Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    22/11/19

    Đau bụng bên phải là triệu chứng thường gặp, do đó không ít người chủ quan và cho rằng chúng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây có thể là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và nghe tư vấn cách xử trí từ chuyên gia Tâm Bình!

    5/5 - (6110 bình chọn)

    1. Tổng quan ổ bụng

    Ổ bụng là một khoang cơ thể chứa nhiều cơ quan và cấu trúc liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh sản và hệ tuần hoàn. Ổ bụng được giới hạn bởi cơ hoành ở phía trên, lỗ vào khung chậu ở phía dưới, và các xương sườn ở hai bên.

    1.1. Cách phân chia ổ bụng

    Phân chia ổ bụng

    Vùng bụng được chia làm chín phần bao gồm thượng vị, hạ sườn phải, hạ sườn trái, vùng quanh rốn, vùng mạng mỡ phải, mạng mỡ trái, hạ vị, hố chậu phải và hố chậu trái.

    Ở mỗi vùng đều chứa các cơ quan, bộ phận nội tạng khác nhau. Việc tìm hiểu phân khu vùng bụng và vị trí đau bụng sẽ giúp người bệnh biết chính xác hơn các bệnh lý liên quan. Chính vì vậy, khi nhận thấy những cơn đau xuất hiện ở các vị trí cơ quan quan trọng, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám điều trị kịp thời.

    1.2. Bụng phải bao gồm những cơ quan nội tạng nào?

    Vùng bụng phải bao gồm ba phần Hạ sườn phải, Vùng hông phải và hố chậu phải.

    Cụ thể:

    • Hạ sườn phải: thùy gan phải, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.
    • Vùng mạng mỡ phải: Đại tràng lên, ruột non, thận phải, niệu quản phải
    • Hố chậu phải: manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải.

    Khi xuất hiện những cơn đau bụng bên phải kèm theo các triệu chứng khác nhau, có thể một trong các cơ quan nội tạng trên đã gặp tổn thương. Do đó, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện bệnh kịp thời.

    1.3. Đau bụng bên phải có dấu hiệu như thế nào?

    dấu hiệu đau bụng bên phải

    Đau bụng bên phải gây nên những cơn đau bụng khó chịu.

    Các cơn đau có thể phân vùng thành đau bụng bên phải trên rốn, đau bụng bên phải ngang rốn và đau bụng bên phải dưới rốn. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy đau bụng bên phải cạnh sườn, dưới xương sườn.

    • Đau theo mức độ, đau âm ỉ, đau quặn từng cơn
    • Dấu hiệu đau hơn khi dùng lực tác động vào vị trí đau
    • Sốt
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiểu rắt, tiểu ra máu
    • Cơ thể suy nhược
    • Chán ăn
    • Rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

    2. Top 7 nguyên nhân gây đau bụng bên phải

    Đau bụng bên phải có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và mức độ của cơn đau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

    2.1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

    Những vi khuẩn trực tiếp xâm nhập bàng quang, niệu quản hay niệu đạo gây nên cảm giác đau bụng dưới, co thể lan sang hai bên lưng hoặc dưới háng kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, tiểu dắt, đi tiểu thường xuyên, đau rát khi đi tiểu tiện. Nặng hơn có thể xuất hiện mủ hoặc máu trong nước tiểu.

    Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn tới đau bụng bên phải

    Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân dẫn tới đau bụng bên phải

    2.2. Sỏi thận

    Sỏi thận là quá trình tích lũy muối và các khoáng chất hình thành nên tinh thể. Người bệnh không thể cảm nhận được sự hình thành này cho tới khi sỏi đủ lớn, di chuyển trong thận và niệu quản, gây nên cảm giác đau vùng bụng dưới, lưng, hông, háng.

    Ngoài ra khi sỏi thận còn kèm theo các triệu chứng như tiểu buốt, nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, có mùi hôi, có thể sốt, ớn lạnh khi bị nhiễm trùng.

    1.3. Viêm ruột thừa

    Đau bụng phải do viêm ruột thừa

    Đau bụng phải do viêm ruột thừa

    Vị trí của ruột thừa nằm ở bụng dưới bên phải nên khi có triệu chứng đau bụng bên phải ngang rốn tới nửa dưới bụng phải kèm các triệu chứng như:

    2.4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

    Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, do rối loạn vận động của đường ruột dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, rối loạn đại tiện.

