Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi? - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    04/08/19

    Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là tình trạng phổ biến ở tuổi trung niên và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết.

    5/5 - (738 bình chọn)

    1. Khi nào đau khớp gối cần uống thuốc?

    Khớp đầu gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất của cơ thể. Nó đóng vai trò thiết yếu trong chuyển động. Nguyên nhân đau khớp gối chủ yếu là do: tuổi tác, đặc thù công việc, chấn thương, mắc bệnh lý xương khớp… Đau khớp gối tuy không đe dọa tới tính mạng, nhưng nếu không khắc phục kịp thời thì dễ dẫn tới: Biến dạng khớp, tiến triển thành viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối

    Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng, một trong số đó là sử dụng thuốc Tây. Thuốc có khả năng giảm đau cùng các triệu chứng đi kèm và hạn chế nguy cơ biến chứng. Trong nhiều trường hợp thuốc sẽ được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để đạt hiệu quả điều trị.

    Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể nên dễ bị tổn thương

    Đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người quan tâm

    Xem thêmDấu hiệu và nguyên nhân gây đau khớp gối

    2. Đau khớp gối uống thuốc gì?

    Vậy đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Các loại thuốc điều trị đau khớp gối Tây y chủ yếu là giảm đau, chống viêm, giãn cơ, ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, phục hồi chức năng vận động của khớp. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng hiện tại của bệnh nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp. Nhiều trường hợp phải sử dụng kết hợp một số loại thuốc thay vì dùng độc lập một loại.

    2.1. Paracetamol – Câu trả lời cho đau khớp gối uống thuốc gì

    Đây là loại thuốc giảm đau thông thường được chỉ định đầu tiên. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp giữa Paracetamol với Tramadol, opioid để giảm đau nhanh chóng. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào tình trạng đau khớp gối của từng trường hợp cụ thể.

    Đau khớp gối ở mức độ nhẹ có thể sử dụng paracetamol

    Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường được chỉ định đầu tiên

    2.2. Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid (NSAID)

    Một số loại phổ biến là: Aspirin, Celecoxib, Diclofenac, Ibuprofen… có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa.

    2.3. Thuốc bôi ngoài da cho người bị đau khớp gối

    Thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emulgel cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm và rất ít tác dụng phụ. Người bệnh có thể bôi tại khớp gối từ 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây mẩn đỏ, nóng rát… tại vị trí bôi thuốc.

    2.4. Thuốc tiêm Glucocorticoid (gọi tắt là corticoid)

    Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, khi tiêm corticoid phải cân nhắc kỹ và thực hiện đúng thời gian của liệu trình mới có thể làm giảm phản ứng viêm trầm trọng. Trường hợp lạm dụng và tiêm không đúng cách sẽ gây ra các tai biến nặng như nhiễm trùng khớp, hoại tử, teo da, teo cơ… Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau khớp gối có chứa corticoid khi chưa được bác sĩ chỉ định.

    2.5. Thuốc bổ trợ cho khớp gối, làm chậm quá trình tổn thương

    Các loại thuốc bổ trợ cho khớp gối như Glucosamine sulfat, Chondroitin sulfat, Diacerein, Piascledine… Chúng thường được dùng kết hợp với thuốc giảm đau, kháng viêm. Các thuốc này có tác dụng bổ sung dịch ổ khớp, nuôi dưỡng sụn khớp…

    2.5.1. Glucosamin sulfat

    Người bị đau đầu gối có thể sử dụng glucosamin sulfat

    Glucosamin sulfat được sử dụng khá phổ biến hiện nay

    Glucosamine sulfat là một chất được sử dụng khá phổ biến hiện nay, có tác dụng giảm đau đầu gối từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, chất này không có mấy hiệu quả đối với người bị đau đầu gối trong thời gian dài hoặc thừa cân. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, Glucosamine sulfat giúp giảm đau nhiều hơn so với ibuprofen, nhưng phải sử dụng trong thời gian dài từ 4 – 8 tuần.

