Đau đầu gối khi ngồi xổm là bệnh gì - 8 Dấu hiệu và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đau đầu gối khi ngồi xổm là bệnh gì – 8 Dấu hiệu và cách điều trị

    Biên tập viên: Linh Chi

    19/11/21

    Nhiều người thường gặp phải những cơn đau đầu gối ở tư thế ngồi xổm. Khi tình trạng này lặp đi lặp lại, không ít người sẽ đặt ra câu hỏi liệu đau đầu gối khi ngồi xổm là bệnh gì, có sao không. Bài viết sau sẽ đem tới những thông tin giúp giải tỏa mối lo ngại ngày.

    5/5 - (360 bình chọn)

    1. Tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm là gì

    Khớp gối là một trong những khớp lớn, đóng vai trò quan trọng trong chuyển động, nâng đỡ cơ thể. Khớp gối được tạo thành từ xương đùi, xương chày, xương bánh chè, sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng và cơ quanh khớp.

    Đau đầu gối khi ngồi xổm xảy ra khi các thành phần cấu tạo khớp gối gặp thương tổn. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ngồi xổm, khó khăn khi đứng dậy. Đi kèm theo đó có thể là các biểu hiện khác như: cứng khớp, sưng, nóng đỏ ở đầu gối.

    Đau đầu gối khi ngồi xổm

    2. Nguyên nhân gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Ngồi xổm bị đau đầu gối có thể xuất phát từ những lý do ngoài bệnh lý. Đó có thể thói quen vận động, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc chấn thương.

    2.1. Ngồi xổm sai cách

    Ngồi xổm là một tư thế thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ngồi xổm mà đầu gối không thẳng hàng với gót chân, đứng lên đột ngột, ngồi quá lâu… có thể gây đau đầu gối. Bởi nó sẽ gây áp lực lên đầu gối, căng cơ đùi, cơ mông, tổn thương gân.

    2.2. Ít vận động

    Lười vận động đang là một thói quen ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Nó sẽ khiến cho khí huyết kém lưu thông, xương khớp mất dần độ linh hoạt.

    ít vận động gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Ít vận động là một trong những nguyên nhân

    2.3. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D, magie… hoặc ăn nhiều thức ăn nhanh, nội tạng động vật sẽ khiến xương khớp yếu dần theo thời gian.

    2.4. Chấn thương gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Khớp gối rất dễ gặp chấn thương trong lao động, tham gia giao thông, sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao. Các chấn thương có thể xảy ra là rách sụn chêm, bong gân đầu gối, rách gân xương bánh chè… Chúng không chỉ gây đau đầu gối khi ngồi xổm đứng dậy mà còn đi kèm một số biểu hiện khác.

    2.5. Thừa cân

    Đau đầu gối không ngồi xổm được cũng có thể xảy ra do thừa cân, béo phì. Bởi lúc này, khớp gối sẽ phải chịu tải trọng lớn hơn. Lâu dần sẽ khiến khớp gối bị “quá tải” gây đau.

    thừa cân gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Trọng lượng vượt quá mức cho phép làm tăng sức ép lên đầu gối

    2.6. Stress kéo dài

    Căng thẳng, lo âu thường xuyên sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch. Điều này sẽ dẫn tới khớp dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công hơn. Vì thế khớp dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

    3. Thường xuyên đau đầu gối khi ngồi xổm là bệnh gì?

    Ngoài các yếu tố kể trên, đau khớp gối khi ngồi xổm nếu diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp này các cơn đau sẽ kéo dài, lặp đi và đi kèm với các biểu hiện khác.

    3.1. Hội chứng dải chậu chày

    Đây là chấn thương phổ biến ở người chạy bộ, đặc biệt ở người chạy bộ đường dài. Khi dải chậu chày bị viêm có thể dẫn tới các cơn đau đầu gối khi ngồi xuống đứng lên, chạy bộ, đi cầu thang.

    Hội chứng dải chậu chày gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Hội chứng dải chậu chày là chấn thương phổ biến ở người chạy bộ

    3.2. Viêm gân

    Viêm gân xảy ra khi lạm dụng đầu gối thường xuyên, tác động lực lên đầu gối nhiều lần. Nó khiến các gân quanh đầu gối bị tổn thương, sưng, viêm đau.

    3.3. Viêm khớp gối

    Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau sau gối khi ngồi xổm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các cơn đau khi đi chạy, nhảy, leo cầu thang, quỳ gối.

    viêm khớp gối gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Viêm khớp gối là một nguyên nhân không thể bỏ qua

    3.4. Viêm khớp nhiễm khuẩn

    Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm. Ngoài khớp gối, các khớp có thể bị nhiễm khuẩn là khớp hông, khớp cổ tay, khớp vai.