    2.5. Viêm đại tràng

    Viêm đại tràng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng bên phải. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau bụng dưới bên phải, rối loạn đại tiện kèm đầy hơi chướng bụng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên xuất huyết, thủng đại tràng thậm chí ung thư đại tràng.

    2.6. Tắc ruột

    Tắc đoạn ruột bên phải sẽ gây nên cảm giác đau bụng bên phải kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, nôn, tăng áp trong ổ bụng, ruột, có thể tạo ra các âm thanh lớn từng cơn.

    2.7. Đau ruột già

    Đau ruột già sẽ gây ra cảm giác chướng bụng, đau bụng bên phải, một phần của ruột già bị cuộn lại, có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Cảm giác đau khó chịu sẽ giảm đi sau khi xì hơi.

    3. Phân loại đau bụng bên phải theo giới tính

    Một số nguyên nhân gây đau bụng phải có thể liên quan đến giới tính của người bệnh, do sự khác biệt về cấu trúc và chức năng của các cơ quan sinh dục. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng bên phải theo giới tính:

    3.1. Đau bụng dưới bên phải ở nữ là bệnh gì?

    Đau bụng bên phải dưới rốn ở nữ có thể do nhiều nguyên nhân, ngoài do viêm đại tràng, tắc ruột hay bệnh về đường tiêu hóa còn có thể do một số bệnh lý sau:

    3.1.1. Lạc nội mạc tử cung

    Xảy ra khi lớp mô thường phát triển bên trong tử cung hình thành ở vị trí khác như: buồng trứng, ống dẫn trứng, thành tử cung, dây chằng tử cung… Đây là một trong số những nguyên nhân gây vô sinh.

    Lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung

    3.1.2. U nang buồng trứng

    U nang buồng trứng là sự xuất hiện túi chứa chất lỏng bên trong buồng trứng, thường không gây đau đớn hay khó chịu, có thể tự biến mất.

    Tuy nhiên, trường hợp u lớn, nếu bị vỡ có thế dẫn tới triệu chứng: đau bụng âm ỉ, đầy hơi, nặng bụng. Nặng hơn có thể gây đau bụng đột ngột, sốt, da lạnh, thở nhanh, mệt mỏi.

    3.1.3. Thai ngoài tử cung

    Ngoài triệu chứng đau bụng, người mang thai ngoài tử cung còn gặp phải biểu hiện như: chảy máu âm đạo, đau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện, có hiện tượng tiêu chảy. Khi thai vỡ, có thể sẽ bị: chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao.

    3.1.4. U xơ tử cung        

    Bệnh sẽ gây nên các triệu chứng đau bụng dưới bên phải hoặc trái, máu kinh ra nhiều và rối loạn kinh nguyệt. Nếu không xử lý kịp thời khối u lành tính có thể chuyển sang ác tính.

    3.1.5. Ung thư buồng trứng

    Ung thư buồng trứng xuất hiện cảm giác đau bụng dưới cả hai bên phải và trái, các cơn đau đến dữ dội, có nguy cơ cao phải cắt bỏ buồng trứng.

    3.1.6. Viêm vùng chậu

    Các cơn đau bụng dưới bên phải có thể do viêm vùng chậu hoặc một số cơ quan khác vùng hố chậu bị viêm nhiễm như tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

    3.2. Đau bụng bên phải ở nam giới là bệnh gì?

    Nhiều trường hợp đau bụng phải ở nam là do mắc phải bệnh lý xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn và viêm tuyến tiền liệt:

    3.2.1. Xoắn tinh hoàn

    Đây là bệnh lý do tinh hoàn bị xoắn quanh dây chằng, gây cản trở tuần hoàn máu, gây đau bụng dưới bên phải, sưng tinh hoàn, buồn nôn, nôn. Xoắn tinh hoàn là tình trạng khẩn cấp, cần được phẫu thuật ngay.

    3.2.2. Thoát vị bẹn

    Thoát vị bẹn xảy ra khi mô mềm – một phần của màng tế bào lót các khoang bụng hoặc ruột bị trồi ra chui vào túi thoát vị gây đau, nhất là khi bạn ho, cúi người hoặc mang vác vật nặng.

    3.2.3. Viêm tuyến tiền liệt

    Bệnh lý viêm nhiễm tuyến tiền liệt, một cơ quan sản xuất và tiết tinh dịch. Triệu chứng chính là đau bụng dưới bên phải, kèm theo đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh.

