- Chấn thương thần kinh…
Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp này xảy ra là không cao.
>> Xem thêm: [Rách bao xơ đĩa đệm] – Phải làm sao?
8. Quy trình phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo
- Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích kỹ về quy trình và được yêu cầu nhịn ăn 6 giờ trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Người bệnh sẽ được vệ sinh vùng mổ, gây mê. Trong phẫu thuật, dưới sự trợ giúp của kính hiển vi, bác sĩ sẽ lấy đi phần nhân thoát vị hoặc toàn bộ đĩa đệm bị tổn thương, đặt đĩa đệm nhân tạo để thay thế. Kỹ thuật này cũng giúp giải phóng tủy sống, rễ thần kinh bị chèn ép.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được thay băng cách ngày, sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch, sử dụng nẹp cố định trong một vài ngày.
- Sau đó, người bệnh sẽ được tập phục hồi chức năng.
9. Thay đĩa đệm nhân tạo ở đâu?
Do phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao, phương tiện hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao nên người bệnh cần tới các bệnh viện lớn. Địa chỉ phẫu thuật thay đĩa đệm nhân đạo uy tín có thể kể đến như:
- Bệnh viện Việt Đức (Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội): Đây là nơi thực hiện thành công ca phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2009.
- Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội)
- Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ (315 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ): Bệnh viện đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện thành công phương pháp này vào năm 2020.
>> Đừng bỏ lỡ: Top 8 địa chỉ khám thoát vị đĩa đệm khám tốt nhất
10. Lưu ý cho người bệnh
Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần chú ý:
- Không vận động mạnh, bê vác vật nặng.
- Có thể tập đều đặn những bài tập phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Tái khám đúng lịch hẹn.
- Khi phát hiện bất kỳ biểu hiện nào bất thường như khó cử động, đau ngày càng tăng, sốt… người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng rượu bia, chất kích thích, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
Nhìn chung, cũng giống như bất kỳ phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nào, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp này phụ thuộc vào chỉ định của bác sỹ cũng như điều kiện của người bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách thức chữa trị khác trên https://tambinh.vn/ hoặc chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.
XEM THÊM:
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì – Chuyên gia gợi ý
- Mách nhỏ 4 tư thế ngủ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm – Giúp người bệnh có giấc ngủ ngon
- Đĩa đệm là gì, cấu tạo và chức năng ra sao? – [99% Người chưa biết]
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.