    Liều dùng thông thường là Glucosamine sulfat 750mg dạng viên nén và dùng 3 lần/ngày. Tuy nhiên, có nhiều dạng Glucosamine khác nhau nên người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

    Trong một số trường hợp sử dụng Glucosamin sulfat gây ra tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, ợ hơi, buồn nôn, phát ban… Hoặc nó có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

    2.5.2. Chondroitin sulfat

    Đau khớp gối có thể uống chondroitin sulfat

    Chondroitin sulfat là một sản phẩm hỗ trợ điều trị đau khớp gối

    Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, có thể kết hợp sử dụng với Glucosamine. Liều lượng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, độ tuổi, tiền sử bệnh. Liều tham khảo là từ 1000 – 1200mg/ngày, 1 – 3 lần/ngày. Người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh gây ra tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ có thể kể đến là: tiêu chảy, táo bón, rụng tóc, phù chi dưới, phù mi mắt, hen suyễn, đau dạ dày, buồn nôn, nổi mề đay…

    Không sử dụng Chondroitin sulfat trong trường hợp:

    • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
    • Trẻ em
    • Người bị tai biên tim mạch, người bệnh mới phẫu thuật hoặc bị bỏng lớn
    • Vận động viên thể hình hoặc cử tạ cần phát triển cơ bắp.

    2.5.3. Diacerein

    Diacerein được chỉ định trong điều trị bệnh khớp

    Diacerein là thuốc điều trị bệnh về xương khớp

    Diacerein là một loại thuốc thuộc nhóm antraquinone và được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh thoái hoá khớp, viêm khớp. Thuốc này hoạt động chậm và được sử dụng như một phương pháp điều trị lâu dài viêm khớp mãn tính. Sử dụng Diacerein có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, vàng da và mắt, nước tiểu màu vàng đậm, tăng men gan… Đây là thuốc đặc trị nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng.

    2.5.4. Piascledine

    Piascledine được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm xương khớp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy… Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

    3. Lưu ý đối với người đau khớp gối

    Bên cạnh việc nhận diện đau khớp gối uống thuốc gì, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây. Chúng bao gồm lưu ý trong sử dụng thuốc cũng như đau khớp gối nên làm gì và đau khớp gối không nên làm gì.

    • Chỉ sử dụng thuốc Tây dưới sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc.
    • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc để bác sĩ kê đơn phù hợp.
    • Trong quá trình dùng thuốc nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, xảy ra tác dụng phụ hãy thông báo ngay với bác sĩ.
    • Bổ sung canxi, kali, magie, vitamin nhóm B, C, E… thông qua thực phẩm. Hạn chế thực phẩm chứa cholesterol cao và các chất kích thích .
    • Thường xuyên tập luyện để bảo vệ, giữ gìn và duy trì chức năng của khớp. Khởi động kỹ trước khi tập.
    • Hạn chế cử động nặng và dành thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau ở đầu gối.
    • Tránh tăng cân quá nhanh, mất kiểm soát.
    • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nhằm tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.
    Để phòng tránh đau khớp gối nên tập thể thao đều đặn

    Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp

    Hy vọng bài viết trên đã trả lời được câu hỏi đau khớp gối nên uống thuốc gì. Những thông tin trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu còn vấn đề cần giải đáp hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 07/10/23
      Cứng khớp ngón tay là hiện tượng nhiều người gặp phải, gây ra những bất tiện trong sinh hoạt. Hơn…
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? {19+} gợi ý từ chuyên gia 02/07/20
      Khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo Ths.Bs Nguyễn…
      Căng cơ lưng – Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục 21/07/23
      Căng cơ lưng có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Tình…
      Viêm cột sống dính khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh 25/09/23
      Viêm cột sống dính khớp là một bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tàn phế cùng nhiều biến chứng…
      Xem thêm