Đau mông khi mang thai: Nguyên nhân, điều trị và lưu ý từ chuyên gia
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THẦN KINH TỌA

    Đau mông khi mang thai: Nguyên nhân, điều trị và lưu ý từ chuyên gia

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    01/01/21

    Đau mông khi mang thai, đau hông khi mang thai đi kèm đau lưng là một trong những khó khăn mà chị em phụ nữ phải trải qua trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên đau mông khi mang thai do đâu và có cách nào để hạn chế tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    4.9/5 - (118 bình chọn)

    1. Nguyên nhân gây đau mông khi mang thai

    nguyên nhân đau mông khi mang thai

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau mông khi mang thai

    Đau mông khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp ở đầu và cuối thai kỳ. Nhiều chị em rất dễ gặp hiện tượng đau mông khi mang thai 3 tháng đầu hoặc đau hông khi mang thai ba tháng cuối.

    Nguyên nhân do trọng lượng túi ối ngày một lớn cùng với sự phát triển của thai nhi sẽ tạo sức ép lên xương chậu và gây ra cảm giác đau nhức, ê ẩm trong thời gian này. Ngoài ra, đau mông khi mang thai còn do một số nguyên nhân khác. Cụ thể:

    1.1. Đau mông khi mang thai do thay đổi hormone và trọng lượng cơ thể

    Đau mông khi mang bầu thường nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi trọng lượng và nội tiết tố trong cơ thể bà bầu. Cân nặng lúc này tăng nhanh dẫn tới áp lực lên xương chậu, gây nên các cơn đau xương chậu và đau mông.

    Ngoài ra, trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ sản sinh ra hormone thai kỳ ralaxin, giúp giãn nở tử cung và niêm mạc đồng thời giúp thư giãn thành tử cung, ngăn ngừa các cơn co thắt. Bên cạnh các tác động cho bà bầu, hormone này còn nới lỏng các khớp, giãn dây chằng chậu khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây nên các cơn đau mông và hông.

    1.2. Đau mông khi mang thai do trĩ

    đau mông khi mang thai do trĩ

    Trĩ cũng là “thủ phạm” gây nên những cơn đau mông ở chị em phụ nữ.

    Chế độ ăn uống cùng sự giãn nở của tử cung gây áp lực lên hậu môn và trực tràng ở bà bầu rất dễ gây nên bệnh trĩ.

    Chị em phụ nữ thường xuyên phải “làm bạn bất đắc dĩ” với bệnh trĩ, sa búi trĩ, thậm chí chảy máu hậu môn do trĩ và gặp phải các cơn đau mông dữ dội khi ngồi hoặc đi ngoài.

    1.3. Đau vùng chậu

    Cứ 5 phụ nữ mang thai thì có một người gặp phải đau vùng chậu. Cơn đau xảy ra khi trọng lượng của thai nhi tăng lên và các chuyển động liên quan đến thai nghén trong xương chậu bắt đầu dồn lại và gây đau vùng chậu.

    Nhiều chị em phụ nữ cũng gặp phải đau nhức vùng mông hông. Triệu chứng này còn gọi là trệt hông khi mang thai hoặc sút hông khi mang thai.

    1.4. Đau mông khi mang thai do thần kinh tọa

    đau mông do đau thần kinh tọa

    Đau thần kinh tọa gây nên các cơn đau từ thắt lưng lan xuống mông.

    Đau thần kinh tọa xảy ra khi có áp lực lên dây thần kinh tọa chạy từ mông xuống chân. Trong thời gian thai kỳ có thể khiến dây thần kinh bị kích thích hoặc viêm.

    Tử cung lúc này mở rộng càng làm tăng thêm áp lực lên dây thần kinh tọa. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh kèm theo sự thay đổi tư thế của em bé, ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vùng mông, gây nên các triệu chứng như:

    • Xuất hiện các cơn đau mông
    • Bỏng rát ở lưng, mông và chân
    • Nhiều trường hợp thậm chí kéo dài xuống chân

    1.5. Đau chuyển dạ/ gò tử cung

    Các cơn đau chuyển dạ hay gò tử cung khiến một số chị em gặp chuột rút ở bụng và ở lưng, có thể kéo dài đến mông. Bản chất của các cơn đau cũng khác nhau. Một số người cảm thấy chuột rút trong khi một số người khác cảm thấy đau nhói.

    1.6. Do ngồi sai tư thế

    Do trọng lượng cơ thể thay đổi kèm theo sự nặng nề khi phải di chuyển, tư thế của các bà bầu cũng liên tục thay đổi ở giữa và cuối thai kỳ.

    Thai nhi lớn khiến bụng to, kéo cơ thể về phía trước gây mất cân bằng. Khi ngồi và đi lại xương hông phải chịu áp lực nặng nề dẫn đến các cơn đau lưng, hông và mông.