    Hiện tượng đau bụng bên phải ở nam giới có thể liên quan tới hệ sinh sản

    Hiện tượng đau bụng bên phải ở nam giới có thể liên quan tới hệ sinh sản

    4. Đau bụng bên phải – Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Đau bụng bên phải là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong trường hợp đau bụng kèm theo các triệu chứng không thuyên giảm hoặc đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, không rõ nguyên nhân đau, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám kịp thời để phát hiện và điều trị.

    Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tới kiểm tra ngay lập tức nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường:

    • Các cơn đau dữ dội, tần suất nhiều hơn và kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ.
    • Da chuyển sang vàng, vàng mắt.
    • Rối loạn hình thức phân, phân nhạt màu, nước tiểu có màu đậm.
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    • Nôn ra máu, chân tay lạnh, mạch yếu, tụt huyết áp
    • Khó thở, rùng mình…

    5. Chẩn đoán đau bụng bên phải

    Cũng giống như đau bụng bên trái, các bác sĩ cũng tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.

    5.1. Chẩn đoán lâm sàng

    Dựa vào vị trí đau bụng, vị trí đau bụng trên hay đau bụng dưới, tần suất đau kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, sốt, chán ăn, đau bụng đi ngoài… để các bác sĩ chẩn đoán bệnh ban đầu.

    Ngoài ra những bất thường trong phân hoặc nước tiểu thông qua nhận biết bằng mắt thường kèm theo biểu hiện vàng da, khó thở… khi đau bụng cũng phán đoán sơ bộ tình trạng bệnh.

    5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

    Các biện pháp tiến hành cận lâm sàng bao gồm:

    Siêu âm bụng tổng quát:

    Điều này giúp các bác sĩ khảo sát khối u hoặc viêm hạch ổ bụng cũng như phát hiện sớm lồng ruột và các bệnh lý liên quan như tắc nghẽn thận, các bênh lý liên quan tới hệ sinh dục, hệ tiêu hóa và phát hiện phình động mạch chủ bụng…

    Xét nghiệm máu ẩn trong phân:

    Nhằm xác định các bệnh lý về dạ dày, tá tràng, đại tràng, tầm soát ung thư đường tiêu hóa.

    Chụp X-quang:

    Tìm kiếm nguyên nhân gây đau, sưng ở bụng và vật thể lạ trong cơ quan tiêu hóa như sỏi thận, sỏi túi mật, các vật bị nuốt phải…

    Nội soi dạ dày, đại tràng:

    Đây là cách phổ biến để phát hiện và chẩn đoán các vấn đề của đường tiêu hóa.

    6. Điều trị đau bụng bên phải như thế nào?

    Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây nên đau bụng bên phải mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị.

    6.1. Điều trị y tế

    Với những bệnh lý nguy hiểm về nhiễm trùng, liên quan tới cơ quan sinh sản, bệnh về gan, mật, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn chữa bệnh như các loại giảm đau, điều trị khác nhau.

    Đối với những trường hợp cấp thiết như mang thai ngoài tử cung, đau ruột thừa, u nang buồng trứng, sỏi thận… phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.

    6.2. Cách giảm đau bụng bên phải tại nhà

    Đối với những bệnh lý liên quan tới hệ thống tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng.

    Trường hợp những cơn đau phát sinh ở mức độ nhẹ, không kèm theo những triệu chứng đau quặn thắt, chảy máu, người bệnh có thể làm dịu cơn đau bằng một số biện pháp như:

    giảm đau bụng bên phải tại nhà

    Nên uống đủ nước mỗi ngày

    Uống đủ nước:

    Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể vận hành trơn tru, tránh làm giảm chức năng của các bộ phận.

    Nếu đau bụng, bạn có thể giảm đau bằng cách uống nước ấm.

    Chườm nóng:

    Chỉ với túi chườm nóng hoặc chai nước ấm, khăn ấm lăn đều trên bụng trong khoảng 15 phút sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả.

    Nghỉ ngơi đầy đủ:

    Nên hạn chế vận động mạnh hay di chuyển nhiều sẽ làm các cơn đau dữ dội hơn.

    7. Lời khuyên của bác sĩ khi gặp tình trạng đau bụng bên phải

    7.1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời

    Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi gặp phải tình trạng đau bụng bên phải, người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bởi điều này không những gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới việc chẩn đoán bệnh.