    3.5. Viêm khớp dạng thấp

    Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công khớp. Từ đó phản ứng viêm được kích hoạt. Tình trạng viêm sẽ xảy ra ở hai khớp đối xứng. Do đó, người bệnh sẽ bị đau cả hai khớp gối.

    3.6. Thoái hóa khớp gối

    Bệnh thường song hành với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nhưng thời gian gần đây, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Khi thoái hóa khớp gối, lớp sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp cũng giảm, hình thành các gai xương, gây đau.

    thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối khi ngồi xổm

    Thoái hóa khớp gối sẽ gây đau cho người bệnh

    3.7. Bệnh gout

    Bệnh gout xảy ra do sự tích tụ axit uric dưới dạng tinh thể tại khớp khiến khớp bị viêm. Nó thường xảy ra ở khớp ngón chân, bàn chân, ngón tay. Nhưng cũng có thể xuất hiện ở khớp gối gây sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp.

    3.8. Tiểu đường

    Bệnh xương khớp là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát tốt. Bệnh làm giảm mật độ xương cũng như gây ra các bệnh lý về xương khớp khác, trong đó có đau đầu gối.

    4. Đối tượng có nguy cơ

    Tình trạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt người trưởng thành và người cao tuổi. Cụ thể:

    – Người thường xuyên vận động mạnh, khởi động không kĩ trước khi chơi thể thao.

    – Phụ nữ trên 40 tuổi do suy giảm nội tiết tố

    – Người lười vận động, thừa cân, béo phì

    – Người mắc các bệnh lý xương khớp

    5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

    Người bệnh nên tới gặp bác sĩ nếu gặp phải những biểu hiện sau:

    – Cơn đau dữ dội, liên tục. Tình trạng đau ngày càng tăng nặng

    – Sưng đau khớp gối kéo dài

    – Đi lại khó khăn. Đầu gối không di chuyển

    Khớp gối kêu lạo xạo

    6. Chẩn đoán

    Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng ban đầu thông qua biểu hiện quanh khu vực đầu gối và tình trạng sức khỏe hiện tại. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

    – Chụp X-quang: Chẩn đoán chính xác hình ảnh tổn thương khớp gối

    – Chụp cắt lớp vi tính: Xác định mức độ và tình trạng tổn thương trong trường hợp chụp X-quang chưa cho ra kết quả chính xác

    – Chụp cộng hưởng từ: Phát hiện tổn thương bên trong và bên ngoài khớp gối

    – Siêu âm: Phát hiện dịch trong khớp, tổn thương cấu trúc gân cơ

    – Xét nghiệm dịch khớp gối: Kiểm tra dịch trong khớp gối bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn tới đau đầu gối.

    – Xét nghiệm máu: Xác định mức độ tổn thương có liên quan đến khớp gối

    7. Điều trị đau đầu gối khi ngồi xổm

    Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ được xử lý bằng các cách khác nhau. Hầu hết các trường hợp nhẹ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi, nâng cao đầu gối và áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà.

    7.1. Cố định đầu gối

    Trong một số trường hợp chấn thương, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần cố định đầu gối bằng nẹp, băng thun. Để lựa chọn được loại băng, nẹp phù hợp hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

    Cố định đầu gối chữa đau đầu gối khi ngồi xổm

    Nẹp giúp hạn chế vận động đầu gối gây đau

    7.2. Chườm giảm đau đầu gối khi ngồi xổm

    Chườm lạnh cũng là một gợi ý dành cho người bệnh, đặc biệt là ngay sau khi gặp chấn thương. Bạn có thể dùng chai nước đá, khăn bọc đá để chườm vào vùng đầu gối bị đau. Không nên chườm đá trực tiếp lên da. Thời gian chườm vào khoảng 15 – 20 phút mỗi lần.

    Chườm nóng được áp dụng trong trường hợp đau do viêm khớp đi kèm cứng khớp. Bởi nhiệt sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm, khăn ấm để chườm lên đầu gối.

    7.3. Xoa bóp giảm đau

    Đây là phương pháp thường được sử dụng đối với người gặp chấn thương do chơi thể thao hoặc vận động sai tư thế. Massage sẽ giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu. Đây cũng là biện pháp giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây hại đối với khớp, bạn hãy tới các cơ sở uy tín.

    xoa bóp giảm đau đầu gối khi ngồi xổm

    Xoa bóp giảm giảm bớt cơn đau

    7.4. Vật lý trị liệu

    Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn giúp giảm đau đầu gối khi ngồi xổm đứng dậy. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ thăm khám và quyết định liệu trình điều trị phù hợp. Đó có thể là xóa nắn mô mềm, các bài tập trị liệu, chiếu tia laser cường độ cao.