    Xem thêm: Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai – Mẹ bầu chớ nên chủ quan

    2. Khi nào nên gặp bác sĩ?

    Đau mông khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ của người phụ nữ và sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp các cơn đau mông, đau hông do các cơn gò tử cung bất thường có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy bạn sắp sinh.

    Vì vậy nếu gặp phải một trong số các triệu chứng dưới đây nên tới ngay các cơ sở y tế:

    • Cơn đau dữ dội không thuyên giảm, khó chịu vùng mông
    • Mất máu (nhiều hơn bệnh trĩ điển hình), chảy máu âm đạo
    • Vỡ ối
    • Mỏi thắt lưng kéo dài
    • Người chóng mặt, mệt mỏi
    • Khó kiểm soát bàng quang hoặc ruột

    3. Điều trị đau mông khi mang thai

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để khắc phục tình trạng đau mông khi mang thai ở bà bầu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tập luyện tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Nhưng việc sử dụng loại thuốc này cần cân nhắc bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

    điều trị đau mông khi mang thai

    Việc điều trị đau cơ mông ở bà bầu cần thận trọng.

    3.1. Điều trị bằng thuốc tây

    Sử dụng thuốc tây cho người mang thai cần phải lưu ý, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nên cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

    • Có thể sử dụng thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol).
    • Thuốc kê đơn aspirin và ibuprofen (trừ 3 tháng cuối), meloxicam (28 tuần đầu)
    • Thuốc kê đơn nhóm C (dùng khi thật cần thiết): oxycodone và hydrocodone
    • Tuy nhiên các loại thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến từ dược sĩ có chuyên môn do chúng có thể gây nên tác dụng phụ
    • Trường hợp bị trĩ có thể dùng kem bôi và thuốc mỡ trị trĩ

    3.2. Điều trị bằng các bài tập

    Bạn có thể áp dụng các tư thế yoga cho bà bầu để giảm các triệu chứng đau mông hay đau xương mông khi mang thai như:

    • Bài tập Standing Pelvic Tilt giúp giảm đau cơ mông
      • Đứng thẳng hai chân ngang vai
      • Gồng mông lên từ 5-7 giây sau đó thả lỏng và lặp lại nhiều lần
      • Bài tập này giúp cơ mông săn chắc, vừa thư giãn cơ
    • Bài tập Torso Twist:
      • Ngồi bắt chéo chân trên thảm, tay trái giữ chân phải
      • Đặt lòng bàn tay còn lại lên sàn sau đó xoay phần trên cơ thể về phía bàn tay này
      • Giữ tư thế trong 5-10 giây và thực hiện tương tự với chân còn lại
      • Lặp lại động tác từ 10-15 lần
    • Bơi lội giúp các cơ mông được vận hành tốt hơn
      • Thường xuyên bơi lội sẽ giúp thư giãn xương khớp, tinh thần và tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai
      • Trước khi thử các bài tập này bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

    4. Cách phòng tránh đau cơ mông ở bà bầu

    phòng tránh đau mông

    Hãy đảm bảo cơ thể luôn mạnh khỏe trong suốt thời gian thai kỳ.

    Đau lưng đau hông khi mang thai là điều khó tránh ở bà bầu. Tuy nhiên để hạn chế tối đa tình trạng này, các chị em nên chủ động phòng tránh bằng một số phương pháp như:

    • Hạn chế vận động mạnh, đứng hoặc ngồi quá lâu một vị trí
    • Có thể chườm nóng để giảm đau hoặc chủ động ngâm bồn nước ấm để giãn cơ và nới lỏng các mô
    • Bà bầu khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái
    • Hạn chế vặn mình, xoay người vì sẽ đẩy thai nhi về phía xương sống khiến cơn đau nặng hơn
    • Không mang giày cao gót khi mang thai
    • Thường xuyên massage vùng xương cụt
    • Tăng cường thêm canxi và các loại khoáng chất giúp hệ xương khớp chắc khỏe
    • Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp

    Trên đây là một số thông tin về đau mông khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị thích hợp. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các chị em phụ nữ nên chủ động tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và luôn giữ tinh thần thoải mái. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới đau mông khi mang thai vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đau hạ sườn phải là dấu hiệu của bệnh gì? Chuyên gia giải đáp 14/12/20
      Đau hạ sườn phải không phải là tình trạng hiếm gặp mà chúng ta đều cảm nhận được như sau…
      Bí quyết phòng tránh đau dây thần kinh ở lưng 27/07/19
      Đau dây thần kinh ở lưng là triệu chứng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu ở phần cột…
      Mách bạn cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng hiệu quả 05/10/19
      Hiện nay, bấm huyệt chữa đau lưng là xu hướng được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả tức thì…
      Đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Áp dụng ngay 7 cách này! 16/11/20
      Đau thần kinh tọa có quan hệ được không, quan hệ thế nào cho đúng? là thắc mắc khó nói…
      Xem thêm