    Nếu nguyên nhân xuất phát từ thoát vị, nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung… người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

    Trường hợp dấu hiệu bệnh xuất hiện theo từng đợt và dễ tái phát có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên nội soi, chụp khung đại tràng để chẩn đoán phân biệt chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.

    7.2. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp                     

    Để giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau và phòng ngừa đau bụng bên phải tiếp tục quay trở lại, cách tốt nhất người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

    – Tránh tâm lý căng thẳng, không thức khuya, làm việc quá sức

    – Tập thể dục thường xuyên để đẩy lùi các cơn đau, tăng cường sức đề kháng.

    – Nghỉ ngơi hợp lý.

    – Hạn chế đồ uống có cồn, cà phê, nước uống có ga, thuốc lá.

    – Hạn chế thực phẩm khô, cứng, khó tiêu hóa, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh.

    – Nếu hệ tiêu hóa có vấn đề nên ăn những món ăn dễ tiêu, mềm như cháo, súp, sữa ấm, canh rau củ quả…

    Đau bụng bên phải thường liên quan tới những vấn đề của hệ tiêu hóa, bài tiết và cơ quan sinh sản. Vì vậy, ngay khi thấy cơn đau kéo dài hoặc thường xuyên tái phát kèm các triệu chứng bất thường bạn nên tiến hành thăm khám kịp thời để tìm ra cách điều trị phù hợp.

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0343.44.66.99 để được giải đáp cụ thể.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    28 bình luận cho “Đau bụng bên phải là biểu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?”

    1. Chương Võ Đức viết:

      Chào bác sĩ ạ !
      Em bị tiêu chảy 1 ngày rồi ạ và đau bụng dưới bêni phải ạ, bây giờ thì còn hơi ê ê .
      Chạm mạnh vào thì nó hơi đau ạ
      Bsi tư vấn giúp em với ạ !

      • Chào bạn, trước đấy bạn có ăn hàng quán hay thức ăn lạ không? Có thể bạn chỉ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ thôi, bạn nên tránh ăn các thức ăn tanh lạnh, nhiều dầu mỡ, có thể uống oresol để bổ sung điện giải. Trường hợp đau bụng nhiều và không bớt đi ngoài, bạn nên đến các cơ sở y tế để có hướng xử trí thích hợp nhé.

    2. Bích Phương viết:

      Cháu chào bác sỉ . Bác ơi ! Cháu bị đau bụng dưới bên phải không đi ngoài được . Khi ăn xong thì nó đau xuống bụng dứoi và có cảm giác buồn nokn ạ

    3. Trần hải viết:

      Chào bác si e bị đau bụng dưới bên phài ngay phần bên trên tinh hoàn phải đầu cũng hơi nóng về đêm liệu e có mắc phải một trong các bênh trên ko ạ . do đợt này dịch bệnh nên e chưa đến viện nào khám liệu có sao ko ạ?

      • Chào bạn Hải, bạn bị đau bụng đã lâu chưa, ngoài ra bạn đi vệ sinh thế nào, có tiểu buốt tiểu rắt gì không? Có sốt không? Đau bụng bên phải thường gặp trong các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột thừa, viêm đại tràng hoặc viêm đường tiết niệu, thậm chí là sỏi thận. Để có tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể cung cấp thêm thông tin theo số 0343446699. Nếu tình trạng đau nặng lên và kèm theo sốt, bạn nên đến các cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!

    4. Thy vũ viết:

      Chào bác sĩ ạ cháu 17tuoi. Sáng nay mới thức dậy cháu thấy đau phần bụng dưới bên phải, cháu ngồi dậy thì nó đau thắt lại, đi lại cũng đau ạ. Cháu như vậy là bị gì ạ? Cháu sợ quá huhu

      • Chào cháu, tình trạng của cháu diễn ra lâu chưa ? tình trảng của cháu Để được tư vấn cụ thể hơn, cháu có thể cung cấp thêm thông tin theo số điện thoại 0343446699 nhé. Hiện tại, cháu nên nghỉ ngơi, ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh căng thẳng, có thể massage nhẹ nhàng hoặc chườm ấm vùng bụng. Nếu vẫn không cải thiện, cháu nên đi thăm khám cụ thể để có hướng xử trí kịp thời. Chúc cháu mau khỏe !