    7.5. Thuốc tây giảm đau đầu gối khi ngồi xổm

    Thuốc giảm đau có thể được chỉ định để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Việc sử dụng thuốc cần thận trọng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

    – Thuốc giảm đau như Paracetamol. Đây là loại thuốc thông thường, giúp giảm đau ở mức độ nhẹ và trung bình.

    – Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen… Loại thuốc này giúp giảm tình trạng viêm sưng tại khớp. Từ đó giúp giảm bớt các cơn đau.

    – Kem và gel bôi trực tiếp vào vùng đầu gối bị đau như . Dạng thuốc này được dùng cho trường hợp không thể dùng NSAID.

    Thuốc tây giảm đau đầu gối khi ngồi xổm

    Capsaicin giảm đau đầu gối

    7.6. Bài thuốc dân gian chữa đau đầu gối khi ngồi xổm

    Theo Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng, triệu chứng đau khớp gối khi ngồi xổm có thể chia làm 3 thể: phong hàn phạm kinh lạc, khí trệ huyết ứ kinh lạc, can thận âm hư. Để chữa đau đầu gối khi ngồi xổm tại nhà, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản.

    – Ngải cứu: Giã nát 300g ngải cứu tươi, chắt lấy nước cốt. Cho 2 thìa mật ong vào khuấy đều. Uống 2 lần trong ngày sau bữa sáng và tối.

    – Đinh lăng: Sao vào 30g rễ đinh lăng. Sau đó sắc với 1 lít nước trong 20 phút. Chắt lấy nước, chia thành 3 phần uống trong ngày.

    – Lá lốt: Sắc 20g lá lốt tươi với 500ml nước tới khi còn 100ml. Chắt lấy nước uống.

    – Gừng: Cạo vỏ, thái lát và sấy khô 100g gừng tươi. Ngâm gừng trong rượu trắng. Dùng rượu đó để xoa bóp đầu gối bị đau.

    7.7. Phẫu thuật

    Phẫu thuật là phương pháp cần thiết trong trường hợp cấp cứu do chấn thương hoặc đe dọa gây biến chứng nghiêm trọng. Hai dạng phẫu thuật thường được chỉ định là phẫu thuật mở hoặc nội soi.

    Phẫu thuật giảm đau đầu gối lúc ngồi xổm

    Phẫu thuật thường là phương pháp cuối cùng

    8. Chế độ chăm sóc

    Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện hợp lý. Đây đồng thời cũng là phương pháp giúp phòng tránh đau phía sau đầu gối khi ngồi xổm.

    – Tập tư thế ngồi xổm đúng: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, đầu gối thẳng hàng với gót chân. Từ từ hạ người xuống. Khi đứng lên hãy đứng từ từ bằng cách đẩy gót chân.

    – Chế độ ăn nên có nhiều rau quả, bổ sung canxi, vitamin D. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh, thịt đỏ, thức ăn nhiều tinh bột. Không uống rượu bia.

    – Giảm cân một cách khoa học nếu cần thiết. Đưa trọng lượng cơ thể về mức cho phép là cách để giảm áp lực lên khớp gối.

    – Tập luyện hợp lý, lựa chọn các môn thể thao không gây áp lực lên đầu gối. Người bệnh có thể bơi lội, đạp xe, yoga. Nên nhớ là cần khởi động ký để tránh chấn thương. Lựa chọn giày phù hợp, đảm bảo sự ổn định của cơ thể.

    – Thăm khám sức khỏe định kỳ.

    Trên đây là một số thông tin khi gặp phải tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm. Hầu hết những cơn đau có thể cải thiện tại nhà, tuy nhiên khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên tới các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tổng hợp 12 loại thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay 31/08/19
      Các bệnh lý về xương khớp hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều và ở mọi lứa tuổi. Chọn được…
      Thuốc chống loãng xương Fosamax – Tìm hiểu công dụng, cách dùng 20/09/22
      Thuốc chống loãng xương Fosamax thường được chỉ định cho phụ nữ loãng xương sau mãn kinh. Người bệnh chỉ…
      Thuốc loãng xương Jointmeno – Công dụng, thành phần và lưu ý 20/09/22
      Loãng xương uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Một trong những…
      Chiết xuất nhũ hương- Vị dược liệu quý hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp 17/08/21
      Chiết xuất nhũ hương là chiết xuất thảo dược được lấy từ cây nhũ hương (Boswellia) có nguồn gốc Ấn…
      Xem thêm