    5. Cẩm Loan viết:

      Chào bs. 2 hôm nay e bị đau bên phải phía dưới sương hông.cơn đau lâu lâu khoảng 15p nhói lên một lần. Không biết như vậy có sao không thưa bs.và e đã đi siêu âm người ta nói có chất dịch e không hiểu lém. Và không biết mình có bị gì không .mong bs giúp e

    6. Điềm viết:

      Chào bsi ạ, mấy ngày trước e bị táo bón nhưng mấy ngày sau cho đến giờ lại bị tiêu chảy ạ. Với cả hơn 1 tuần nay, mỗi khi e ấn vào một vị trí cố định ở bụng dưới bên phải gần hông e thấy đau ạ, còn bình thường lại k đau. Cho e hỏi là bị sao v ạ?

    7. Nguyễn Nhật Bản viết:

      Chào bác sĩ.
      Cho e hỏi. Năm nay e 30t dạo gần đây e có cảm giác nóng rát bên trong vùng bụng bên phải.đi tiểu nhiều cơ thể cảm giác mệt mỏi.trường hợp này là bệnh gì thưa bs

      • Chào bạn, nóng rát trong bụng là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh, ngoài những triệu chứng trên bạn có bị sốt và đau nhức khi tiểu không? Trường hợp của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý về thận, tiết nhiệu như sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiêt niệu. Bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ có phương án xét nghiệm, X-quang để chẩn đoán chính xác hơn.

    8. Nguyễn Thị Hà viết:

      Em bị đau bụng bên phải nhưng thi thoảng cứ âm ỷ đau, nằm thì không đau, hóp bụng cx ko thấy đau ạ. Trường hợp của em là sao ạ?

      • Chào bạn, tình trạng này diễn ra bao lâu rồi? Ngoài đau bụng ra bạn còn triệu chứng nào khác không? Như rối loạn đại tiện, sốt cao… Tình trạng đau có tăng lên khi căng thẳng stress hay khi no/đói? Đau bụng bên phải có thể do nhiều nguyên nhân như ngộ độc thực phẩm, đau bụng kinh, viêm ruột thừa… Bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám hoặc gọi điện cho hotline Tâm Bình 0343446699 để được tư vấn cụ thể hơn.

    9. Hoàng biên viết:

      E chào bs.e bị đau bụng bên phải cứ lâu lâu khoảng 2 tháng e bị 1 lần.ban ngày thì chỉ âm ỉ nhưng càng về đêm thì nó càng đau.mà mỗ lần đau thì cứ đủ 12 tiếng là nó hết đau.nhung 2 lần trở lại đây e thấy nó đau lâu hơn, như thế của e là bệnh gì ạ

      • Chào bạn, bạn có thể mô tả rõ hơn về vị trí đau bụng được không? Bạn bị đau về bên phải bụng ở trên rốn hay ngang rốn hay dưới rốn? Cơn đau tại một khu vực hay có xu hướng lan ra (như lan ra sau lưng…)? Ngoài đau bụng ra bạn có bị bất thường gì khác không (rối loạn tiêu hoá, vàng da, tiểu khó…) Việc bạn bị đau bụng bên phải và đau bụng về ban đêm có thể do nhiều bệnh lý gây ra như: viêm loét ở dạ dày ruột, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan… Bạn vui lòng đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán xác định sớm tình trạng bệnh lý của mình nhé, từ đó bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp cho tình trạng của bạn nhé.
        Chúc bạn năm mới thật nhiều sức khoẻ.

    10. viết:

      Chào bs e năm nay 30 tuổi e bị đau bụng bên phải đi ngoài phân lỏng ra . đau âm ỉ song lại nhói đau e soi dạ dày thì chỉ bị viêm hang vị nhẹ đại tràng thì ko sao siêu âm bụng cũng k sao . E uống thuốc viêm dạ dày theo đơn nhưng cũng ko đỡ bs tư vấn giúp em ạ

      • Chào bạn, tình trạng đau bụng âm ỉ kèm đi ngoài phân lỏng và nội soi đại tràng không phát hiện bất thường có thể là biểu hiện của bệnh hội chứng ruột kích thích (bất thường trong co bóp nhu động đại tràng). Bạn nên xem lại xem mình có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau không:
        – Thức khuya, hoặc căng thẳng stress thường xuyên.
        – Uống rượu, bia
        – Hay ăn những đồ ăn có nhiều dầu mỡ…
        Với tình trạng cơ địa đại tràng của bạn nhạy cảm nên dễ bị đau bụng đi ngoài khi ăn thức ăn lạ hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Bạn nên theo dõi ghi lại thực đơn bữa ăn hàng ngày để xem mình hay bị đau bụng khi ăn các loại thức ăn nào, từ đó có thể phòng tránh thích hợp (Đổi cách chế biến, xem xét lại nguồn thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh không, đổi sang món ăn khác)
        Nếu tình trạng vẫn không khắc phục bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa tiêu hóa, nói rõ tình trạng triệu chứng cũng như các món ăn sau khi ăn dễ bị đau bụng đi ngoài để bác sĩ cân nhắc kê đơn thuốc cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. linh viết:

      chào bác sỹ tôi bị đau bụng bên phải ngàn rốn.hay đi ngoài phân lỏng.bụng đau âm ỉ ấn ngón tay vào thì dễ chịu.t có mắc bệnh gan nhiễm mỡ.liệu triệu chứng ở trên có phải là bệnh viêm đại tràng ko ạ

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến tình trạng viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để xác định lại xem mình có tổn thương ở niêm mạc đại tràng không, từ đó bác sĩ. sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Hùng viết:

      Bác ơi em đi tiểu tự nhiên đau bụng dưới bên phải tiểu cũng ít rồi dần dần nó hết đau và khi em chạy nhanh thì bị đau bụng 2 bên luôn

      • Chào bạn, đau bụng khi đi tiểu thường liên quan đến đường tiết niệu như bệnh ở bàng quang, thận hoặc cũng có thể do rối loạn nhu động ruột
        Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của mình từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhé.

    13. Ngọc Trâm viết:

      Chào bs. Hôm qua em có uống lần 2 viên panadol đau đầu và 1 viên sủi panadol đến tối thì em uống thêm 2 viên panadol vì em đau đầu. Được 1 lúc thì em thấy đau bụng phải như đau trong ruột nhấn tay vào thì củng thấy đau em muốn biết nó là triệu chứng gì ạ

      • Chào bạn, không biết trước đó bạn có triệu chứng gì hay chỉ vì quá đau đầu mà uống với số lượng lớn Panadol vậy? Đau bụng bên phải có rất nhiều nguyên nhân, có thể do rối loạn nội tiết, do bệnh lý dạ dày, do rối loạn tiêu hóa… Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    14. Năm viết:

      Bác ơi em bị đau bụng bên phải ngang rốn cỡ 2 năm rồi mà tầm 3 4 giờ sáng ngày nào cũng vậyem ngồi dậy tầm 15 phút là hết đau cho em hỏi em bị bệnh gì

      • Chào bạn, đau bụng bên phải có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: Bệnh lý gan, mật, bệnh đại tràng…
        Bạn có triệu chứng gì khác không? Bạn có tiền sử bệnh lý dạ dày tá tràng không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    15. Vũ văn quỳnh viết:

      Chào bac si a ,cho chau hoi chut a ,cách đây cung khoảng vài tháng nay cháu hay bị đau nhói bung ngay dưới sương sườn bên phai khi cử động như đưng lên hay nằm xuống hay vặn người, hoặc thở mạnh, hăt hơi vậy cháu bị bệnh gì ạ?

      • Chào bạn, bạn có từng bị va chạm gặp chấn thương gần đây không? Nếu không, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế n để kiểm tra xác định rõ nguyên nhân gây ra các biểu hiện này vì vị trí đau này có thể liên quan đến các bệnh về gan, đại tràng, đường ruột…nên cần có những chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân và mới có hướng điều trị phù hợp.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì? 18 loại thực phẩm cha mẹ chớ bỏ qua 25/01/21
      Trẻ bị táo bón nên ăn gì kiêng gì là vấn đề luôn khiến các bậc cha mẹ “đau đầu”.…
      Bất ngờ với 10 cách dùng gừng tươi chữa tiêu chảy 28/01/21
      Gừng tươi chữa tiêu chảy là bài thuốc không phải ai cũng biết. Bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi…
      Trị tiêu chảy bằng hồng xiêm – Bài thuốc dân gian hiệu quả 23/09/20
      Chữa tiêu chảy bằng các bài thuốc dân gian là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Hãy cùng tìm…
      Viêm đại tràng ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị 20/01/24
      Viêm đại tràng ở người cao tuổi thường không có triệu chứng điển hình cho tới khi bệnh tiến triển…
      Xem thêm